➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Khuôn mặt của chàng trai đáng thương* mà trong chuyến công tác về thôn Vạn Định, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ (Bình Định) vừa qua bằng tai nghe mắt thấy và chúng tôi đã ghi lại hình ảnh này. Lê Văn Quảng sẽ đẹp nếu như không có cánh mũi bị dị tật và hành hạ anh* trong nhiều năm trời “gánh” nỗi đau mà không biết thổ lộ cùng ai!
Cách đây 34 năm, bà *Lý mang thai rồi sinh hạ một bé trai kháu khỉnh, duy chỉ *nơi cánh mũi xuất hiện mảng bớt màu đỏ. Sinh ra con thơ không được *như ý, chẳng lành lặn như bao trẻ khác, nhưng vợ chồng ông Lê Văn Ngang (chồng bà Lý) hết mực thương yêu đứa con bất hạnh. Nhà nghèo, còn phải nuôi bầy con nheo nhóc, đôi lúc vợ chồng ông Ngang như buông xuôi, nhưng chính *đứa con bị dị tật bẩm sinh đã “níu” họ về với con, bồng con thơ đi thăm khám, bác sĩ xác định bé Quảng bị bướu mạch máu (còn gọi là bướu huyết). Gom góp tiền bạc chắt bóp bấy lâu, vợ chồng ông Ngang dồn vào chữa trị cho con. Bệnh tình thuyên giảm *cũng là lúc cạn kiệt, đành bấm bụng đưa con về, gửi lại cái hẹn với bác sĩ.
Cũng như bao trẻ trong làng, bé Quảng đến trường lớp. Bạn học không ít đứa thấy “nhờn nhợn” bởi “thằng Quảng có cái mũi… kỳ lân, sợ quá bay ơi!”. Về nhà khóc ấm ức, ba mẹ thấy con tủi thân cũng khóc theo con. Ôm con vào lòng mà chẳng biết làm sao. Âu cũng là số phận hẩm hiu, ông trời không thương, đành chịu. Học được thời gian, nơi cánh mũi biến chứng, gây đau nhức và chảy máu cam, đành ở nhà. Cha mẹ vay mượn tiền bạc đưa con đi điều trị tiếp. Ai mách bảo ông thầy nào tài ba, ông Ngang *lặn lội đến tận nơi cầu cứu. Kỳ lạ thay, cánh mũi biến chứng to lớn dần theo năm tháng và trông dị dợm. Anh mặc cảm, buồn rầu cho thân phận kém may mắn. Suốt ngày ru rú trong nhà, không dám đi đâu. Trời ạ, hạn hữu lắm khi có công việc ra đường anh mới… bịt khẩu trang! Cách đây vài tháng mẹ anh qua đời *vì bạo bệnh. Ông Ngang nay tuổi ngoài tám mươi, thường hay đau ốm.
Lê Văn Quảng sẽ đẹp nếu như không có cánh mũi bị dị tật*
Tuổi thanh niên của chàng trai Quảng “kỳ lân” cũng trải qua yêu đương cay đắng nhiều hơn ngọt bùi. Cô thiếu nữ làng bên cảm thương cho thân phận chàng trai nghèo nên đem lòng yêu thương. Chuyện tình của đôi bạn trẻ đẹp như vần thơ, nhưng cũng gập ghềnh tựa dòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Nàng đành gạt nước mắt theo chồng trong sự “sắp đặt” của người thân. Chàng trai Lê Văn Quảng ôm nỗi sầu riêng, đêm ngày nhớ mong vời vợi “… bao nhiêu ân tình giờ tan vỡ trong tim”. Vì trong nghịch cảnh, đành cam chịu ai ơi!*
“Đời là vậy đó, con người ai mà không đau khổ, nếu không phải vậy thì trái đất mình sẽ là trái đất tràn đầy hạnh phúc, sẽ không còn đau buồn hay tranh chấp nữa, phải không anh?”. Quảng thổ lộ mà như muốn *trút đi nỗi đau thương hằn lên nơi *cánh mũi. Kỳ lạ thay, chiều chiều có người thấy chàng trai này nấp sau luỹ tre làng dõi mắt nhìn về phía xa xa cho đến khi hoàng hôn buông xuống.Có người bảo: “Nó đau và nhớ người tình thuở nào, nhớ con chim đa đa vỗ cánh bay xa, ấy mà…”.
