Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ra đột quỵ não. Tai biến do huyết áp cao chiếm một nửa số ca tai biến mạch máu não do thiếu máu não và tăng nguy cơ tai biến xuất huyết não. Vậy, tại sao huyết áp cao lại là yếu tố chính gây ra tai biến và kiểm soát huyết áp cao lại là một phần quan trọng trong liệu trình điều trị tai biến mạch máu não?
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao có nghĩa là máu đẩy trong động mạch ở mức cao, gây áp lực đến thành động mạch. Điều này có thể dẫn đến đau tim, suy tim, suy thận hay tai biến mạch máu não.
Hai con số đại diện cho huyết áp là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực của động mạch trong lúc cơ tim co lại còn huyết áp tâm trương là huyết áp khi cơ tim đang giãn ra.
Đối với người lớn, huyết áp ở mức 120/80mmHg được coi là bình thường. Huyết áp từ 140/90mmHg trở lên được coi là huyết áp cao và cần kiểm soát để giảm nguy cơ gây tai biến mạch máu não và nhiều bệnh khác.
Vì sao huyết áp cao gây ra đột quỵ?
Huyết áp cao là nguy cơ số một của đột quỵ, bởi nó làm tăng khối lượng công việc của tim và theo thời gian sẽ gây ra tổn hại đến động mạch và các cơ quan khác.
Trong 10 trường hợp tai biến mạch máu não thì có đến 9 trường hợp là do tắc nghẽn mạch máu não. Các cục máu đông ngăn cản máu đưa dưỡng chất và oxy đến não làm cho tế bào não bắt đầu chết sau vài phút. Huyết khối xuất hiện thường xuyên hơn ở bệnh nhân bị cao huyết áp bởi cao huyết áp tăng xơ cứng động mạch, tăng mảng bám làm động mạch hẹp hơn, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ.
Ít trường hợp cao huyết áp liên quan đến đột quỵ xuất huyết. Tuy nhiên, trường hợp này vẫn có thể xảy ra khi mạch máu bị yếu, mỏng thành dẫn đến vỡ mạch máu khiến máu tràn vào não.
Điều trị huyết áp cao giúp phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả
Huyết áp cao có thể được kiểm soát bởi thuốc, chế độ ăn uống cũng như tập luyện thể dục thể thao. Điều trị cao huyết áp giúp giảm đáng kể nguy cơ gây tai biến và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả hơn, hạn chế nguy cơ tái phát.
Ai có nguy cơ cao về bệnh cao huyết áp?
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao có nghĩa là máu đẩy trong động mạch ở mức cao, gây áp lực đến thành động mạch. Điều này có thể dẫn đến đau tim, suy tim, suy thận hay tai biến mạch máu não.
Hai con số đại diện cho huyết áp là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực của động mạch trong lúc cơ tim co lại còn huyết áp tâm trương là huyết áp khi cơ tim đang giãn ra.
Đối với người lớn, huyết áp ở mức 120/80mmHg được coi là bình thường. Huyết áp từ 140/90mmHg trở lên được coi là huyết áp cao và cần kiểm soát để giảm nguy cơ gây tai biến mạch máu não và nhiều bệnh khác.
Vì sao huyết áp cao gây ra đột quỵ?
Huyết áp cao là nguy cơ số một của đột quỵ, bởi nó làm tăng khối lượng công việc của tim và theo thời gian sẽ gây ra tổn hại đến động mạch và các cơ quan khác.
Trong 10 trường hợp tai biến mạch máu não thì có đến 9 trường hợp là do tắc nghẽn mạch máu não. Các cục máu đông ngăn cản máu đưa dưỡng chất và oxy đến não làm cho tế bào não bắt đầu chết sau vài phút. Huyết khối xuất hiện thường xuyên hơn ở bệnh nhân bị cao huyết áp bởi cao huyết áp tăng xơ cứng động mạch, tăng mảng bám làm động mạch hẹp hơn, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ.
Ít trường hợp cao huyết áp liên quan đến đột quỵ xuất huyết. Tuy nhiên, trường hợp này vẫn có thể xảy ra khi mạch máu bị yếu, mỏng thành dẫn đến vỡ mạch máu khiến máu tràn vào não.
Điều trị huyết áp cao giúp phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả
Huyết áp cao có thể được kiểm soát bởi thuốc, chế độ ăn uống cũng như tập luyện thể dục thể thao. Điều trị cao huyết áp giúp giảm đáng kể nguy cơ gây tai biến và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả hơn, hạn chế nguy cơ tái phát.
Ai có nguy cơ cao về bệnh cao huyết áp?
- Những người có tiền sử gia đình bị huyết áp cao.
- Người từ 35 tuổi trở lên
- Người ăn quá nhiều muối
- Người thừa cân hoặc béo phì
- Người uống quá nhiều rượu
- Ăn ít đường, muối và chất béo bão hòa (Chủ yếu là thịt đỏ và gia cầm), ăn nhiều chất xơ, hoa quả và rau xanh.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế rượu bia và chất kích thích.
- Tập thể dục đều đặn
- Giảm căng thẳng: Giải tỏa căng thẳng bằng những phương pháp lành mạnh như nghe nhạc, nấu ăn, shopping, thiền,…
- Sử dụng thuốc điều chỉnh huyết áp theo đúng hướng dẫn