Dãn Tĩnh Mạch 2 Chân, Làm Sao Khắc Phục?

nguyenthimy

New member
User ID
140700
Tham gia
4 Tháng bảy 2017
Bài viết
41
Điểm tương tác
0
Tuổi
39
Địa chỉ
Sài Gòn
Đồng
0
4 sai lầm thường gặp trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Nhiều người bị bệnh tĩnh mạch thường thoa dầu nóng hay ngâm chân vào nước nóng vì nghĩ rằng sẽ bớt đau, thực ra đây là cách sai lầm.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, Khoa Phẫu thuật Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhiều người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng không được tư vấn đầy đủ hoặc do tìm hiểu về bệnh chưa cặn kẽ nên áp dụng những phương pháp điều trị không phù hợp. Chẳng hạn như:

Thoa dầu nóng, ngâm chân nước nóng

Nhiều người bệnh tĩnh mạch thường thoa dầu nóng hay ngâm chân vào nước nóng vì nghĩ rằng làm thế sẽ bớt đau. Thực ra, đây là một quan niệm sai làm cho người bệnh đau nhức chân nhiều hơn và tăng cảm giác khó chịu.

Bệnh suy tĩnh mạch do các van tĩnh mạch bị hở không thể ngăn chặn dòng máu từ trên chảy xuống dẫn đến ứ đọng máu tĩnh mạch. Tình trạng này kéo dài làm cho các mạch máu nhỏ bị giãn ra gây đau.

Theo phản xạ tự nhiên, khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra, làm cho các van tĩnh mạch vốn bám vào thành tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng. Cùng lúc, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to là tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó chịu ở chân.

Nhiệt độ lạnh có lợi cho tình trạng suy tĩnh mạch. Đa số bệnh nhân suy tĩnh mạch phản hồi rằng cảm thấy đỡ đau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, ví dụ như thay đổi thời tiết sang đông, ngâm chân vào nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ, đi chân không tiếp xúc nền đất lạnh… Lý do là khi gặp lạnh, các tĩnh mạch co nhỏ lại làm giảm dòng máu chảy ngược cũng như tình trạng ứ đọng tĩnh mạch, nhờ đó giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.

suy-tinh-mach-1796-1490919291.jpg

Ảnh minh họa: Health.

Bỏ thói quen đi bộ

Rất nhiều người bỏ thói quen đi bộ khi biết mình bị suy tĩnh mạch. Họ cho rằng đi bộ khiến máu dồn xuống hai chân nhiều hơn và làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch.

Thực ra, đi bộ là môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Chuyển động của đôi chân không những tốt cho hệ tim mạch mà còn giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì. Đối với hệ tĩnh mạch, động tác đi bộ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Do đó, những người bị suy giãn tĩnh mạch nên tập và duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày.

Ở bệnh nhân bị suy tĩnh mạch dẫn đến lở loét, làm cho cổ chân không di động được hay cứng khớp cổ chân, đi bộ không có hiệu quả. Người bệnh cần tập vật lý trị liệu để di chuyển được cổ chân thì đi bộ mới mang lại lợi ích thực sự.

Người có triệu chứng suy tĩnh mạch mà đi bộ làm đau chân, đi một đoạn phải đứng lại, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu xem đau có nguồn gốc từ bệnh lý khác không. Trên thực tế, tình trạng này có thể do nhiều bệnh khác như tắc động mạch, bệnh xương khớp, thần kinh hoặc tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính có nguồn gốc từ huyết khối tĩnh mạch cũ, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu...

Dùng thuốc không rõ nguồn gốc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch. Một số thuốc có hiệu quả thực sự, đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu, sản xuất bởi các công ty có uy tín với giá thành hợp lý. Mặt khác có nhiều loại được bán rộng rãi tại các nhà thuốc với lời quảng cáo "có cánh" về hiệu quả và chất lượng nhưng khó kiểm chứng, giá thành lại cao. Ngoài ra, còn có một số thuốc thảo dược, thuốc nam, thuốc bắc không đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, hiệu quả và tính an toàn.

Bác sĩ Phong cho biết, nhiều người bị đau nhức chân do suy tĩnh mạch nhưng không đi khám mà tự ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau, kháng viêm để uống. Một số người mua thuốc trên mạng để điều trị tại nhà. Các loại thuốc này có thể có tác dụng giảm đau tạm thời nhưng không giúp khỏi bệnh và để lại nhiều tác dụng không tốt đến sức khỏe.

Bác sĩ Phong khuyên người suy tĩnh mạch nên đi khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa và mua thuốc theo toa bác sĩ. "Bệnh nhân cần tuân thủ phương pháp được bác sĩ chỉ định phù hợp, trong đó thuốc chỉ là một phần trong điều trị", bác sĩ nhấn mạnh.

Không đi tái khám và theo dõi bệnh sau phẫu thuật

Suy tĩnh mạch là bệnh mạn tính, không thể tự khỏi. Mục đích của việc điều trị là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bao gồm cả mục đích thẩm mỹ và ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn do biến chứng.

Để điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát, cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh ở giai đoạn sớm, chữa trị bằng cách thay đổi lối sống, uống thuốc và mang vớ ép chân. Tĩnh mạch giãn với kích thước nhỏ có thể chích xơ để loại bỏ. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn, cần phải điều trị tích cực kết hợp nội khoa và ngoại khoa.

Thông thường sau khi điều trị một thời gian, bệnh nhân cảm thấy giảm hẳn triệu chứng đau và mỏi. Phẫu thuật xong, các triệu chứng sẽ giảm hoặc biến mất. Sau một thời gian, nhiều người thường quên mất rằng mình có bệnh, không còn tái khám để theo dõi, không tuân thủ lối sống có lợi cho tĩnh mạch cũng như biện pháp phòng tránh tái phát. Điều này có thể làm cho bệnh quay trở lại.

Do đó, bác sĩ khuyên người từng bị suy tĩnh mạch sau khi đã khỏi bệnh nên duy trì các phương pháp tập luyện có lợi cho tĩnh mạch, đồng thời tái khám định kỳ ở các cơ sở chuyên khoa Mạch máu.

Một trong những phương pháp giúp cải thiện sức khỏe hiện nay, không xâm lấn đến cơ thể đó là cải thiện tuần hoàn toàn bộ cơ thể. Tuần hoàn cơ thể được đánh giá dựa vào lượng oxy và cacbonic trong máu, khi cơ thể được trau dồi lượng oxy sẽ giúp cho tưới máu các cơ quan được hiệu quả, làm cho việc thải độc cũng như cải thiện sức khỏe cơ thể tốt hơn. Hãy tìm các phương pháp cải thiện tuần hoàn cơ thể để giúp cho việc cải thiện sức khỏe được tốt hơn.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom