Chẩn đoán bệnh qua quan sát Mắt:
Chẩn đoán cục bộ phần màng mi.
B - Chẩn đoán phần màng mi: (tức mí mắt).
1. Trạng thái bình thường: Người bình thường thì mí mắt khép mở như ý muốn, khi hai mí mắt khép lại thì đường viền hai mí mắt trên và dưới khép kín chặt, khi mở mắt thì mí trên của mắt mở lên trên, mi dưới hơi hạ xuống một chút. Khi hai mí mắt mở ra nhìn bình thường, tự nhiên thẳng về phía trước, mí trên che phần đường viền giác mạc trên khoảng 2mm, toàn bộ khu đồng tử lộ ra ngoài, ánh mắt nhìn thông không có gì cản trở.
2. Triệu chứng khác thường: Mí mắt phù thũng, sưng: Đây là hiện tượng thuộc về nhân tố sinh lý, thường thấy ở những người thiếu ngủ, gối đầu quá thấp hoặc sau khi chảy nhiều nước mắt. Về phương diện bệnh lý có thể do viêm bộ phận trước mắt, bệnh tim, bệnh thận và tiểu cẩu thận, vv...
3. Triệu chứng khác thường: Mí mắt sưng đỏ: Nếu mí mắt sưng đỏ ở phần da gần hai khóe mắt (đa số là phần mí trên), mắt sưng đỏ, đau, sốt có tính cục bộ, càng để lâu càng đau kịch liệt, loét và có mủ. Thường là hiện tượng bị bệnh Chắp hoặc lên lẹo. Do bị cảm nhiễm tà nhiệt độc gây ra. Nếu mí mắt sưng cứng cục bộ, đau và đỏ thẫm, lâu không khỏi, là do dị vật, sưng do hạt bụi hoặc do đờm ứ kết gây nên.
4. Triệu chứng khác thường: Sa mí mắt: Có thể do hai nguyên nhân chính là bẩm sinh và hậu thiên. Nếu là do bẩm sinh thì khi sinh ra đã vậy, không thuốc nào chữa được. Chỉ có thể sau khi trưởng thành dùng phương pháp phẫu thuật treo lên thì có thể chữa được. Còn hậu thiên là do bệnh tật gây ra, ví dụ như chứng nặng cơ vô lực, chứng ức chế thần kinh, bệnh về huyết quản não, hoặc bị ung nhọt ở xung quanh các tổ chức cơ mắt, hoặc thiếu sinh tố B1, vv…
5. Triệu chứng khác thường: Mí mắt không thể khép kín: Nếu khi nhắm mắt mà mí mắt vẫn không khép kín, tròng mắt vẫn lộ ra ngoài. Đây là một trong những đặc chứng thuộc dạng bị tê liệt thần kinh mắt. Nếu trẻ em khi ngủ mà hai mí mắt không khép kín hoặc khép không chặt. Đây là hiện tượng Tỳ Vị hư nhược, nên chú ý đến vấn đề ăn uống của trẻ, không nên để trẻ có thói quen ăn đồ sống lạnh.
6. Triệu chứng khác thường: Mí mắt nháy nhiều: Mí mắt bị nháy liên tục, không thể tự chủ được, thường thấy nhiều ở trẻ em. Theo Đông Y thì đây là hiện tượng phong tà xâm tập hoặc do huyết hư sinh phong gây nên.
7. Triệu chứng khác thường: Xuất hiện nhiều vết chấm màu vàng trên mí mắt, đồng thời nổi cộm lên, thường thấy nhiều ở mí trên. Theo Y học thì đây là một loại nhọt màu vàng, biểu thị lượng mỡ trong trong máu quá cao, đồng thời dễ bị bệnh về huyết quản tim.
8. Triệu chứng khác thường: Trong mí mắt có hạt: Trong mí mắt trên ở phần gần hai khóe mắt có các hạt dạng giống như hạt cây hoa tiêu và có màu vàng, mềm, mật độ day như trứng cá. Có thể chẩn đoán là tiêu sang (lở loét), hay còn gọi là “cát mắt”. Bệnh này nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ và giữ gìn cẩn thận có thể lây lan sang người khác.
9. Triệu chứng khác thường: Vành mắt thâm đen: Phần lớn là do vất vả mệt nhọc quá độ, thiếu ngủ. Cũng còn có thể do quan hệ tình dục quá độ gây ra. Nhìn chung mà nói, nếu vành mắt bỗng dưng thâm đen, thì chỉ cần chú ý nghỉ ngơi điều dưỡng, tránh mọi hoạt động làm việc vất vả quá độ thì vành mắt sẽ phục hồi bớt đen dần và hết hẳn. Nhưng nếu vành mắt đen lâu ngày không khỏi thì lại là một dạng bệnh thái, đây thường là tín hiệu báo về hệ thống Thận bị hư tổn kèm theo huyết ứ. Trong y học hiện đại và đông tây y kết hợp đã nghiên cứu xác nhận, người bị bệnh hao tổn Thận nghiêm trọng và có huyết ứ bên trong thường kèm theo trở ngại nội phân tiết và sự trao đổi chất, có quan hệ đến nhân tố bệnh lý cơ năng của chất cơ da, tuyến thượng thận bị rối loạn, bệnh huyết quản tim và trở ngại hệ vi tuần hoàn, bệnh tiêu hao mãn tính. (lưu ý: không nên nhầm với những cô gái thích hóa trang vành mắt thâm đen).
10. Triệu chứng khác thường: Mí mắt bị nháy, giật: Thường thì do mệt nhọc quá độ hoặc mất ngủ nhiều gây ra. nếu mí mắt nháy giật liên hồi không nghỉ là tín hiệu báo trước khi bị trúng phong(tai biến).
11. Triệu chứng khác thường: Mắt mọc lẹo: Thường gọi là “mắt lẹo trộm”, là do viêm tuyến mắt, còn gọi là sưng hạt lúa, là một dạng viêm cấp tính bị nung mủ do siêu vi trùng xâm nhập qua tuyến thể của mí mắt. Có thể căn cứ vào vị trí phát bệnh mà phân thành hai loại: viêm tuyến ngoài mí mắt và viêm tuyến trong mí mắt. Viêm tuyến ngoài mí mắt là thấy ở trên da xuất hiện chỗ bị sưng. Viêm tuyến trong mí mắt có phạm vi tương đối nhỏ, trên kết mạc mí mắt bị nổi cộm lên đầy máu. Sau khi hình thành các nốt sưng nung mủ bằng hạt thóc. Đa số tự phá da chẩy hết mủ rồi khỏi dần. Nhất thiết không được tự ý nặn ép hoặc chích phá có thể gây hậu quả xấu.
Chẩn đoán cục bộ hai khóe mắt.
Hai khóe mắt tức là hai khóe trong của hai góc mắt, thuộc Huyết Luân, là phần tương quan sở thuộc của Tim, chủ về huyết mạch.
1. Trạng thái khỏe mạnh: Người khỏe mạnh bình thường thì khóe góc trong thường to hơn khóe góc ngoài, tại bộ phận khóe mắt có các huyết mạch hoạt động, tuyến lệ thông thương, không bị dồn ứ gỉ mắt, hoặc bị chảy nước mắt.
2. Triệu chứng khác thường: Hai khóe chảy nước mắt: Nếu bị gió lùa chảy nước mắt, lau đi lại có, không có cảm giác nóng là biểu hiện Gan và Thận bị hư hao, phong tà khơi động nên chảy nước mắt. Nước mắt lạnh chảy dài, đa số là khí huyết hư hao, hoặc Gan Thận đều hao tổn, hoặc có tắc trở tuyến lệ nên nước mắt không chảy ra theo đường thông thường. Hai khóe mắt có nước mắt nóng chảy ra kèm theo mắt bị đỏ, sưng đau: là do ngoại cảm phong nhiệt độc tà, cũng có thể do bị dị vật vào mắt gây ra.
3. Triệu chứng khác thường: Khóe trong mắt chảy mủ: phần lớn là do sưng đỏ đau, viêm loét rữa, thuộc dạng bệnh “Trĩ mắt”. Tây y gọi là viêm túi lệ cấp tính. Đa số là do ngoại cảm phong nhiệt, hoặc Tỳ Vị ôn nhiệt, tâm hỏa thượng viêm gây ra. Nếu dùng tay ấn vào chỗ khóe mắt đó thì thấy có mủ hoặc nước bọt chảy ra tại vị trí nước mắt chảy, là hiện tượng rò tinh, tây y gọi là viêm túi lệ mãn tính. Phần lớn là do Tỳ Kinh phục nhiệt, phúc cảm phong tà gây ra.
Theo VIỆN RIAFR
Chẩn đoán cục bộ phần màng mi.
B - Chẩn đoán phần màng mi: (tức mí mắt).
1. Trạng thái bình thường: Người bình thường thì mí mắt khép mở như ý muốn, khi hai mí mắt khép lại thì đường viền hai mí mắt trên và dưới khép kín chặt, khi mở mắt thì mí trên của mắt mở lên trên, mi dưới hơi hạ xuống một chút. Khi hai mí mắt mở ra nhìn bình thường, tự nhiên thẳng về phía trước, mí trên che phần đường viền giác mạc trên khoảng 2mm, toàn bộ khu đồng tử lộ ra ngoài, ánh mắt nhìn thông không có gì cản trở.
2. Triệu chứng khác thường: Mí mắt phù thũng, sưng: Đây là hiện tượng thuộc về nhân tố sinh lý, thường thấy ở những người thiếu ngủ, gối đầu quá thấp hoặc sau khi chảy nhiều nước mắt. Về phương diện bệnh lý có thể do viêm bộ phận trước mắt, bệnh tim, bệnh thận và tiểu cẩu thận, vv...
3. Triệu chứng khác thường: Mí mắt sưng đỏ: Nếu mí mắt sưng đỏ ở phần da gần hai khóe mắt (đa số là phần mí trên), mắt sưng đỏ, đau, sốt có tính cục bộ, càng để lâu càng đau kịch liệt, loét và có mủ. Thường là hiện tượng bị bệnh Chắp hoặc lên lẹo. Do bị cảm nhiễm tà nhiệt độc gây ra. Nếu mí mắt sưng cứng cục bộ, đau và đỏ thẫm, lâu không khỏi, là do dị vật, sưng do hạt bụi hoặc do đờm ứ kết gây nên.
4. Triệu chứng khác thường: Sa mí mắt: Có thể do hai nguyên nhân chính là bẩm sinh và hậu thiên. Nếu là do bẩm sinh thì khi sinh ra đã vậy, không thuốc nào chữa được. Chỉ có thể sau khi trưởng thành dùng phương pháp phẫu thuật treo lên thì có thể chữa được. Còn hậu thiên là do bệnh tật gây ra, ví dụ như chứng nặng cơ vô lực, chứng ức chế thần kinh, bệnh về huyết quản não, hoặc bị ung nhọt ở xung quanh các tổ chức cơ mắt, hoặc thiếu sinh tố B1, vv…
5. Triệu chứng khác thường: Mí mắt không thể khép kín: Nếu khi nhắm mắt mà mí mắt vẫn không khép kín, tròng mắt vẫn lộ ra ngoài. Đây là một trong những đặc chứng thuộc dạng bị tê liệt thần kinh mắt. Nếu trẻ em khi ngủ mà hai mí mắt không khép kín hoặc khép không chặt. Đây là hiện tượng Tỳ Vị hư nhược, nên chú ý đến vấn đề ăn uống của trẻ, không nên để trẻ có thói quen ăn đồ sống lạnh.
6. Triệu chứng khác thường: Mí mắt nháy nhiều: Mí mắt bị nháy liên tục, không thể tự chủ được, thường thấy nhiều ở trẻ em. Theo Đông Y thì đây là hiện tượng phong tà xâm tập hoặc do huyết hư sinh phong gây nên.
7. Triệu chứng khác thường: Xuất hiện nhiều vết chấm màu vàng trên mí mắt, đồng thời nổi cộm lên, thường thấy nhiều ở mí trên. Theo Y học thì đây là một loại nhọt màu vàng, biểu thị lượng mỡ trong trong máu quá cao, đồng thời dễ bị bệnh về huyết quản tim.
8. Triệu chứng khác thường: Trong mí mắt có hạt: Trong mí mắt trên ở phần gần hai khóe mắt có các hạt dạng giống như hạt cây hoa tiêu và có màu vàng, mềm, mật độ day như trứng cá. Có thể chẩn đoán là tiêu sang (lở loét), hay còn gọi là “cát mắt”. Bệnh này nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ và giữ gìn cẩn thận có thể lây lan sang người khác.
9. Triệu chứng khác thường: Vành mắt thâm đen: Phần lớn là do vất vả mệt nhọc quá độ, thiếu ngủ. Cũng còn có thể do quan hệ tình dục quá độ gây ra. Nhìn chung mà nói, nếu vành mắt bỗng dưng thâm đen, thì chỉ cần chú ý nghỉ ngơi điều dưỡng, tránh mọi hoạt động làm việc vất vả quá độ thì vành mắt sẽ phục hồi bớt đen dần và hết hẳn. Nhưng nếu vành mắt đen lâu ngày không khỏi thì lại là một dạng bệnh thái, đây thường là tín hiệu báo về hệ thống Thận bị hư tổn kèm theo huyết ứ. Trong y học hiện đại và đông tây y kết hợp đã nghiên cứu xác nhận, người bị bệnh hao tổn Thận nghiêm trọng và có huyết ứ bên trong thường kèm theo trở ngại nội phân tiết và sự trao đổi chất, có quan hệ đến nhân tố bệnh lý cơ năng của chất cơ da, tuyến thượng thận bị rối loạn, bệnh huyết quản tim và trở ngại hệ vi tuần hoàn, bệnh tiêu hao mãn tính. (lưu ý: không nên nhầm với những cô gái thích hóa trang vành mắt thâm đen).
10. Triệu chứng khác thường: Mí mắt bị nháy, giật: Thường thì do mệt nhọc quá độ hoặc mất ngủ nhiều gây ra. nếu mí mắt nháy giật liên hồi không nghỉ là tín hiệu báo trước khi bị trúng phong(tai biến).
11. Triệu chứng khác thường: Mắt mọc lẹo: Thường gọi là “mắt lẹo trộm”, là do viêm tuyến mắt, còn gọi là sưng hạt lúa, là một dạng viêm cấp tính bị nung mủ do siêu vi trùng xâm nhập qua tuyến thể của mí mắt. Có thể căn cứ vào vị trí phát bệnh mà phân thành hai loại: viêm tuyến ngoài mí mắt và viêm tuyến trong mí mắt. Viêm tuyến ngoài mí mắt là thấy ở trên da xuất hiện chỗ bị sưng. Viêm tuyến trong mí mắt có phạm vi tương đối nhỏ, trên kết mạc mí mắt bị nổi cộm lên đầy máu. Sau khi hình thành các nốt sưng nung mủ bằng hạt thóc. Đa số tự phá da chẩy hết mủ rồi khỏi dần. Nhất thiết không được tự ý nặn ép hoặc chích phá có thể gây hậu quả xấu.
Chẩn đoán cục bộ hai khóe mắt.
Hai khóe mắt tức là hai khóe trong của hai góc mắt, thuộc Huyết Luân, là phần tương quan sở thuộc của Tim, chủ về huyết mạch.
1. Trạng thái khỏe mạnh: Người khỏe mạnh bình thường thì khóe góc trong thường to hơn khóe góc ngoài, tại bộ phận khóe mắt có các huyết mạch hoạt động, tuyến lệ thông thương, không bị dồn ứ gỉ mắt, hoặc bị chảy nước mắt.
2. Triệu chứng khác thường: Hai khóe chảy nước mắt: Nếu bị gió lùa chảy nước mắt, lau đi lại có, không có cảm giác nóng là biểu hiện Gan và Thận bị hư hao, phong tà khơi động nên chảy nước mắt. Nước mắt lạnh chảy dài, đa số là khí huyết hư hao, hoặc Gan Thận đều hao tổn, hoặc có tắc trở tuyến lệ nên nước mắt không chảy ra theo đường thông thường. Hai khóe mắt có nước mắt nóng chảy ra kèm theo mắt bị đỏ, sưng đau: là do ngoại cảm phong nhiệt độc tà, cũng có thể do bị dị vật vào mắt gây ra.
3. Triệu chứng khác thường: Khóe trong mắt chảy mủ: phần lớn là do sưng đỏ đau, viêm loét rữa, thuộc dạng bệnh “Trĩ mắt”. Tây y gọi là viêm túi lệ cấp tính. Đa số là do ngoại cảm phong nhiệt, hoặc Tỳ Vị ôn nhiệt, tâm hỏa thượng viêm gây ra. Nếu dùng tay ấn vào chỗ khóe mắt đó thì thấy có mủ hoặc nước bọt chảy ra tại vị trí nước mắt chảy, là hiện tượng rò tinh, tây y gọi là viêm túi lệ mãn tính. Phần lớn là do Tỳ Kinh phục nhiệt, phúc cảm phong tà gây ra.
Theo VIỆN RIAFR