Khủng hoảng kinh tế không chỉ ảnh hưởng tới con cá, mớ rau, mà nó còn là tác nhân kéo lùi hạnh phúc trong nhiều gia đình.
Bỗng dưng chồng thành “kẹo kéo”
Anh Hùng trước đây vốn là người tương đối “thoáng”, với thu nhập thuộc vào dạng khá, nên trong ví của anh lúc nào cũng rủng rỉnh tiền bạc. Nhưng hơn một năm trở lại đây, kinh tế khó khăn, trong khi cái gì cũng đắt đỏ lên, tiền tiêu cứ như bị mất cắp thì đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng anh không những không tăng mà còn bị trả chậm, cắt xén bớt đi. Mải lo vun vén tổ ấm của mình trong thời buổi “củi quế gạo châu” anh Hùng dần biến đổi tâm tính.
Nếu trước đây thỉnh thoảng anh vẫn tụ tập bạn bè chè chén thì nay gần như không. Anh ít đi nhậu nhẹt và chăm ăn cơm ở nhà nhiều hơn, vợ chồng con cái vì thế cũng gần gũi hơn. Đó thật sự là những dấu hiệu đáng mừng. Nhưng chị Quyên đâu ngờ rằng đấy chính là dấu hiệu cho thấy chồng đang dần trở nên “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”. Hễ chị sắm sửa cái gì là y như rằng anh sẽ chẹp miệng ra vẻ tiếc tiền.
Mới đây, con gái lớn của anh chị bị ốm sốt cao nằm li bì, chị giục chồng đưa con đi khám thì anh cứ chần chừ, và cằn nhằn “đi khám chỉ tốn tiền chớ ăn thua gì, toàn cái lũ lang băm ăn tiền chứ khám với chữa gì các loại bác sỹ ngày nay”. Thế là anh bảo chị ra đầu ngõ mua thuốc về cho con uống, khỏi khám với khiếc gì tốn tiền thêm. Có lẽ vì phải “thắt lưng buộc bụng” thái quá nên anh Hùng mới trở nên keo kiệt đến mức “mù quáng” như vậy.
Hôm trước, mẹ ruột chị lên chơi định bụng nhờ hai vợ chồng đưa đi khám bệnh đại tràng. Thấy vậy, anh Hùng đi ra đi vào nói bóng nói gió: “Thời buổi khủng hoảng kinh tế đi viện bây giờ là tốn kém lắm”. Mẹ chị thấy thế ái ngại không dám nhờ nữa, buổi chiều bà cụ vội vàng bắt xe khách về quê, đi khám tại bệnh viện tỉnh cho khỏe. Báo hại chị hôm đó bị thằng em trai gọi điện lên mắng thậm tệ, nó còn mát mẻ chị rằng: “Tưởng lấy chồng thành phố thì phải khác, ai ngờ chẳng bằng anh vác gạch ở quê” khiến chị càng nghĩ càng thấy nhục!
Chị Quyên đành ngậm đắng nuốt cay cho yên chuyện, nhưng “cây muốn nặng mà gió chẳng đừng”. Người bạn thân của anh sắp xây nhà, và có sang vay của chị một ít tiền mà trước đó anh chị hứa sẽ cho vay. Nhưng không hiểu sao buổi chiều hôm đó, khi đi làm về biết tin anh lại đùng đùng nổi giận, mắng chị té tát vì tội “gửi vào tiết kiệm còn sinh lời chứ cho bạn vay thì chỉ có thiệt”.
Ấm ức trong lòng, chị Quyên ngày càng coi thường chồng ra mặt. Những tình cảm, sự ngưỡng mộ của chị dành cho anh trước đây cũng mất dần. Cuộc sống vợ chống ngày càng nặng nề, bữa cơm thưa thớt tiếng cười, tiếng nói, chăn gối cũng vì thế mà nguội lạnh. Mỗi lúc anh tỏ ý muốn gần gũi là chị lại kiếm cớ này, cớ nọ để từ chối. Anh Hùng cứ tưởng chị Quyên đến tuổi tiền mãn kinh nên nhu cầu thay đổi. Nhưng thực chất chính sự keo kiệt của anh (nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế) đã biến chị trở thành như thế.
Vợ trở thành xấu tính
Hơn 15 năm làm dâu, chị Mai vợ anh Thành luôn được tiếng là người biết ăn biết ở với nhà chồng. Công to việc nhỏ gì của nhà chồng chị cũng xung phong gánh vác. Nhưng từ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì chị bỗng dưng đổi tính nết. Nhất là sau sự kiện cậu em trai của anh bị mất việc
Vì chưa tìm được việc làm nên tháng trước, cậu em trai lân la sang nhà anh Thanh vay ít tiền để đóng học phí cho con. Trong khi anh Thành vui vẻ đồng ý, thì chị lại tỏ thái độ khó chịu ra mặt. Đến khi anh Thành bảo chị lên nhà lấy tiền thì như không nhịn được tức, chị vừa xem tivi vừa nói mát mẻ: “Anh em nhất giả kiến phận, thời buổi khó khăn thì ai cũng như ai. Tiền học phí của con Cúc tháng này em cũng chưa có tiền đóng đấy”. Trong khi ông anh chưng hửng trước thái độ của vợ thì cậu em đã vội vàng cáo lui trong thái độ ngượng ngùng.
Lần đó anh Thành giận vợ đúng 5 ngày. Sau đó thì chị chủ động làm hòa. Nhưng sự trái tính trái nết của chị Mai vẫn chưa hết. Anh Thành có cô em út lấy chồng tỉnh lẻ, chồng nó chỉ là công nhân viên chức “lương ba cọc ba đồng” gia đình 4 người vẫn phải ở nhà thuê. Thời buổi kinh tế khó khăn, cái gì cũng tăng, nên đời sống hai vợ chồng khá eo hẹp. Hôm trước hai vợ chồng anh qua thăm, thấy các cháu cơm canh đạm bạc anh thương quá đã rút ví cho các cháu 1 triệu mua quà. Vợ anh thấy thế bóng gió ngay: “Các con sắp đói rã họng anh còn không lo, toàn ôm rơm rặm bụng”
Đối với mẹ chồng chị cũng thay đổi. Buổi sáng chị không còn dậy sớm, đi mua đồ ăn cho mẹ như trước. Khi anh hỏi, chị nói: “Bây giờ cái gì cũng đắt đỏ, mẹ già rồi ăn bao nhiêu mua làm gì cho phí”. Nghe vợ nói vậy mà anh không khỏi chạnh lòng, thì ra vợ anh tính toán với cả mẹ chồng. Với anh việc nuôi nấng mẹ già là trách nhiệm của con cả. Trước đây, chị cũng hiểu điều này, vậy mà giờ lại… Thì ra hoàn cảnh thay đổi, giá cả đắt đỏ khiến con người ta cũng thay đổi, tiết kiệm và ki bo hơn.
Để tránh cãi vã, anh Thành quyết định lập quỹ riêng, thi thoảng anh lại biếu mẹ vài triệu để tiêu vặt, cho cậu em trai, cô em út một chút lo cho các cháu. Mới đây, anh còn tặng cho cậu em trai một chiếc xe máy để lấy phương tiện đi làm cho đỡ khổ. Chị Mai biết chuyện đã nổi khùng, vì anh không hỏi ý kiến chị đã tự quyết định. Cuộc sống vợ chồng mỗi ngày thêm căng thẳng. “Cơm không lành canh chẳng ngọt” anh Thành cảm thấy ngột ngạt trong chính gia đình mình, không ai chịu nhường ai, anh chị quyết định ly thân, việc ai người đó làm. Con dâu và mẹ chồng cũng đã nhìn nhau bằng ánh mắt khác xưa.
Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn (Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Con người): “Trong giai đoạn khủng hoảng này hai vợ chồng cần phải có kế hoạch chỉ tiêu hợp lý. Nên vạch rõ những thứ cần tiêu trong một tháng, những thứ có thể phát sinh và khoản nào nên bỏ vì không hợp lý. Nếu hai vợ chồng có sự chệnh lệch về việc kiếm tiền thì cũng rất có thể xảy ra vấn đề.
Mâu thuẫn có thể xuất hiện nếu sự chênh lệch đó quá lớn. Để giải quyết tình hình này, vợ chồng nên học cách chia sẻ trong cuộc sống, không nên chỉ dựa vào nguồn thu của mỗi người. Quan trọng là cả hai cùng đóng góp để xây dựng mỗi quan hệ tốt đẹp và tương lai chung. Vợ chồng cởi mở giao tiếp để hiểu nhau hơn cũng là một cách giúp vượt qua thời gian khó khăn”.
Có thể bạn chưa biếtTrong một cuộc khảo sát mới đây ở Australia cho thấy, 40% các cặp vợ chồng cho rằng khủng hoảng tài chính ảnh hưởng rất nhiều tới mối quan hệ vợ chồng. Tình hình kinh tế khủng hoảng làm gia tăng sự căng thẳng, dẫn tới nhiều bất đồng và ly dị tăng cao.
Theo Khoa học & Đời sống
Bỗng dưng chồng thành “kẹo kéo”
Anh Hùng trước đây vốn là người tương đối “thoáng”, với thu nhập thuộc vào dạng khá, nên trong ví của anh lúc nào cũng rủng rỉnh tiền bạc. Nhưng hơn một năm trở lại đây, kinh tế khó khăn, trong khi cái gì cũng đắt đỏ lên, tiền tiêu cứ như bị mất cắp thì đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng anh không những không tăng mà còn bị trả chậm, cắt xén bớt đi. Mải lo vun vén tổ ấm của mình trong thời buổi “củi quế gạo châu” anh Hùng dần biến đổi tâm tính.
Nếu trước đây thỉnh thoảng anh vẫn tụ tập bạn bè chè chén thì nay gần như không. Anh ít đi nhậu nhẹt và chăm ăn cơm ở nhà nhiều hơn, vợ chồng con cái vì thế cũng gần gũi hơn. Đó thật sự là những dấu hiệu đáng mừng. Nhưng chị Quyên đâu ngờ rằng đấy chính là dấu hiệu cho thấy chồng đang dần trở nên “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”. Hễ chị sắm sửa cái gì là y như rằng anh sẽ chẹp miệng ra vẻ tiếc tiền.
Mới đây, con gái lớn của anh chị bị ốm sốt cao nằm li bì, chị giục chồng đưa con đi khám thì anh cứ chần chừ, và cằn nhằn “đi khám chỉ tốn tiền chớ ăn thua gì, toàn cái lũ lang băm ăn tiền chứ khám với chữa gì các loại bác sỹ ngày nay”. Thế là anh bảo chị ra đầu ngõ mua thuốc về cho con uống, khỏi khám với khiếc gì tốn tiền thêm. Có lẽ vì phải “thắt lưng buộc bụng” thái quá nên anh Hùng mới trở nên keo kiệt đến mức “mù quáng” như vậy.
Hôm trước, mẹ ruột chị lên chơi định bụng nhờ hai vợ chồng đưa đi khám bệnh đại tràng. Thấy vậy, anh Hùng đi ra đi vào nói bóng nói gió: “Thời buổi khủng hoảng kinh tế đi viện bây giờ là tốn kém lắm”. Mẹ chị thấy thế ái ngại không dám nhờ nữa, buổi chiều bà cụ vội vàng bắt xe khách về quê, đi khám tại bệnh viện tỉnh cho khỏe. Báo hại chị hôm đó bị thằng em trai gọi điện lên mắng thậm tệ, nó còn mát mẻ chị rằng: “Tưởng lấy chồng thành phố thì phải khác, ai ngờ chẳng bằng anh vác gạch ở quê” khiến chị càng nghĩ càng thấy nhục!
Chị Quyên đành ngậm đắng nuốt cay cho yên chuyện, nhưng “cây muốn nặng mà gió chẳng đừng”. Người bạn thân của anh sắp xây nhà, và có sang vay của chị một ít tiền mà trước đó anh chị hứa sẽ cho vay. Nhưng không hiểu sao buổi chiều hôm đó, khi đi làm về biết tin anh lại đùng đùng nổi giận, mắng chị té tát vì tội “gửi vào tiết kiệm còn sinh lời chứ cho bạn vay thì chỉ có thiệt”.
Ấm ức trong lòng, chị Quyên ngày càng coi thường chồng ra mặt. Những tình cảm, sự ngưỡng mộ của chị dành cho anh trước đây cũng mất dần. Cuộc sống vợ chống ngày càng nặng nề, bữa cơm thưa thớt tiếng cười, tiếng nói, chăn gối cũng vì thế mà nguội lạnh. Mỗi lúc anh tỏ ý muốn gần gũi là chị lại kiếm cớ này, cớ nọ để từ chối. Anh Hùng cứ tưởng chị Quyên đến tuổi tiền mãn kinh nên nhu cầu thay đổi. Nhưng thực chất chính sự keo kiệt của anh (nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế) đã biến chị trở thành như thế.
Vợ trở thành xấu tính
Hơn 15 năm làm dâu, chị Mai vợ anh Thành luôn được tiếng là người biết ăn biết ở với nhà chồng. Công to việc nhỏ gì của nhà chồng chị cũng xung phong gánh vác. Nhưng từ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì chị bỗng dưng đổi tính nết. Nhất là sau sự kiện cậu em trai của anh bị mất việc
Vì chưa tìm được việc làm nên tháng trước, cậu em trai lân la sang nhà anh Thanh vay ít tiền để đóng học phí cho con. Trong khi anh Thành vui vẻ đồng ý, thì chị lại tỏ thái độ khó chịu ra mặt. Đến khi anh Thành bảo chị lên nhà lấy tiền thì như không nhịn được tức, chị vừa xem tivi vừa nói mát mẻ: “Anh em nhất giả kiến phận, thời buổi khó khăn thì ai cũng như ai. Tiền học phí của con Cúc tháng này em cũng chưa có tiền đóng đấy”. Trong khi ông anh chưng hửng trước thái độ của vợ thì cậu em đã vội vàng cáo lui trong thái độ ngượng ngùng.
Lần đó anh Thành giận vợ đúng 5 ngày. Sau đó thì chị chủ động làm hòa. Nhưng sự trái tính trái nết của chị Mai vẫn chưa hết. Anh Thành có cô em út lấy chồng tỉnh lẻ, chồng nó chỉ là công nhân viên chức “lương ba cọc ba đồng” gia đình 4 người vẫn phải ở nhà thuê. Thời buổi kinh tế khó khăn, cái gì cũng tăng, nên đời sống hai vợ chồng khá eo hẹp. Hôm trước hai vợ chồng anh qua thăm, thấy các cháu cơm canh đạm bạc anh thương quá đã rút ví cho các cháu 1 triệu mua quà. Vợ anh thấy thế bóng gió ngay: “Các con sắp đói rã họng anh còn không lo, toàn ôm rơm rặm bụng”
Đối với mẹ chồng chị cũng thay đổi. Buổi sáng chị không còn dậy sớm, đi mua đồ ăn cho mẹ như trước. Khi anh hỏi, chị nói: “Bây giờ cái gì cũng đắt đỏ, mẹ già rồi ăn bao nhiêu mua làm gì cho phí”. Nghe vợ nói vậy mà anh không khỏi chạnh lòng, thì ra vợ anh tính toán với cả mẹ chồng. Với anh việc nuôi nấng mẹ già là trách nhiệm của con cả. Trước đây, chị cũng hiểu điều này, vậy mà giờ lại… Thì ra hoàn cảnh thay đổi, giá cả đắt đỏ khiến con người ta cũng thay đổi, tiết kiệm và ki bo hơn.
Để tránh cãi vã, anh Thành quyết định lập quỹ riêng, thi thoảng anh lại biếu mẹ vài triệu để tiêu vặt, cho cậu em trai, cô em út một chút lo cho các cháu. Mới đây, anh còn tặng cho cậu em trai một chiếc xe máy để lấy phương tiện đi làm cho đỡ khổ. Chị Mai biết chuyện đã nổi khùng, vì anh không hỏi ý kiến chị đã tự quyết định. Cuộc sống vợ chồng mỗi ngày thêm căng thẳng. “Cơm không lành canh chẳng ngọt” anh Thành cảm thấy ngột ngạt trong chính gia đình mình, không ai chịu nhường ai, anh chị quyết định ly thân, việc ai người đó làm. Con dâu và mẹ chồng cũng đã nhìn nhau bằng ánh mắt khác xưa.
Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn (Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Con người): “Trong giai đoạn khủng hoảng này hai vợ chồng cần phải có kế hoạch chỉ tiêu hợp lý. Nên vạch rõ những thứ cần tiêu trong một tháng, những thứ có thể phát sinh và khoản nào nên bỏ vì không hợp lý. Nếu hai vợ chồng có sự chệnh lệch về việc kiếm tiền thì cũng rất có thể xảy ra vấn đề.
Mâu thuẫn có thể xuất hiện nếu sự chênh lệch đó quá lớn. Để giải quyết tình hình này, vợ chồng nên học cách chia sẻ trong cuộc sống, không nên chỉ dựa vào nguồn thu của mỗi người. Quan trọng là cả hai cùng đóng góp để xây dựng mỗi quan hệ tốt đẹp và tương lai chung. Vợ chồng cởi mở giao tiếp để hiểu nhau hơn cũng là một cách giúp vượt qua thời gian khó khăn”.
Có thể bạn chưa biếtTrong một cuộc khảo sát mới đây ở Australia cho thấy, 40% các cặp vợ chồng cho rằng khủng hoảng tài chính ảnh hưởng rất nhiều tới mối quan hệ vợ chồng. Tình hình kinh tế khủng hoảng làm gia tăng sự căng thẳng, dẫn tới nhiều bất đồng và ly dị tăng cao.
Theo Khoa học & Đời sống