Tai biến mạch máu não là một trường hợp khẩn cấp về y tế có đặc điểm là động mạch máu bị tắc hoặc vỡ ra làm gián đoạn máu và oxy hóa chất dinh dưỡng đến não. Những người sống sót cần phải được điều trị phục hồi sau tai biến mạch máu não ngay lập tức nhằm khôi phục hoạt động và giảm thiểu tổn thương não.
Trong số 200.000 người Việt Nam bị tai biến mạch máu não mỗi năm, một nửa trong số họ đã sống sót nhờ sự can thiệp y tế kịp thời. Nhưng đến 90% trong số những người sống sót gặp di chứng về thần kinh và vận động. Vì vậy, họ cần phải được điều trị phục hồi ngay lập tức để giảm các biến chứng tê liệt, mất khả năng kiểm soát, giành lại khả năng sinh hoạt độc lập của bản thân. Để làm được điều đó thì việc sử dụng thuốc điều trị tai biến không thôi là chưa đủ mà còn cần thực hiện các bài tập vận động để củng cố và giãn cơ bắp, cải thiện phạm vi hoạt động của cơ thể.
Đứng bằng ngón chân
Nhiều người sau tai biến mạch máu não đã giảm sức mạnh cơ ở chân và cánh tay của họ như một hệ quả trực tiếp của tai biến. Tập thể dục là một phần thiết yếu của việc tăng sức mạnh cơ bắp ở chân và khôi phục cử động chân tay phối hợp.
Để tập bài tập này, hãy chuẩn bị một chiếc ghế dựa lưng cao, vững chắc. Để bệnh nhân tai biến đứng sau ghế dựa, chân mở rộng ngang vai, hai tay đặt trên lưng ghế để làm điểm tựa. Hít một hơi thật sâu và khi từ từ thở ra thì đứng trên ngón chân càng cao càng tốt. Giữ tư thế trong một giây và hít một hơi sâu khác, từ từ hạ gót xuống sàn. Thực hiện lặp lại động tác 10 lần/ ngày.
Đứng trên một chân để tập giữ thăng bằng
Mất cân bằng cũng là một hậu quả của tai biến mạch máu não, gây khó khăn trong việc phối hợp hành động và khả năng đi lại của người bệnh. Một phần quan trọng của quá trình phục hồi là cải thiện chuyển động phối hợp ở chân, lấy lại sự tự tin khi đi lại và giảm nguy cơ bị ngã trong khi di chuyển.
Bài tập này vẫn sử dụng chiếc ghế dựa lưng cao. Bệnh nhân đứng sau ghế, chân mở rộng ngang vai, hai tay đặt trên lưng ghế làm điểm tựa. Gập đầu gối phải và nhấc chân phải lên cách mặt sàn khoảng 5 – 7 cm, dồn trọng lực sang bên trái. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây, sau đó thư giãn. Thực hiện lặp lại 10 lần trên cả 2 chân mỗi ngày.
Luyện tập cải thiện độ mềm dẻo
Tai biến mạch máu não có thể dẫn tới tình trạng chân bị yếu cơ hoặc tê liệt. Các cơ ở chân, bàn chân và ngón chân bị teo lại và cứng khi không được sử dụng thường xuyên. Vì vậy, cần phải thực hiện bài tập để củng cố, giãn các cơ và dây chằng ở chân bị ảnh hưởng, tăng khả năng chuyển động và sự mềm dẻo của chân.
Để bệnh nhân ngồi thẳng trên ghế dựa. Gác chân bị yếu qua đầu gối chân còn lại. Sau đó, sử dụng bên tay khỏe mạnh di chuyển bàn chân lên xuống, chú ý chuyển động mắt cá chân. Lặp lại động tác 10 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi thực hiện bài tập chân cho bệnh nhân tai biến mạch máu não:
Trong số 200.000 người Việt Nam bị tai biến mạch máu não mỗi năm, một nửa trong số họ đã sống sót nhờ sự can thiệp y tế kịp thời. Nhưng đến 90% trong số những người sống sót gặp di chứng về thần kinh và vận động. Vì vậy, họ cần phải được điều trị phục hồi ngay lập tức để giảm các biến chứng tê liệt, mất khả năng kiểm soát, giành lại khả năng sinh hoạt độc lập của bản thân. Để làm được điều đó thì việc sử dụng thuốc điều trị tai biến không thôi là chưa đủ mà còn cần thực hiện các bài tập vận động để củng cố và giãn cơ bắp, cải thiện phạm vi hoạt động của cơ thể.
Đứng bằng ngón chân
Nhiều người sau tai biến mạch máu não đã giảm sức mạnh cơ ở chân và cánh tay của họ như một hệ quả trực tiếp của tai biến. Tập thể dục là một phần thiết yếu của việc tăng sức mạnh cơ bắp ở chân và khôi phục cử động chân tay phối hợp.
Để tập bài tập này, hãy chuẩn bị một chiếc ghế dựa lưng cao, vững chắc. Để bệnh nhân tai biến đứng sau ghế dựa, chân mở rộng ngang vai, hai tay đặt trên lưng ghế để làm điểm tựa. Hít một hơi thật sâu và khi từ từ thở ra thì đứng trên ngón chân càng cao càng tốt. Giữ tư thế trong một giây và hít một hơi sâu khác, từ từ hạ gót xuống sàn. Thực hiện lặp lại động tác 10 lần/ ngày.
Đứng trên một chân để tập giữ thăng bằng
Mất cân bằng cũng là một hậu quả của tai biến mạch máu não, gây khó khăn trong việc phối hợp hành động và khả năng đi lại của người bệnh. Một phần quan trọng của quá trình phục hồi là cải thiện chuyển động phối hợp ở chân, lấy lại sự tự tin khi đi lại và giảm nguy cơ bị ngã trong khi di chuyển.
Bài tập này vẫn sử dụng chiếc ghế dựa lưng cao. Bệnh nhân đứng sau ghế, chân mở rộng ngang vai, hai tay đặt trên lưng ghế làm điểm tựa. Gập đầu gối phải và nhấc chân phải lên cách mặt sàn khoảng 5 – 7 cm, dồn trọng lực sang bên trái. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây, sau đó thư giãn. Thực hiện lặp lại 10 lần trên cả 2 chân mỗi ngày.
Luyện tập cải thiện độ mềm dẻo
Tai biến mạch máu não có thể dẫn tới tình trạng chân bị yếu cơ hoặc tê liệt. Các cơ ở chân, bàn chân và ngón chân bị teo lại và cứng khi không được sử dụng thường xuyên. Vì vậy, cần phải thực hiện bài tập để củng cố, giãn các cơ và dây chằng ở chân bị ảnh hưởng, tăng khả năng chuyển động và sự mềm dẻo của chân.
Để bệnh nhân ngồi thẳng trên ghế dựa. Gác chân bị yếu qua đầu gối chân còn lại. Sau đó, sử dụng bên tay khỏe mạnh di chuyển bàn chân lên xuống, chú ý chuyển động mắt cá chân. Lặp lại động tác 10 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi thực hiện bài tập chân cho bệnh nhân tai biến mạch máu não:
- Luyện tập chậm rãi, điều chỉnh hơi thở, không luyện tập quá sức. Nếu thấy bệnh nhân bị mệt hay ra mồ hôi, cần dừng lại nghỉ ngơi thư giãn ngay.
- Nên tập vào buổi sáng và buổi tối.
- Luyện tập phục hồi chức năng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì. Vì vậy, người nhà cần ở bên hỗ trợ và động viên để bệnh nhân luyện tập hiệu quả và tích cực.
- Bên cạnh các bài tập phục hồi chức năng, có thể kết hợp massage, châm cứu để hỗ trợ phục hồi và sử dụng thuốc phòng tai biến mạch máu não để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.