Làng không chồng ở Việt Nam lên báo Mỹ

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
12
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Họ từng là những cô gái trẻ, đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho chiến tranh, để rồi khi đất nước thống nhất, chỉ nuôi một ước vọng lớn nhất là có được những đứa con cho riêng mình.

30 năm trước, tại Lòi, một ngôi làng nhỏ ở miền bắc Việt Nam, Nguyễn Thị Nhan, một cựu thanh niên xung phong, cùng quyết định bất ngờ của cô, đã làm đảo ngược mọi nguyên tắc về kết hôn trong truyền thống và góp phần làm thay đổi suy nghĩ cho hàng nghìn cô gái khác trên khắp đất nước.

Hiện tại, làng Lòi từng bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh đã khác xưa rất nhiều. Sáng sớm, dân làng chậm rãi vác cuốc ra đồng, bước qua một nhóm nhỏ những đứa trẻ đang chơi đùa bên bà của chúng. Bọn trẻ, và cả bố mẹ chúng, chưa từng được biết mặt ông, cha mình, nhưng không phải vì sự ác liệt của chiến tranh, mà là bởi chính bà và mẹ của họ đã quyết định sẽ không bao giờ kết hôn.

Câu chuyện về những người [url="http://phunuvn.net/"]phụ nữ[/URL] đặc biệt này bắt đầu từ giữa chiến tranh chống Mỹ, khi họ, cũng như rất nhiều người sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đó, đã hy sinh những năm tháng đẹp nhất của tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.



images869052_langkhongchong.jpg



Bà Nguyễn Thị Nhan bên cháu trai. (Ảnh: New York Times)


Ở thời điểm mà phần lớn phụ nữ Việt Nam kết hôn ở tuổi 16, thì việc vẫn còn độc thân cho khi đã 20 thường khiến các cô gái bị coi là quá lứa lỡ thì. Hòa bình lập lại, những người đàn ông còn sống sót sau chiến tranh có xu hướng chọn những cô gái trẻ dưới 20 làm vợ, khiến hàng nghìn phụ nữ rơi vào cảnh cô đơn lẻ bóng.

Không giống những thế hệ đi trước, luôn chọn cách sống một mình khi bị rơi vào hoàn cảnh đó, các cô gái ở ngôi làng nhỏ này đã tìm cách tự quyết định vận mệnh của chính mình. Họ tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân bằng cách đề nghị một người đàn ông, người mà suốt đời còn lại họ sẽ không bao giờ gặp lại, cho họ một đứa con. Với dân làng, việc "xin con" này đã phá vỡ những nguyên tắc truyền thống, khiến các cô gái trẻ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và chịu đựng những khó khăn khi phải nuôi con một mình.

"Việc đó khá bất thường và rất đáng quan tâm", Harriet Phinney, trợ lý giáo sư nhân chủng học tại Đại học Seattle, Mỹ, nói. Theo bà, trước chiến tranh, việc cố gắng để có một đứa con ngoài giá thú "chưa từng tồn tại" ở Việt Nam.

Đó là sản phẩm của những bà mẹ dũng cảm, bà Phinney, người đang viết một cuốn sách về chuyện "xin con" ở Việt Nam, cho biết.

Một số bà mẹ đơn thân ở làng Lòi sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của bản thân, mặc dù không cho biết tên người đã giúp họ có con.

Bà Nguyễn Thị Nhan, 58 tuổi, là một trong những người phụ nữ đầu tiên ở Lòi quyết định "xin con". Trong những năm chiến tranh, bà Nhan đã đứng đầu một trung đội nữ thanh niên xung phong. Mặc dù chưa từng tham gia bất cứ cuộc chiến nào, nhưng nhờ khả năng lãnh đạo tốt, bà vẫn được nhận một huân chương chiến đấu. Hòa bình lập lại, bà tìm tới một người đàn ông, và có được một cậu con trai.

Những năm đầu, cuộc sống của hai mẹ con rất khó khăn. Bất chấp những cố gắng không ngừng của bà, hai người vẫn chẳng đủ ăn. May mắn là sau này, dân làng đã quyết định bỏ qua những định kiến và sống cởi mở hơn. Thậm chí, những người phụ nữ như bà Nhan còn ngày càng nhiều thêm. Một trong số đó là bà Nguyễn Thị Lưu, 63 tuổi. Khi còn trẻ, bà từng đem lòng yêu một binh sĩ, nhưng đáng tiếc, ông đã hy sinh trong một trận chiến hồi năm 1972.

"Chiến tranh kết thúc thì tôi đã 26 tuổi", bà Lưu kể lại.

"Hồi ấy, 26 tuổi là quá già để kết hôn. Tôi thì không muốn phải lấy một người đàn ông đã quá già và xấu tính. Vả lại, cũng chẳng có một chàng trai độc thân nào chịu đến với tôi."

Tuy vậy, bà Lưu vẫn luôn khát khao có được một đứa con. "Tôi sợ phải chết một mình", bà nói. "Tôi muốn ai đó để dựa vào khi già cả. Tôi muốn một đứa con của riêng mình."

Bà Lưu kể, lựa chọn ấy từng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cả gia đình, bởi không ai muốn cô con gái của họ phải chịu đựng sự dè bỉu và định kiến của xóm làng. Nhưng rồi, nhờ sự kiên trì của bản thân, cuối cùng ước nguyện của bà cũng trở thành sự thực. Bà Lưu chuyển tới sống ở rìa làng, nơi sau này trở thành nhà của rất nhiều những người mẹ đơn thân.

"Tôi cảm thấy dễ chịu khi được sống với những người phụ nữ có cùng cảnh ngộ", bà nói.

Bên ngoài ngôi làng, rất nhiều phụ nữ trên khắp đất nước Việt Nam cũng có lựa chọn tương tự. Con số các bà mẹ đơn thân, đặc biệt là những người từng tham gia cách mạng, đã khiến Hội Phụ nữ, cơ quan giám sát các chương trình cho nữ giới của chính phủ Việt Nam, không thể không quan tâm.

"Rất nhiều phụ nữ đã hiến dâng tuổi thanh xuân của họ cho chiến tranh, và chúng tôi hiểu việc nhận thức những hy sinh của họ cho đất nước là rất quan trọng", bà Trần Thị Ngoi, người đứng đầu Hội Phụ nữ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nói.

Bởi vậy, tới năm 1986, chính phủ Việt Nam đã thông qua bộ luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó lần đầu tiên công nhận mối quan hệ hợp pháp của các bà mẹ đơn thân và con của họ. Đây giống như một sự thành công cho những người phụ nữ ở làng Lòi, cũng như những người như họ ở mọi nơi trên đất nước.

Hiện tại, những người đang sống tại cộng đồng các bà mẹ đơn thân ở làng Lòi đã biến các túp lều trước kia trở thành những mái ấm thực sự. Con cái họ giờ đã lớn, hàng tháng đều gửi tiền về phụng dưỡng những người mẹ già bằng đồng lương ít ỏi họ kiếm được trên thành phố. Không ai trong số những người phụ nữ ở đây nghĩ họ là người tiên phong cho một trào lưu mới, chỉ đơn giản là họ đang đi tìm hạnh phúc cho bản thân mình.

"Tôi không nghĩ mình từng là người đi truyền cảm hứng", một phụ nữ giấu tên, nói. "Tôi chỉ đi theo lựa chọn của riêng mình, là được là một người mẹ. Và không ai có thể thay đổi quyết định của tôi."


images869055_langkhongchong3.jpg



Bức ảnh bà Nhan trong căn nhà tại làng Lòi




images869056_langkhongchong4.jpg



Một nghĩa trang cổ ở địa phương




images869057_langkhongchong5.jpg




Những đứa trẻ cùng vui chơi trên con đường chính trong ngôi làng


Theo Quỳnh Hoa
VnE
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom