➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay (31/7), ông Nguyễn Hoàng Hải – Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, có tới 6 lý do khiến người dân không thích xe buýt.Thứ nhất, chất lượng dịch vụ xe buýt còn chưa đáp ứng yêu cầu của đông đảo hành khách.
Trong số trên 715 vụ việc vi phạm quy định về hoạt động xe buýt bị lập biên bản xử lý trong 6 tháng đầu năm 2012, có 0,4% trường hợp là do vi phạm về thái độ phục vụ của lái xe, phụ xe; 58,5% vi phạm về bán vé; 1,1% chạy sai lộ trình; 6% chạy sai biểu đồ, dừng đỗ sai quy định; 8,5% vi phạm về chất lượng phương tiện; 22,8% vi phạm chốt sai quy định và 2,7% các vi phạm khác.
Thứ hai, tình trạng xe buýt vi phạm luật giao thông vẫn còn khá phổ biến với những hiện tượng như vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, sử dụng còi hơi tùy tiện…
Thứ ba, tình trạng trộm cắp trên xe buýt vẫn còn diễn biến phức tạp.Theo báo cáo kết quả phòng chống tội phạm hình sự trên các tuyến xe buýt của Tổ công tác 142 công an TP, trong 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện, bắt giữ, xử lý trên các tuyến xe buýt và tại các điểm đỗ xe buýt là 87 vụ với 123 đối tượng.
Thứ tư, tình trạng chiếm dụng hạ tầng xe buýt, chiếm dụng lòng đường vỉa hè còn khá phổ biến gây khó khăn cho xe buýt ra vào điểm đón khác, nguy hiểm cho hành khách lên xuống xe, tiềm tàng nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
Theo thống kê cho thấy tại các quận nội thành hiện có trên 70 vị trí thường xuyên bị chiếm dụng bởi hàng rong, xe máy, ô tô, xe rác…
Thứ năm, diễn biến phức tạp của giao thông đô thị vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến dịch vụ xe buýt.
6 tháng đầu năm, có 12.022 lượt xe không thực hiện được (chiếm 0,6% kế hoạch) và 691 lượt xe quay đầu do tắc đường.
Thứ sáu, TP còn thiếu các cơ chế chính sách cho việc hỗ trợ mua sắm phương tiện tiên tiến, thân thiện với môi trường; các chính sách tạo nguồn tài chính cho vận tải công cộng hoạt động ổn định, có chất lượng; các chính sách để đảm bảo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là cho đội ngũ quản lý và hoạt động kiểm tra giám sát.
Ông Nguyễn Hoàng Hải nhấn mạnh, để tăng cường năng lực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, thời gian tới Hà Nội dự kiến sẽ đưa thêm 5 tuyến đấu thầu vào hoạt động, đồng thời chuyển đổi hình thức của 10 tuyến từ không trợ giá sang trợ giá.
Cũng trong năm nay, Hà Nội dự kiến sẽ cải tạo điểm đầu cuối: 3 điểm (Xuân Mai, Sóc Sơn, Thanh Tước), cải tạo hình thành điểm trung chuyển bến đỗ xe Nam Thăng Long, Hoàng Quốc Việt và Nhổn.
Ngoài ra, TP cũng sẽ thay mới 142 nhà chờ, đầu tư mới 100 nhà chờ. Dự kiến kế hoạch thay mới phương tiện xe buýt và phương tiện các tuyến mở mới của các đơn vị vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong 6 tháng cuối năm nay là 160 xe.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đang xem xét việc đổi mới hệ thống vé linh hoạt, đa dạng, tiên tiến và đưa ra mức giá vé hợp lý, hấp dẫn.
Khi được hỏi về xe buýt phục vụ người khuyết tật di chuyển bằng xe lăn, ông Hải nói: “Tại Hà Nội, đã có lộ trình xe buýt hỗ trợ cho người khuyết tật từ cách đây 5 năm. Tuy nhiên, cần một hạ tầng phù hợp thì mới có thể đưa loại hình xe buýt này vào sử dụng”.
