Bệnh Viêm Amidan Mà Cách Chữa Trị Cần Thiết

viemamidan

New member
User ID
143045
Tham gia
18 Tháng tám 2017
Bài viết
14
Điểm tương tác
0
Tuổi
26
Đồng
0
Viêm Amidan là một căn bệnh hô hấp thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn nhưng lại rất ít người hiểu được căn nguyên cũng như không hiểu rõ về bệnh. Vậy hôm nay, hãy cùng Viêm Họng Thái An tìm hiểu nguyên nhân, các triệu chứng và cách chữa trị của căn bệnh này nhé.

nhan-biet-benh-viem-amidan.jpg


Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan


Ở nước ta, người mắc bệnh viêm Amidan chiếm tới 30%, có một số trường hợp viêm amidan có thể tự khỏi khi cơ thể đủ sức đề kháng để chống chọi lại với bệnh nhưng rất hiếm. Còn một số vì quá chủ quan nên đã để lại những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Viêm amidan là gì?

Theo cấu tạo của cơ thể, amidan nằm ở phía sau của cổ họng, nơi được cho là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Có 2 khối mô được gọi là amidan đóng vai trò là cửa ngõ để ngăn virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Đồng thời, chúng cũng có chức năng sản sinh ra các kháng thể tự nhiên để chống lại sự nhiễm trùng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì vì tình trạng có quá nhiều vi khuẩn hay vi rút xâm nhập khiến cho đề kháng lúc đó không thể chống choi lại được với sức công phá quá lớn và hàng phòng ngự bị thất thủ làm cho amidan sẽ bị quá tải, sưng lên và bị viêm. Tình trạng đó gọi là viêm amidan.

Viêm amidan thường gặp chủ yếu ở trẻ em và nhiều nhất là ở độ tuổi từ 6 – 18. Tuy nhiên do hiện nay thời tiết thay đổi thất thường, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dường không hợp lý khiến sức đề kháng của cơ thể kém đi nên bệnh viêm Amidan cũng xuất hiện rất nhiều ở người lớn và cũng khá nguy hiểm.

Những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm amidan là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên bệnh viêm amidan, nhưng chủ yếu vẫn là do một số nguyên nhân dưới đây:

1. Viêm Amidan chủ yếu do vi khuẩn và virus gây nên

Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm amidan. Khi thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Và đây cũng chính là cơ hội phát triển cho các loại vi khuẩn và virus vốn có sẵn ở mũi họng hoặc sau khi xuất hiện các bệnh nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà,… gây nên bệnh.

nguyen-nhan-mac-benh-viem-amidan.jpg


Các nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan

Theo thống kê ước tính có khoảng từ 15 – 30% các ca mắc bệnh viêm amidan là do vi khuẩn (trong đó, nhiều nhất là liên cầu khuẩn, nguy hiểm hơn là liên cầu tan huyết nhóm A; ngoài ra còn có xoắn khuẩn, tụ cầu, các chủng yếm khí và ái khí). Nhưng nguyên nhân chủ yêu gây nên bệnh vẫn là và chúng chiếm phần còn lại. Điển hình có virus Eppstein-Barr không chỉ gây viêm amidan mà còn có thể dẫn tới bệnh bạch cầu đơn nhân.

2. Viêm amidan do tạng bạch huyết

Trong một số đối tượng, đặc biệt là trẻ nó khi cơ thể có tổ chức bạch huyết phát triển mạnh hơn bình thường khiến cho số lượng hạch ở vùng cổ và họng tăng lên rất nhiều. Điều này, không những không giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, ngược lại càng làm cho khu vực này dễ dàng bị viêm nhiễm, từ đó dẫn đến viêm amidan.

3. Do thói quen sinh hoạt và môi trường sinh sống

- Một số phần người nhiễm bệnh viêm amidan do thói quen sinh hoạt không đúng cách. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ luôn luôn là điều cần thiết trong việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách, không khoa học thù không những không có tác dụng và còn phản tác dụng và gây nên nhiều chứng bệnh trong đó có bệnh viêm amidan.

- Yếu tố môi trường sống xung quanh cũng gây tổn thương đến vùng họng của bạn. Nếu môi trường quá ô nhiễm, có nhiều khói bụi, chất độc hại… hoặc môi trường làm việc nhiều hóa chất… thì tất nhiên cũng khiến con người có nguy cơ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp vì như bạn đã biết rằng họng là phòng tuyến đầu tiên chống chọi với vi khuẩn, virus bên ngoài vào trong quá trình hô hấp hay ăn uống.

Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm amidan
  • Với những người bị viêm amidan, thường họng sẽ đỏ, amidan sưng và có thể được bao phủ bởi những chấm trắng. Ngoài ra thì cơ thể người bệnh lúc này cũng có thể có sốt cao. Với những người ở vào mức độ nặng còn có thể sẽ nổi hạch ở dưới hàm và hạch cổ.
  • Người bệnh bắt đầu xuất hiện những cơn đau đầu, giọng nói cũng có thể bị thay đổi hoặc mất tiếng.
  • Tình trạng đau họng và có thể sẽ kết hợp với triệu chứng khó nuốt. Tình trạng đau ở họng có thể sẽ lan lên hai bên tai khiến người bệnh vô cùng khó chịu, bất tiện.
  • Những người mắc bệnh viêm amidan thì có hơi thở hôi và khó ngửi.
Những cách phòng ngừa và chữa trị amidan hiệu quả
  • Để có thể phòng ngừa bệnh viêm amidan hiệu quả thì bạn cần luôn vệ sinh răng miệng có khoa học. Vệ sinh rắng miệng cách phòng ngừa tối ưu nhất cho bệnh, bên cạnh đó để bảo đảm sức khỏe răng miệng thì bạn nên tới nha sĩ kiểm tra thường xuyên đồng thời kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh
  • Cần bổ sung nhiều vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống viêm nhiễm. Các loại thực phẩm giàu vitamin C gồm: xoài, cam, các loại trái cây và rau quả khác.
thuc-pham-giau-vitamin-c-giup-ngan-ngua-benh-viem-amidan.jpg


Thực phẩm giàu vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh viêm amidan
  • Không ăn uống các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Tập làm quen dần bỏ hút thuốc lá và uống rượu cũng như các thói quen không lành mạnh khác và thường xuyên súc miệng với nước muối ấm. Bên cạnh đó thì việc kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng giúp ích tăng đề kháng cơ thể tránh khoi nguy cơ phát bệnh.
  • Trong hầu hết trường hợp, viêm nhiễm thường gây ra do virut chỉ cần điều trị triệu chứng bằng paracetamol để hạ sốt. Còn lại một số ít bệnh nhân viêm amidan gây ra do vi khuẩn thì điều trị bằng penicillin hoặc erythromycin (nếu bệnh nhân bị dị ứng penicillin). Trường hợp dùng kháng sinh trong 2-3 ngày đã hết sốt thì người bệnh vẫn cần phải tiếp tục uống thuốc cho đủ phác đồ điều trị, tránh tình trạng bị kháng thuốc cho những lần viêm nhiễm tiếp theo.
Trên là tất tần tật những gì về bệnh viêm amidan, trong trường hợp dùng thuốc bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang mắc bệnh viêm amidan thì mong những thông tin trên sẽ bổ ích trong việc chữa trị, chúng bạn mau chóng khỏi bệnh.

viemhongthaian
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom