CAO TUONG VY
New member
Trong quá trình giao lưu quốc tế, tinh hoa văn hóa các nước bạn du nhập vào Việt Nam làm thay đổi mạnh mẽ lối sống của giới trẻ Việt Nam. Ngày nay ta không còn thấy hình ảnh các cô gái dịu dàng trong tà áo bà ba, thay vào đó là hình ảnh các bạn trẻ năng động và tự tin trong trang phục jeans và thun. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn đọc bộ sưu tập thời trang áo thun sau đây cùng các phong cách ăn mặc khác nhau để giúp bạn có thêm kiến thức về cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay. Một tiểu thư sành điệu thường gắn liền với hình ảnh chiếc quần jeans cao cấp và chiếc áo tay dài may hai lớp. Ngược lại, khi nói đến một cô bé năng động, nhí nhảnh và yêu thể thao thì người ta nghĩ ngay tới hình ảnh chiếc váy jeans trên gối và chiếc áo thun cọc tay, thêm vào đó có thể là một chiếc nón đội xếch và một chiếc túi xách mang chéo ngang vai. Ngoài ra bạn có thể đoán được tính cách người mặc qua các chi tiết khác trên áo. Một chiếc áo có cổ được may cẩn thận từng chi tiết chứng tỏ người mặc là một người rất cầu kì, đòi hỏi sự hoàn thiện. Một chiếc áo trơn không cổ lại cho biết chủ của nó là một người giản dị, vui tính. Cách chọn màu vải trơn không họa tiết chắc chắn là cách chọn của một người ưa phong cách và sành điệu; còn những hiểu caro, sọc hay in hình trên áo lại là sở thích của các bạn teen hip-hop, khao khát sự nổi bật và luôn muốn chứng tỏ mình. Đúng như người ta nói, nhìn vào nết ăn nết mặc là có thể đánh giá được tính cách con người. Vì vậy khi chọn cho mình một chiếc áo để mặc bạn phải cân nhắc liệu chiếc áo đó có phù hợp với tính cách của mình không nhé.
Một chiếc áo thun chuẩn phải đẹp từ chất liệu, kiểu dáng, màu sắc cho đến chiếc logo và cả những thông điệp được in trên nó. Hầu hết áo thun chúng ta mặc ngày nay đều làm từ sợi vải cotton, polyester và sự pha trộn của hai thứ vải này với nhau. Việc may một chiếc áo thun cũng khá đơn giản. Hiện nay, mọi quy trình đều được tự động hóa bằng máy, từ quy trình cắt, vắt sổ đến ráp các mảnh áo lại với nhau. Song, công đoạn quan trọng nhất thể hiện đẳng cấp của một chiếc áo thun tốt là dệt vải. Vải áo dệt càng mỏng, áo mặc càng mát và nhẹ. Mồ hôi sẽ nhanh thấm và thoát ra khỏi thớ vải khi gặp gió, vì thế luôn tạo cảm giác khô thoáng và thoải mái Một chiếc áo thun trắng trơn có thể sẽ mang lại cảm giác đơn điệu cho cả người mặc và người nhìn. Bởi thế, việc thiết kế và nhuộm màu cho áo không chỉ có "đất sống" mà còn có rất nhiều không gian để "tung tẩy". Có hẳn một loại mực chuyên dụng cho việc in áo thun. Riêng với những loại có in hình họa hoặc logo, người ta sẽ sử dụng các miếng dán hình thú, đá trang trí, đồ phụ kiện thêu rồi là "chết" lên áo. Sau này, kĩ thuật in laser cho phép in tất cả các hình muốn thể hiện lên mặt áo. Ngay từ thập niên 1960, áo thun có in hình đã trở thành mốt thời thượng khi các ban nhạc rock đi vòng quanh thế giới quảng bá cho tour diễn của mình với những chiếc áo thun có những hình vẽ rất ấn tượng. Năm 1980, máy nhuộm áo nhiệt độ ra đời, nghĩa là màu áo có thể thay đổi theo nhiệt độ. Tuy nhiên, loại áo "thông minh" này lại không được chuộng lắm bởi chất nhuộm bám lên áo dễ bị phân hủy khi giặt. Và chỉ một thời gian ngắn sau, chiếc áo không còn được như ban đầu mà biến thành hỗn hợp màu loang lổ rất mất thẩm mỹ. Công nghệ nhuộm màu cho áo thun đặc biệt quan trọng, nó ít nhiều phụ thuộc vào chất liệu thun thấm được độ đậm đặc của màu đến đâu. Cho dù áo thun có hình họa phổ biến từ những năm 1960, song phải 30 năm sau, chiếc áo có in hình logo mới thật sự làm khuynh đảo giới trẻ. Những nhà thiết kế danh giá của Calvin Klein, Fubu, Ralph Lauren và The Gap đã nhảy vào "cuộc chiến" để đưa ra các mẫu logo gắn liền với thương hiệu áo thun của họ. Sang năm 2000, loại áo thun có in khẩu hiệu và những lời châm biếm rục rịch xuất hiện trên thị trường. Công chúa nhạc pop một thời Britney Spears và cô nàng đỏng đảnh Paris Hilton là những người đi tiên phong trong trào lưu mặc áo thun in những khẩu hiệu gây sốc. Xu thế màu sắc của áo thun càng ngày càng nền nã và bớt "kịch tính" hơn. Nếu năm 2006, các sàn diễn thời trang thế giới tràn ngập áo thun tông màu nổi như da cam, đỏ, tím thì năm 2007, các gam màu đã được tiết chế cho giảm sắc độ xuống. Bởi thế, những tông màu cơ bản của thời trang như đỏ, đen và trắng vẫn luôn giữ vị thế số một. sanh hon voi ao thun Với nhiệm vụ thấm hút mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể, áo thun tốt nhất nên được làm 100% cotton. Khi được pha thêm polyester nhằm tạo độ co giãn, các tính năng trên của áo thun sẽ giảm đi, song nó lại tạo ra những đường lượn gợi cảm cho người mặc. Đó là lý do đàn ông luôn thích áo thun làm hoàn toàn từ vải cotton, còn phụ nữ lại chuộng áo có chất co giãn để tăng thêm nét quyến rũ. Tất nhiên, chiếc áo thun đẹp hay không còn phụ thuộc vào chính người mặc nó.
Một chiếc áo thun chuẩn phải đẹp từ chất liệu, kiểu dáng, màu sắc cho đến chiếc logo và cả những thông điệp được in trên nó. Hầu hết áo thun chúng ta mặc ngày nay đều làm từ sợi vải cotton, polyester và sự pha trộn của hai thứ vải này với nhau. Việc may một chiếc áo thun cũng khá đơn giản. Hiện nay, mọi quy trình đều được tự động hóa bằng máy, từ quy trình cắt, vắt sổ đến ráp các mảnh áo lại với nhau. Song, công đoạn quan trọng nhất thể hiện đẳng cấp của một chiếc áo thun tốt là dệt vải. Vải áo dệt càng mỏng, áo mặc càng mát và nhẹ. Mồ hôi sẽ nhanh thấm và thoát ra khỏi thớ vải khi gặp gió, vì thế luôn tạo cảm giác khô thoáng và thoải mái Một chiếc áo thun trắng trơn có thể sẽ mang lại cảm giác đơn điệu cho cả người mặc và người nhìn. Bởi thế, việc thiết kế và nhuộm màu cho áo không chỉ có "đất sống" mà còn có rất nhiều không gian để "tung tẩy". Có hẳn một loại mực chuyên dụng cho việc in áo thun. Riêng với những loại có in hình họa hoặc logo, người ta sẽ sử dụng các miếng dán hình thú, đá trang trí, đồ phụ kiện thêu rồi là "chết" lên áo. Sau này, kĩ thuật in laser cho phép in tất cả các hình muốn thể hiện lên mặt áo. Ngay từ thập niên 1960, áo thun có in hình đã trở thành mốt thời thượng khi các ban nhạc rock đi vòng quanh thế giới quảng bá cho tour diễn của mình với những chiếc áo thun có những hình vẽ rất ấn tượng. Năm 1980, máy nhuộm áo nhiệt độ ra đời, nghĩa là màu áo có thể thay đổi theo nhiệt độ. Tuy nhiên, loại áo "thông minh" này lại không được chuộng lắm bởi chất nhuộm bám lên áo dễ bị phân hủy khi giặt. Và chỉ một thời gian ngắn sau, chiếc áo không còn được như ban đầu mà biến thành hỗn hợp màu loang lổ rất mất thẩm mỹ. Công nghệ nhuộm màu cho áo thun đặc biệt quan trọng, nó ít nhiều phụ thuộc vào chất liệu thun thấm được độ đậm đặc của màu đến đâu. Cho dù áo thun có hình họa phổ biến từ những năm 1960, song phải 30 năm sau, chiếc áo có in hình logo mới thật sự làm khuynh đảo giới trẻ. Những nhà thiết kế danh giá của Calvin Klein, Fubu, Ralph Lauren và The Gap đã nhảy vào "cuộc chiến" để đưa ra các mẫu logo gắn liền với thương hiệu áo thun của họ. Sang năm 2000, loại áo thun có in khẩu hiệu và những lời châm biếm rục rịch xuất hiện trên thị trường. Công chúa nhạc pop một thời Britney Spears và cô nàng đỏng đảnh Paris Hilton là những người đi tiên phong trong trào lưu mặc áo thun in những khẩu hiệu gây sốc. Xu thế màu sắc của áo thun càng ngày càng nền nã và bớt "kịch tính" hơn. Nếu năm 2006, các sàn diễn thời trang thế giới tràn ngập áo thun tông màu nổi như da cam, đỏ, tím thì năm 2007, các gam màu đã được tiết chế cho giảm sắc độ xuống. Bởi thế, những tông màu cơ bản của thời trang như đỏ, đen và trắng vẫn luôn giữ vị thế số một. sanh hon voi ao thun Với nhiệm vụ thấm hút mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể, áo thun tốt nhất nên được làm 100% cotton. Khi được pha thêm polyester nhằm tạo độ co giãn, các tính năng trên của áo thun sẽ giảm đi, song nó lại tạo ra những đường lượn gợi cảm cho người mặc. Đó là lý do đàn ông luôn thích áo thun làm hoàn toàn từ vải cotton, còn phụ nữ lại chuộng áo có chất co giãn để tăng thêm nét quyến rũ. Tất nhiên, chiếc áo thun đẹp hay không còn phụ thuộc vào chính người mặc nó.