(Đời sống) - "Hai vợ chồng phải ăn nhờ ở đợ nơi đất khách quê người để tằn tiện từng đồng trả nợ. Em đau ốm liên miên nên khi biết thai lưu em đã cố gắng móc dây nhau ra ngoài…", chị Vũ Thị Q (SN 1983, quê ở Nam Định, hiện trú tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), người vừa tự xử lý cái thai lưu hơn 2 tháng đến nỗi thủng tử cung, suýt mất mạng cho biết.
[TH]TIN LIÊN QUAN[/TH]
Tự nhắm mắt làm ngơ Đang điều trị tại BV hữu nghị Việt Nam - Cuba (Đồng Hới, Quảng Bình), dù đã đi lại được nhưng chị Vũ Thị Q vẫn còn yếu, da xanh mướt.
Khoảng 1 tuần trước khi sẩy thai đứa con thứ 3, chị có những biểu hiện đau đầu, đau bụng nhưng vẫn cố gắng chịu đựng.
"Những tưởng vài ngày sẽ hết không ngờ sự đau đớn cứ kéo dài, em chịu đựng mà không đến các cơ sở y tế bởi trong nhà không còn tiền.
Bao nhiêu tiền dành dụm từ việc làm công của hai vợ chồng đều đã gửi về quê để trả nợ cho người ta", chị Q thều thào cho biết.
Là người phụ nữ đã có hai mặt con, chị Q thấy lạ bởi hiện tượng đau bụng lần này không giống như những lần mang thai trước nhưng tiền không có, chị cứ mặc kệ.
*
Anh B kể lại sự cố đau lòng của vợ
Theo lời chị Q, cách đây khoảng ba tháng, vòng tránh thai của chị bị rơi ra nhưng cả hai vợ chồng vẫn sinh hoạt bình thường. Đến khi cơn đau quằn quại đến chị mới biết mình mang thai và bị thai lưu.
Khi phát hiện cái thai lưu đã ra cửa mình chị liền lấy que nhựa (nhỏ như que nhựa ở kẹo mút) gần đó để chọc vào cửa mình để làm sạch máu đông, nhau. Không ngờ tử cung bị thủng, chị bị chảy máu nhiều ở vùng kín.
Anh Trịnh Xuân B (SN 1976), chồng chị Q cho biết: Trước khi xảy ra sự việc khoảng 1 tuần, chị Q có kêu đau đầu và tự tìm thuốc giảm đau dạng sủi để uống. Mặc cho anh B và một số anh em đi làm cùng khuyên chị Q đến bệnh viện nhưng chị cũng nhắm mắt làm ngơ để rồi xảy ra sự việc đáng tiếc trên.
"Hôm ấy tôi đi làm mà cứ thấy bất an trong người. Về nhà thì thấy vợ máu me đầm đìa, may mà đi viện kịp thời không thì...", anh B [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự [/url].
Tiền vào nhà khó...
Anh B và chị Q sinh ra ở miền quê nghèo tỉnh Nam Định. Hai người lấy nhau rồi quanh năm sống bên mấy sào ruộng nghèo khó, thiếu thốn đủ trăm bề.
Anh đi làm thuê cho đám thợ mộc nhưng thu nhập chẳng đáng bao nhiêu, mỗi ngày được khoảng 120.000 – 150.000 đồng mà phải lo chu tất cho cả nhà.
Năm 2005 anh quyết định vào Quảng Bình làm thuê cho người thầu cùng xã còn chị Q ở nhà tiếp tục sống nhờ vào đồng ruộng để nuôi con.
Theo lời anh B, cách đây 2 năm, chị Q bỗng dưng đổ bệnh và ngớ ngẩn như người thần kinh. Ở nhà, mẹ chồng vay mượn bà con hàng xóm đưa con dâu đi khám bệnh. "Khi ấy bác sĩ bảo vợ tôi bị thiểu năng tuần hoàn, bị trầm cảm và có dấu hiệu của bệnh thần kinh”.
Kết luận của bác sỹ như một gáo nước lạnh dội vào gia đình anh B. Bệnh tật của chị ngày một nặng thêm, nhà đã khó càng khó hơn. Bao nhiêu tiền công anh B làm được đều dồn chữa bệnh cho vợ.
Đầu năm 2012, anh B đưa chị Q cùng hai đứa con vào Quảng Bình thuê nhà trọ sinh sống. Chị Q ở nhà trông con, cơm nước còn anh "cày ngày, cày đêm” để lo cho gia đình .
Sức khỏe của chị Q yếu nhưng chị vẫn cố chịu đựng để không làm phiền đến chồng con. Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến ngày xảy ra biến cố.
Chị Q thoát chết trong gang tấc
Thương hoàn cảnh khó khăn nơi đất khách của vợ chồng anh B, anh Hùng – chủ nhà cố gắng tạo điều kiện giúp đỡ gia đình anh.
Mấy hôm trước khi xảy ra sự việc anh Hùng cũng lo lắng, cứ nghĩ "Q nó đau ốm nên vợ chồng anh qua động viên nó đi viện nhưng Q nói rằng, chắc không sao bị đau đầu đau bụng bình thường thôi.
Trước đó chồng và hai con Q bị ngộ độc thức ăn nên Q nghĩ mình cũng bị ngộ độc… nên để mặc cho bệnh tình tiếp diễn", anh Hùng chép miệng.
Người dân ở xã hầu như ai cũng biết anh B bởi tính chịu thương chịu khó, một mình nơi đất khách giật gấu vá vai để sống qua ngày, chăm lo cho vợ con mà không một tiếng than phiền.
Vợ ốm yếu, anh B còng lưng lao động. Trong khi đó, thương chồng con, chị Q cắn răng chịu đựng mà suýt nữa mất mạng.
Chị Q [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự [/url]: "Không phải em không hiểu biết về chuyện bầu bí của phụ nữ mà em cũng không ngờ được hậu quả đó nên có hành động dại dột như vậy...".
.
[TH]TIN LIÊN QUAN[/TH]
Tự nhắm mắt làm ngơ Đang điều trị tại BV hữu nghị Việt Nam - Cuba (Đồng Hới, Quảng Bình), dù đã đi lại được nhưng chị Vũ Thị Q vẫn còn yếu, da xanh mướt.
Khoảng 1 tuần trước khi sẩy thai đứa con thứ 3, chị có những biểu hiện đau đầu, đau bụng nhưng vẫn cố gắng chịu đựng.
"Những tưởng vài ngày sẽ hết không ngờ sự đau đớn cứ kéo dài, em chịu đựng mà không đến các cơ sở y tế bởi trong nhà không còn tiền.
Bao nhiêu tiền dành dụm từ việc làm công của hai vợ chồng đều đã gửi về quê để trả nợ cho người ta", chị Q thều thào cho biết.
Là người phụ nữ đã có hai mặt con, chị Q thấy lạ bởi hiện tượng đau bụng lần này không giống như những lần mang thai trước nhưng tiền không có, chị cứ mặc kệ.
*
Anh B kể lại sự cố đau lòng của vợ
Theo lời chị Q, cách đây khoảng ba tháng, vòng tránh thai của chị bị rơi ra nhưng cả hai vợ chồng vẫn sinh hoạt bình thường. Đến khi cơn đau quằn quại đến chị mới biết mình mang thai và bị thai lưu.
Khi phát hiện cái thai lưu đã ra cửa mình chị liền lấy que nhựa (nhỏ như que nhựa ở kẹo mút) gần đó để chọc vào cửa mình để làm sạch máu đông, nhau. Không ngờ tử cung bị thủng, chị bị chảy máu nhiều ở vùng kín.
Anh Trịnh Xuân B (SN 1976), chồng chị Q cho biết: Trước khi xảy ra sự việc khoảng 1 tuần, chị Q có kêu đau đầu và tự tìm thuốc giảm đau dạng sủi để uống. Mặc cho anh B và một số anh em đi làm cùng khuyên chị Q đến bệnh viện nhưng chị cũng nhắm mắt làm ngơ để rồi xảy ra sự việc đáng tiếc trên.
"Hôm ấy tôi đi làm mà cứ thấy bất an trong người. Về nhà thì thấy vợ máu me đầm đìa, may mà đi viện kịp thời không thì...", anh B [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự [/url].
Tiền vào nhà khó...
Anh B và chị Q sinh ra ở miền quê nghèo tỉnh Nam Định. Hai người lấy nhau rồi quanh năm sống bên mấy sào ruộng nghèo khó, thiếu thốn đủ trăm bề.
Anh đi làm thuê cho đám thợ mộc nhưng thu nhập chẳng đáng bao nhiêu, mỗi ngày được khoảng 120.000 – 150.000 đồng mà phải lo chu tất cho cả nhà.
Năm 2005 anh quyết định vào Quảng Bình làm thuê cho người thầu cùng xã còn chị Q ở nhà tiếp tục sống nhờ vào đồng ruộng để nuôi con.
Theo lời anh B, cách đây 2 năm, chị Q bỗng dưng đổ bệnh và ngớ ngẩn như người thần kinh. Ở nhà, mẹ chồng vay mượn bà con hàng xóm đưa con dâu đi khám bệnh. "Khi ấy bác sĩ bảo vợ tôi bị thiểu năng tuần hoàn, bị trầm cảm và có dấu hiệu của bệnh thần kinh”.
Kết luận của bác sỹ như một gáo nước lạnh dội vào gia đình anh B. Bệnh tật của chị ngày một nặng thêm, nhà đã khó càng khó hơn. Bao nhiêu tiền công anh B làm được đều dồn chữa bệnh cho vợ.
Đầu năm 2012, anh B đưa chị Q cùng hai đứa con vào Quảng Bình thuê nhà trọ sinh sống. Chị Q ở nhà trông con, cơm nước còn anh "cày ngày, cày đêm” để lo cho gia đình .
Sức khỏe của chị Q yếu nhưng chị vẫn cố chịu đựng để không làm phiền đến chồng con. Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến ngày xảy ra biến cố.
Chị Q thoát chết trong gang tấc
Thương hoàn cảnh khó khăn nơi đất khách của vợ chồng anh B, anh Hùng – chủ nhà cố gắng tạo điều kiện giúp đỡ gia đình anh.
Mấy hôm trước khi xảy ra sự việc anh Hùng cũng lo lắng, cứ nghĩ "Q nó đau ốm nên vợ chồng anh qua động viên nó đi viện nhưng Q nói rằng, chắc không sao bị đau đầu đau bụng bình thường thôi.
Trước đó chồng và hai con Q bị ngộ độc thức ăn nên Q nghĩ mình cũng bị ngộ độc… nên để mặc cho bệnh tình tiếp diễn", anh Hùng chép miệng.
Người dân ở xã hầu như ai cũng biết anh B bởi tính chịu thương chịu khó, một mình nơi đất khách giật gấu vá vai để sống qua ngày, chăm lo cho vợ con mà không một tiếng than phiền.
Vợ ốm yếu, anh B còng lưng lao động. Trong khi đó, thương chồng con, chị Q cắn răng chịu đựng mà suýt nữa mất mạng.
Chị Q [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự [/url]: "Không phải em không hiểu biết về chuyện bầu bí của phụ nữ mà em cũng không ngờ được hậu quả đó nên có hành động dại dột như vậy...".
.