Trò chuyện với anh Chi - hàng xóm với Quảng: “Bệnh tình anh ấy ngó vậy chứ nặng lắm anh ơi. Mỗi khi anh đi ra ngoài đường gặp lúc trời nắng, máu từ trong mũi… chảy phụt ra cả xị, đau nhức, ai thấy cũng thương. Nhà anh nghèo, mẹ vừa qua đời, cha già ốm đau triền miên!”.*
Nằm *trên gường bệnh, ông Ngang nói giọng đuối hơi: “Lòng tui như đứt từng khúc ruột,thương cho con số phận hẩm hiu, chừng này tuổi mà hắn chưa lấy được vợ. Hắn bệnh tật nghiệt ngã. Ai trông thấy *cũng sợ, hắn mặc cảm, tủi thân. Thương con nhưng biết làm sao bây giờ…”.
Rời ngôi nhà dột trước hở sau của gia đình Quảng, lòng chúng tôi cứ canh cánh khi nghĩ đến cảnh người cha già đêm ngày nằm trên gường bệnh với những cơn đau và luôn thương con, lo cho con trai bất hạnh.*
Con người ai lại không muốn mình có khuôn mặt xinh đẹp - ưa nhìn, nhưng với chàng trai nghèo Lê Văn Quảng thì ước mơ ấy thật xa vời. Cuộc sống quanh ta luôn tồn tại nhưng điều ta không mong đợi, mọi người đều có nỗi đau của riêng mình nhưng điều quan trọng là ta vượt qua nó thế nào và nhờ vào đâu để vượt qua. Rất mong có những tấm lòng hảo tâm đến với chàng trai nghèo, dù ít dù nhiều thì đó là cũng là một chút tình “thương người như thể thương thân” để chàng trai này đi cho trọn quãng đời còn lại!
Trần Kim Anh
Cách đây 34 năm, bà *Lý mang thai rồi sinh hạ một bé trai kháu khỉnh, duy chỉ *nơi cánh mũi xuất hiện mảng bớt màu đỏ. Sinh ra con thơ không được *như ý, chẳng lành lặn như bao trẻ khác, nhưng vợ chồng ông Lê Văn Ngang (chồng bà Lý) hết mực thương yêu đứa con bất hạnh. Nhà nghèo, còn phải nuôi bầy con nheo nhóc, đôi lúc vợ chồng ông Ngang như buông xuôi, nhưng chính *đứa con bị dị tật bẩm sinh đã “níu” họ về với con, bồng con thơ đi thăm khám, bác sĩ xác định bé Quảng bị bướu mạch máu (còn gọi là bướu huyết). Gom góp tiền bạc chắt bóp bấy lâu, vợ chồng ông Ngang dồn vào chữa trị cho con. Bệnh tình thuyên giảm *cũng là lúc cạn kiệt, đành bấm bụng đưa con về, gửi lại cái hẹn với bác sĩ.
Cũng như bao trẻ trong làng, bé Quảng đến trường lớp. Bạn học không ít đứa thấy “nhờn nhợn” bởi “thằng Quảng có cái mũi… kỳ lân, sợ quá bay ơi!”. Về nhà khóc ấm ức, ba mẹ thấy con tủi thân cũng khóc theo con. Ôm con vào lòng mà chẳng biết làm sao. Âu cũng là số phận hẩm hiu, ông trời không thương, đành chịu. Học được thời gian, nơi cánh mũi biến chứng, gây đau nhức và chảy máu cam, đành ở nhà. Cha mẹ vay mượn tiền bạc đưa con đi điều trị tiếp. Ai mách bảo ông thầy nào tài ba, ông Ngang *lặn lội đến tận nơi cầu cứu. Kỳ lạ thay, cánh mũi biến chứng to lớn dần theo năm tháng và trông dị dợm. Anh mặc cảm, buồn rầu cho thân phận kém may mắn. Suốt ngày ru rú trong nhà, không dám đi đâu. Trời ạ, hạn hữu lắm khi có công việc ra đường anh mới… bịt khẩu trang! Cách đây vài tháng mẹ anh qua đời *vì bạo bệnh. Ông Ngang nay tuổi ngoài tám mươi, thường hay đau ốm.
Lê Văn Quảng sẽ đẹp nếu như không có cánh mũi bị dị tật*
Tuổi thanh niên của chàng trai Quảng “kỳ lân” cũng trải qua yêu đương cay đắng nhiều hơn ngọt bùi. Cô thiếu nữ làng bên cảm thương cho thân phận chàng trai nghèo nên đem lòng yêu thương. Chuyện tình của đôi bạn trẻ đẹp như vần thơ, nhưng cũng gập ghềnh tựa dòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Nàng đành gạt nước mắt theo chồng trong sự “sắp đặt” của người thân. Chàng trai Lê Văn Quảng ôm nỗi sầu riêng, đêm ngày nhớ mong vời vợi “… bao nhiêu ân tình giờ tan vỡ trong tim”. Vì trong nghịch cảnh, đành cam chịu ai ơi!*
“Đời là vậy đó, con người ai mà không đau khổ, nếu không phải vậy thì trái đất mình sẽ là trái đất tràn đầy hạnh phúc, sẽ không còn đau buồn hay tranh chấp nữa, phải không anh?”. Quảng thổ lộ mà như muốn *trút đi nỗi đau thương hằn lên nơi *cánh mũi. Kỳ lạ thay, chiều chiều có người thấy chàng trai này nấp sau luỹ tre làng dõi mắt nhìn về phía xa xa cho đến khi hoàng hôn buông xuống.Có người bảo: “Nó đau và nhớ người tình thuở nào, nhớ con chim đa đa vỗ cánh bay xa, ấy mà…”.
Trò chuyện với anh Chi - hàng xóm với Quảng: “Bệnh tình anh ấy ngó vậy chứ nặng lắm anh ơi. Mỗi khi anh đi ra ngoài đường gặp lúc trời nắng, máu từ trong mũi… chảy phụt ra cả xị, đau nhức, ai thấy cũng thương. Nhà anh nghèo, mẹ vừa qua đời, cha già ốm đau triền miên!”.*
Nằm *trên gường bệnh, ông Ngang nói giọng đuối hơi: “Lòng tui như đứt từng khúc ruột,thương cho con số phận hẩm hiu, chừng này tuổi mà hắn chưa lấy được vợ. Hắn bệnh tật nghiệt ngã. Ai trông thấy *cũng sợ, hắn mặc cảm, tủi thân. Thương con nhưng biết làm sao bây giờ…”.
Rời ngôi nhà dột trước hở sau của gia đình Quảng, lòng chúng tôi cứ canh cánh khi nghĩ đến cảnh người cha già đêm ngày nằm trên gường bệnh với những cơn đau và luôn thương con, lo cho con trai bất hạnh.*
Con người ai lại không muốn mình có khuôn mặt xinh đẹp - ưa nhìn, nhưng với chàng trai nghèo Lê Văn Quảng thì ước mơ ấy thật xa vời. Cuộc sống quanh ta luôn tồn tại nhưng điều ta không mong đợi, mọi người đều có nỗi đau của riêng mình nhưng điều quan trọng là ta vượt qua nó thế nào và nhờ vào đâu để vượt qua. Rất mong có những tấm lòng hảo tâm đến với chàng trai nghèo, dù ít dù nhiều thì đó là cũng là một chút tình “thương người như thể thương thân” để chàng trai này đi cho trọn quãng đời còn lại!
Trần Kim Anh