Báo động trẻ khuyết tật về nhân cách

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
15
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Rõ ràng, cái ‘gốc’ của hiện tượng trẻ sống vô tâm và thiếu các kỹ năng sống là do gia đình. Dấu hiệu để nhận thấy đầu tiên là cha mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất cho con nên trẻ sẽ hình thành lối sống hưởng thụ, ỷ lại.


Ám ảnh về cái nghèo và tuổi thơ thiếu thốn nên khi lấy chồng và sinh con, chị T quyết chí làm giàu để lo cho con được bằng bạn, bằng bè. Sau bao năm tần tảo, chị và chồng cũng tích lũy được một số vốn kha khá và quyết định mở một cửa hàng buôn bán riêng. Gặp thời, gặp vận, công việc làm ăn, buôn bán của vợ chồng chị ‘lên như diều gặp gió’, vì thế mà lời hứa ‘quyết không để con khổ như mình ngày xưa’ được chị thực hiện triệt để. Chị nguyện làm ‘lá chắn che chở con suốt đời’! Chị đùm bọc, lo cho con đến ‘tận răng’, không bao giờ để con phải động tay, động chân vào bất cứ việc gì, thậm chí cả những việc rất cơ bản. Với con, chị luôn đứng ở vị trí Vip.Vip là viết tắt của từ ‘Very Important Person’ (người rất quan trọng). Nhưng VIP cũng có thể được hiểu là ‘Very Irresponsible Person’ (người vô trách nhiệm). Cha mẹ nào cũng mong mỏi con kính trọng, yêu thương và coi mình là người quan trọng trong lòng nên sẵn sàng hi sinh nhiều điều vì con. Nhưng xin đừng ai hiểu lầm 2 chữ ‘yêu con’ mà làm con ‘khuyết tật’, vô tình biến con thành người vô trách nhiệm.
nuongchieucon.jpg


Tuần trước, chị bị cảm không đi chợ lo cơm nước được, trong khi chồng chị thì bận việc suốt ngày nên bữa ăn trong nhà cũng khi có, khi không. Ấy vậy mà H, cô con gái đang học lớp 8 của chị T, cũng không mảy may quan tâm, hỏi han mẹ lấy một câu hay phụ mẹ rửa chén bát. Đi học về, chưa có cơm sắp sẵn là H ‘mặt nặng, mày nhẹ’ kêu gào ‘Mẹ ơi, con đói, sao giờ này chưa có cơm?!’. Mọi việc trong nhà, vợ chồng anh chị đều phải ‘tự bơi’ mà không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào của con.‘Khổ lắm cô ạ! Như con người ta thì từng ấy tuổi đã biết giúp mẹ bao nhiêu là việc. Con nhà mình thì lớn xác mà chẳng biết gì. Vô tâm lắm’, chị T nghẹn ngào nói.
Có lẽ, trường hợp của chị T không phải là hiếm trong xã hội hiện đại?!
Rõ ràng, cái ‘gốc’ của hiện tượng trẻ sống vô tâm và thiếu các kỹ năng sống là do gia đình. Dấu hiệu để nhận thấy đầu tiên là cha mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất cho con nên trẻ sẽ hình thành lối sống hưởng thụ, ỷ lại. Mặc nhiên, trẻ sẽ thành ‘gà công nghiệp’, mất dần tính tự chủ, không biết tự phục vụ chính bản thân mình, huống chi quan tâm, lo lắng cho người khác.
Trẻ khuyết tật là ai? Đó là những đứa trẻ khiếm khuyết chức năng, không có khả năng làm được những điều mà đại đa số trẻ cùng độ tuổi có thể làm được, nôm na thì đó là những đứa trẻ thiểu năng.
Nhưng nếu nhìn từ góc độ xã hội, chúng ta sẽ ‘giật mình, tím mặt’ vì ngày nay xem ra có nhiều trẻ ‘khuyết tật’ quá. Dù nhiều trẻ có cơ thể, trí tuệ và sức khỏe hoàn toàn bình thường, nhưng 5 tuổi không tự tắm rửa, vệ sinh cá nhân; 7 – 8 tuổi không tự sắp xếp sách vở, chuẩn bị quần áo; 9 – 10 tuổi không biết rửa bát, quét nhà phụ cha mẹ… 15 – 16 tuổi không biết tự nấu gói mì để ăn cho đỡ đói bụng khi cha mẹ vắng nhà…


[TD="class: c16"]Con trẻ nếu không dạy kỹ năng sống cần thiết thì đã vuột mất phương tiện quý giá để tìm được sự bình an đúng nghĩa. Cuộc sống vốn luôn thay đổi và biến động, ai có kỹ năng sống càng phong phú thì sự thích nghi với những biến động càng lớn. Do đó, cung cấp kỹ năng để con tự lập chính là trao cho con thứ ‘vũ khí’ lợi hại, giúp con có nhiều cơ may được an lành, hạnh phúc và có cuộc sống nội tâm bình yên.Cha mẹ là những người thầy đầu tiên quan trọng nhất của con trong cuộc sống. Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ không nên bỏ qua những cơ hội giản dị hàng ngày để cùng con học kỹ năng sống. Đó là cách ứng xử trong những tình huống khẩn cấp (cháy nổ, mất điện, đứt tay, tai nạn…), kỹ năng viết, đọc, nghe, nói, bày tỏ cảm xúc, nhận biết cảm xúc của người khác, tự phục vụ bản thân, tạo niềm vui cho mình và những người xung quanh… để trẻ vững vàng bước vào cuộc sống.
Lê Thị Phương Nga (Chuyên gia nghiên cứu trẻ em )


Theo Meyeucon


p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom