cachchamsocda.com.vn
New member
Phần lớn mọi người đều cho rằng các bệnh lý liên quan đến tâm thần kinh như trầm cảm thường rất khó chữa khỏi và hết hẳn. Sự thật, bệnh trầm cảm có chữa được hay không? có hết hẳn hay không? không nằm trong tay bác sĩ điều trị mà phụ thuộc vào ý thức của người bệnh cũng như sự hỗ trợ từ những người thân trong gia đình.
Các thống kê cho thấy, phụ nữ có nguy cơ bị trầm cao hơn nam giới, đặc biệt từ tuổi “băm”
Không thể chữa khỏi bệnh trầm cảm nếu tự ý ngưng thuốc
Khoảng 5 tháng gần đây, chị T.A.T. 52 tuổi (TP. HCM) thường cảm thấy chán nản, buồn phiền, mất ngủ, không còn hứng thú làm việc, không thiết tha gì đến việc chăm sóc gia đình và bản thân.
Nhận thấy tình hình có vẻ không ổn, gia đình khuyến khích chị T. đi khám thì được bác sĩ kết luận chị bị trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh và cần phải điều trị. Sau 12 tuần, bác sỹ cho biết triệu chứng trầm cảm của chị đã hết nhưng vẫn tiếp tục kê thuốc kéo dài tới 20 tuần. Vì chủ quan cho là bệnh trầm cảm của mình đã được chữa khỏi hẳn, chị T. quyết định ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên sau đó 2 tháng chị lại có những triệu chứng của bệnh.
Khoảng 65% bệnh nhân được chữa khỏi bệnh trầm cảm nếu tuân thủ điều trị của bác sĩ
Theo khuyến cáo điều trị bệnh lý trầm cảm, trầm cảm là tình trạng thay đổi sinh hóa học kéo dài ở não. Vì thế cần phải duy trì uống thuốc điều trị trầm cảm lâu ngày, ngay cả khi triệu chứng bệnh đã giảm.
Thông thường, khoảng 2-3 tháng sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ cảm thấy sức khỏe tốt dần lên và có cảm giác mình đã trở lại trạng thái tinh thần và thể chất khỏe mạnh như trước khi mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân ngưng thuốc, kết quả điều trị sẽ mất. Vì thế, sau khi có biểu hiện thuyên giảm, bác sĩ vẫn có thể chỉ định cho tiếp tục dùng thuốc trong thời gian 3 - 6 tháng nữa.
Nguồn: https://angelagold.com.vn/suc-khoe-...-o-phu-nu-co-chua-het-han-khong-c44a1940.html
Các thống kê cho thấy, phụ nữ có nguy cơ bị trầm cao hơn nam giới, đặc biệt từ tuổi “băm”
Không thể chữa khỏi bệnh trầm cảm nếu tự ý ngưng thuốc
Khoảng 5 tháng gần đây, chị T.A.T. 52 tuổi (TP. HCM) thường cảm thấy chán nản, buồn phiền, mất ngủ, không còn hứng thú làm việc, không thiết tha gì đến việc chăm sóc gia đình và bản thân.
Nhận thấy tình hình có vẻ không ổn, gia đình khuyến khích chị T. đi khám thì được bác sĩ kết luận chị bị trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh và cần phải điều trị. Sau 12 tuần, bác sỹ cho biết triệu chứng trầm cảm của chị đã hết nhưng vẫn tiếp tục kê thuốc kéo dài tới 20 tuần. Vì chủ quan cho là bệnh trầm cảm của mình đã được chữa khỏi hẳn, chị T. quyết định ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên sau đó 2 tháng chị lại có những triệu chứng của bệnh.
Khoảng 65% bệnh nhân được chữa khỏi bệnh trầm cảm nếu tuân thủ điều trị của bác sĩ
Theo khuyến cáo điều trị bệnh lý trầm cảm, trầm cảm là tình trạng thay đổi sinh hóa học kéo dài ở não. Vì thế cần phải duy trì uống thuốc điều trị trầm cảm lâu ngày, ngay cả khi triệu chứng bệnh đã giảm.
Thông thường, khoảng 2-3 tháng sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ cảm thấy sức khỏe tốt dần lên và có cảm giác mình đã trở lại trạng thái tinh thần và thể chất khỏe mạnh như trước khi mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân ngưng thuốc, kết quả điều trị sẽ mất. Vì thế, sau khi có biểu hiện thuyên giảm, bác sĩ vẫn có thể chỉ định cho tiếp tục dùng thuốc trong thời gian 3 - 6 tháng nữa.
Nguồn: https://angelagold.com.vn/suc-khoe-...-o-phu-nu-co-chua-het-han-khong-c44a1940.html