Dù bạn là người mới tiếp cận đến bộ môn Yoga hay đã tập Yoga lâu rồi cũng nên theo dõi những điều cần biết về Yoga để tập thật tốt.
Làm thế nào để tiếp cận tập yoga?
Nên tiếp cận việc tập yoga với một thái độ tích cực. Khi bắt đầu tập yoga, bạn nên đặt ra những mục tiêu trong khả năng của mình chứ đừng cố ép mình quá sức. Yoga nói về việc phải cố gắng hết mình và học cách tự chấp nhận khả năng của bản thân mỗi người. Bạn có thể ghi chép để theo dõi sự tiến bộ của mình khi tập yoga. Có thể cho vào trong sổ ghi chép vài mục như ý nghĩ, cảm nhận và sự tiến bộ về thể chất của mình.
Khi nào nên tập yoga?
Bạn nên tập yoga vào thời điểm nào thuận tiện nhất cho mình. Như vậy mới làm việc tập trở thành một thói quen hàng ngày. Tốt nhất là nên tập mỗi ngày một khoảng thời gian ngắn hơn là tập lâu hơn nhưng lại ít thường xuyên hơn. Dù việc tập yoga thường kéo dài từ 45 đến 90 phút nhưng lại có những ngày mình không đủ thời gian để tập hết toàn bộ. Nếu vậy thì ít nhất bạn nên tập vài phút vì ngay cả vài phút đó cũng vẫn có thể có lợi.
Có nên ăn trước khi tập yoga?
Tốt nhất là tập khi bụng còn đói, như trước khi dùng điểm tâm hay cơm tối. Nếu vừa mới ăn xong thì phải chờ từ 2 đến 3 tiếng sau mới tập. Thời gian chờ đợi này tùy thuộc vào việc bạn đã ăn gì. Ăn càng no thì phải chờ càng lâu. Trong trường hợp bạn quá đói và việc này có thể ảnh hưởng tới sự tập luyện của bạn thì cũng có thể ăn một số đồ ăn nhẹ. Bạn cũng nên tránh hút thuốc hay uống rượu, cà phê trước khi tập yoga.
Tập sao cho thích thú
Nếu làm cho việc tập thích thú thì bạn có thể tiếp tục tập luyện dễ dàng hơn. Nên tích cực trong những tư thế hơn là tạo một sự thách đố để xem mình có thể thực hiện được chúng đến mức nào. Bạn cũng có thể tạo sự đa dạng trong quá trình tập bằng cách thực hiện những tư thế khác nhau từng ngày. Khi bắt đầu tập thì hãy bắt đầu bằng những tư thế bạn khoái và cảm thấy có lợi nhất với mình. Có thể lúc đầu cũng cần thử 3 hay 4 tư thế rồi điều chỉnh việc tập cho phù hợp với những nhu cầu của mình.
Cân bằng việc tập
Phải làm sao cho việc tập của bạn phải có thăng bằng. Tập giữ thăng bằng bao gồm 3 động tác của xương sống: Khom người ra phía trước, ngửa người ra phía sau và vặn người. Điều quan trọng là cũng phải tập thêm những động tác của vai và bắp đùi.
Hãy lắng nghe cơ thể mình
Bạn phải tập vài động tác thở và tập trung trước khi bắt đầu tập. Khi tập yoga, nên luôn lắng nghe cơ thể mình. Đừng bao giờ tự ép mình vào một tư thế làm cho mình thấy đau hay khó chịu. Thay vào đó thì bạn cử động chầm chậm khi vào hay ra khỏi tư thế để lúc nào cũng phải cảm thấy thoải mái. Có thể coi một tư thế là một chuyến hành trình gồm 3 phần: Vào tư thế, giữ tư thế và ra khỏi tư thế. Tất cả 3 phần này đều quan trọng như nhau.
Sau mỗi lần ngưng tập, bạn nên vào luôn tư thế thư giãn hay hồi phục. Thời gian thư giãn này sẽ giúp bạn kết hợp và tiếp nhận những cái lợi của việc tập yoga.
Bạn đang muốn tìm lớp đào tạo giáo viên yoga hay tìm trung tâm yoga tại Hà Nội hãy liên hệ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn:
Hương Anh Yoga
Cơ sở 1: 149 Phố Huế - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Cơ sở 2: 3-5 Chùa Vua - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Hotline: 84 (0) 936 657 555
Website: huonganhyoga.vn
Làm thế nào để tiếp cận tập yoga?
Nên tiếp cận việc tập yoga với một thái độ tích cực. Khi bắt đầu tập yoga, bạn nên đặt ra những mục tiêu trong khả năng của mình chứ đừng cố ép mình quá sức. Yoga nói về việc phải cố gắng hết mình và học cách tự chấp nhận khả năng của bản thân mỗi người. Bạn có thể ghi chép để theo dõi sự tiến bộ của mình khi tập yoga. Có thể cho vào trong sổ ghi chép vài mục như ý nghĩ, cảm nhận và sự tiến bộ về thể chất của mình.
Khi nào nên tập yoga?
Bạn nên tập yoga vào thời điểm nào thuận tiện nhất cho mình. Như vậy mới làm việc tập trở thành một thói quen hàng ngày. Tốt nhất là nên tập mỗi ngày một khoảng thời gian ngắn hơn là tập lâu hơn nhưng lại ít thường xuyên hơn. Dù việc tập yoga thường kéo dài từ 45 đến 90 phút nhưng lại có những ngày mình không đủ thời gian để tập hết toàn bộ. Nếu vậy thì ít nhất bạn nên tập vài phút vì ngay cả vài phút đó cũng vẫn có thể có lợi.
Có nên ăn trước khi tập yoga?
Tốt nhất là tập khi bụng còn đói, như trước khi dùng điểm tâm hay cơm tối. Nếu vừa mới ăn xong thì phải chờ từ 2 đến 3 tiếng sau mới tập. Thời gian chờ đợi này tùy thuộc vào việc bạn đã ăn gì. Ăn càng no thì phải chờ càng lâu. Trong trường hợp bạn quá đói và việc này có thể ảnh hưởng tới sự tập luyện của bạn thì cũng có thể ăn một số đồ ăn nhẹ. Bạn cũng nên tránh hút thuốc hay uống rượu, cà phê trước khi tập yoga.
Tập sao cho thích thú
Nếu làm cho việc tập thích thú thì bạn có thể tiếp tục tập luyện dễ dàng hơn. Nên tích cực trong những tư thế hơn là tạo một sự thách đố để xem mình có thể thực hiện được chúng đến mức nào. Bạn cũng có thể tạo sự đa dạng trong quá trình tập bằng cách thực hiện những tư thế khác nhau từng ngày. Khi bắt đầu tập thì hãy bắt đầu bằng những tư thế bạn khoái và cảm thấy có lợi nhất với mình. Có thể lúc đầu cũng cần thử 3 hay 4 tư thế rồi điều chỉnh việc tập cho phù hợp với những nhu cầu của mình.
Cân bằng việc tập
Phải làm sao cho việc tập của bạn phải có thăng bằng. Tập giữ thăng bằng bao gồm 3 động tác của xương sống: Khom người ra phía trước, ngửa người ra phía sau và vặn người. Điều quan trọng là cũng phải tập thêm những động tác của vai và bắp đùi.
Hãy lắng nghe cơ thể mình
Bạn phải tập vài động tác thở và tập trung trước khi bắt đầu tập. Khi tập yoga, nên luôn lắng nghe cơ thể mình. Đừng bao giờ tự ép mình vào một tư thế làm cho mình thấy đau hay khó chịu. Thay vào đó thì bạn cử động chầm chậm khi vào hay ra khỏi tư thế để lúc nào cũng phải cảm thấy thoải mái. Có thể coi một tư thế là một chuyến hành trình gồm 3 phần: Vào tư thế, giữ tư thế và ra khỏi tư thế. Tất cả 3 phần này đều quan trọng như nhau.
Sau mỗi lần ngưng tập, bạn nên vào luôn tư thế thư giãn hay hồi phục. Thời gian thư giãn này sẽ giúp bạn kết hợp và tiếp nhận những cái lợi của việc tập yoga.
Bạn đang muốn tìm lớp đào tạo giáo viên yoga hay tìm trung tâm yoga tại Hà Nội hãy liên hệ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn:
Hương Anh Yoga
Cơ sở 1: 149 Phố Huế - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Cơ sở 2: 3-5 Chùa Vua - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Hotline: 84 (0) 936 657 555
Website: huonganhyoga.vn