➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
quynhanh87
New member
Khi phát hiện con nói dối, bố mẹ hãy tham khảo cách ứng xử sau đây:
Cần bình tĩnh khi con nói dối
Chắc hẳn khi nghe bé bịa đặt ra một câu chuyện không có thật, nói sai đi sự thật vốn có bạn sẽ rất tức giận nhưng hay cố gắng giữ bình tĩnh nhé, nóng giận sẽ mất khôn và khiến bé vô cùng sợ hãi. Đó là chưa kể bạn có thể làm tổn thương bé khi la mắng, đánh đập bé khi tức giận nữa đấy trong khi việc các bé nói dối chỉ vì muốn bố mẹ vui lòng, hay vì sợ hãi một điều gì đó.
Cố gắng tìm lý do bé nói dối
Ví dụ như con bạn thích bịa đủ thứ chuyện khác nhau thì có thể bé muốn thoả mãn một nhu cầu rất bình thường của con người, đó là: cảm thấy mình quan trọng và được đánh giá cao. Trong trường hợp đó, bạn có thể ngăn chặn việc nói dối bằng cách khen tặng bé bất cứ khi nào bé nỗ lực làm tốt công việc nào đó.
Có hình phạt nhẹ nhàng khi trẻ nói dối
Không chỉ phân tích, chỉ ra cho bé hiểu vấn đề, khi trẻ nói dối, bạn cần có hình phạt nhẹ nhàng để trẻ ghi nhớ rằng nói dối là đức tính xấu nhé. Bạn có thể bắt bé đứng khoanh tay 20 phút và hứa từ nay không nói dối nữa, cũng có thể bắt bé chép phạt câu “con hứa sẽ không nói dối nữa” 30 lần để trẻ nhớ,… hình phạt nên nhẹ nhàng và có tính chất giúp bé khắc sâu vào suy nghĩ về việc sẽ không nói dối nữa nhé.
Giải thích tại sao sự chân thật là quan trọng
Con bạn có thể nói nói rằng con biết nói dối là xấu nhưng chưa chắc bé đã thực sự hiểu giá trị đạo đức đối với tính không thật thà. Bạn có thể giúp bé hiểu bằng cách kể câu chuyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu và con sói” của La Fontaine, giải thích với bé sự quan trọng của lòng tin và cho bé biêt rằng nói dối có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Không nhắc lại lỗi nói dối của bé
Khi đã tìm ra được lý do trẻ nói dối, phân tích cho trẻ hiểu, và có hình phạt nhẹ nhàng bạn cần thể hiện lòng tin rằng bé sẽ không mắc lỗi lại nữa và quan tâm, yêu thương bé như bình thường, nếu không các bé sẽ thấy mặc cảm và sợ hãi đấy. Đặc biệt, bạn cần “vờ” như quên đi lỗi nói dối của bé và tuyệt đối không nhắc lại, không chỉ trích bé nhé vì làm như thế là phản tác dụng và đôi khi khiến bé mất lòng tin vào bố mẹ, chúng sẽ nghĩ rằng vì chúng nói dối như thế mà bố mẹ không yêu thương chúng nữa.
Bố mẹ cần noi gương cho trẻ
Đôi khi trẻ nói dối chỉ vì chúng thấy bố mẹ cũng nói dối và việc đó là bình thường, không bị làm sao cả trong khi các bé còn nhỏ và rất hay học theo người lớn. Chính vì vậy để con không nói dối, bố mẹ cũng cần noi gương tuyệt đối không được nói dối trước mặt trẻ, đôi khi vì lý do nào đó phải nói dối hãy nói khi không có chúng nhé.
Cần bình tĩnh khi con nói dối
Chắc hẳn khi nghe bé bịa đặt ra một câu chuyện không có thật, nói sai đi sự thật vốn có bạn sẽ rất tức giận nhưng hay cố gắng giữ bình tĩnh nhé, nóng giận sẽ mất khôn và khiến bé vô cùng sợ hãi. Đó là chưa kể bạn có thể làm tổn thương bé khi la mắng, đánh đập bé khi tức giận nữa đấy trong khi việc các bé nói dối chỉ vì muốn bố mẹ vui lòng, hay vì sợ hãi một điều gì đó.
Cố gắng tìm lý do bé nói dối
Ví dụ như con bạn thích bịa đủ thứ chuyện khác nhau thì có thể bé muốn thoả mãn một nhu cầu rất bình thường của con người, đó là: cảm thấy mình quan trọng và được đánh giá cao. Trong trường hợp đó, bạn có thể ngăn chặn việc nói dối bằng cách khen tặng bé bất cứ khi nào bé nỗ lực làm tốt công việc nào đó.
Có hình phạt nhẹ nhàng khi trẻ nói dối
Không chỉ phân tích, chỉ ra cho bé hiểu vấn đề, khi trẻ nói dối, bạn cần có hình phạt nhẹ nhàng để trẻ ghi nhớ rằng nói dối là đức tính xấu nhé. Bạn có thể bắt bé đứng khoanh tay 20 phút và hứa từ nay không nói dối nữa, cũng có thể bắt bé chép phạt câu “con hứa sẽ không nói dối nữa” 30 lần để trẻ nhớ,… hình phạt nên nhẹ nhàng và có tính chất giúp bé khắc sâu vào suy nghĩ về việc sẽ không nói dối nữa nhé.
Giải thích tại sao sự chân thật là quan trọng
Con bạn có thể nói nói rằng con biết nói dối là xấu nhưng chưa chắc bé đã thực sự hiểu giá trị đạo đức đối với tính không thật thà. Bạn có thể giúp bé hiểu bằng cách kể câu chuyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu và con sói” của La Fontaine, giải thích với bé sự quan trọng của lòng tin và cho bé biêt rằng nói dối có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Không nhắc lại lỗi nói dối của bé
Khi đã tìm ra được lý do trẻ nói dối, phân tích cho trẻ hiểu, và có hình phạt nhẹ nhàng bạn cần thể hiện lòng tin rằng bé sẽ không mắc lỗi lại nữa và quan tâm, yêu thương bé như bình thường, nếu không các bé sẽ thấy mặc cảm và sợ hãi đấy. Đặc biệt, bạn cần “vờ” như quên đi lỗi nói dối của bé và tuyệt đối không nhắc lại, không chỉ trích bé nhé vì làm như thế là phản tác dụng và đôi khi khiến bé mất lòng tin vào bố mẹ, chúng sẽ nghĩ rằng vì chúng nói dối như thế mà bố mẹ không yêu thương chúng nữa.
Bố mẹ cần noi gương cho trẻ
Đôi khi trẻ nói dối chỉ vì chúng thấy bố mẹ cũng nói dối và việc đó là bình thường, không bị làm sao cả trong khi các bé còn nhỏ và rất hay học theo người lớn. Chính vì vậy để con không nói dối, bố mẹ cũng cần noi gương tuyệt đối không được nói dối trước mặt trẻ, đôi khi vì lý do nào đó phải nói dối hãy nói khi không có chúng nhé.