Trong số trên 715 vụ việc vi phạm quy định về hoạt động xe buýt bị lập biên bản xử lý trong 6 tháng đầu năm 2012, có 0,4% trường hợp là do vi phạm về thái độ phục vụ của lái xe, phụ xe; 58,5% vi phạm về bán vé; 1,1% chạy sai lộ trình; 6% chạy sai biểu đồ, dừng đỗ sai quy định; 8,5% vi phạm về chất lượng phương tiện; 22,8% vi phạm chốt sai quy định và 2,7% các vi phạm khác.
Thứ hai, tình trạng xe buýt vi phạm luật giao thông vẫn còn khá phổ biến với những hiện tượng như vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, sử dụng còi hơi tùy tiện…
Thứ ba, tình trạng trộm cắp trên xe buýt vẫn còn diễn biến phức tạp.Theo báo cáo kết quả phòng chống tội phạm hình sự trên các tuyến xe buýt của Tổ công tác 142 công an TP, trong 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện, bắt giữ, xử lý trên các tuyến xe buýt và tại các điểm đỗ xe buýt là 87 vụ với 123 đối tượng.
Thứ tư, tình trạng chiếm dụng hạ tầng xe buýt, chiếm dụng lòng đường vỉa hè còn khá phổ biến gây khó khăn cho xe buýt ra vào điểm đón khác, nguy hiểm cho hành khách lên xuống xe, tiềm tàng nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
Theo thống kê cho thấy tại các quận nội thành hiện có trên 70 vị trí thường xuyên bị chiếm dụng bởi hàng rong, xe máy, ô tô, xe rác…
Thứ năm, diễn biến phức tạp của giao thông đô thị vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến dịch vụ xe buýt.
6 tháng đầu năm, có 12.022 lượt xe không thực hiện được (chiếm 0,6% kế hoạch) và 691 lượt xe quay đầu do tắc đường.
Thứ sáu, TP còn thiếu các cơ chế chính sách cho việc hỗ trợ mua sắm phương tiện tiên tiến, thân thiện với môi trường; các chính sách tạo nguồn tài chính cho vận tải công cộng hoạt động ổn định, có chất lượng; các chính sách để đảm bảo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là cho đội ngũ quản lý và hoạt động kiểm tra giám sát.
Ông Nguyễn Hoàng Hải nhấn mạnh, để tăng cường năng lực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, thời gian tới Hà Nội dự kiến sẽ đưa thêm 5 tuyến đấu thầu vào hoạt động, đồng thời chuyển đổi hình thức của 10 tuyến từ không trợ giá sang trợ giá.
Cũng trong năm nay, Hà Nội dự kiến sẽ cải tạo điểm đầu cuối: 3 điểm (Xuân Mai, Sóc Sơn, Thanh Tước), cải tạo hình thành điểm trung chuyển bến đỗ xe Nam Thăng Long, Hoàng Quốc Việt và Nhổn.
Ngoài ra, TP cũng sẽ thay mới 142 nhà chờ, đầu tư mới 100 nhà chờ. Dự kiến kế hoạch thay mới phương tiện xe buýt và phương tiện các tuyến mở mới của các đơn vị vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong 6 tháng cuối năm nay là 160 xe.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đang xem xét việc đổi mới hệ thống vé linh hoạt, đa dạng, tiên tiến và đưa ra mức giá vé hợp lý, hấp dẫn.
Khi được hỏi về xe buýt phục vụ người khuyết tật di chuyển bằng xe lăn, ông Hải nói: “Tại Hà Nội, đã có lộ trình xe buýt hỗ trợ cho người khuyết tật từ cách đây 5 năm. Tuy nhiên, cần một hạ tầng phù hợp thì mới có thể đưa loại hình xe buýt này vào sử dụng”.