Khi lựa chọn những sản phẩm trong các bước chăm sóc da hằng ngày hay những món đồ trang điểm, bạn thường ưu tiên những sản phẩm Alcohol-free (tức không chứa cồn) vì sợ cồn sẽ gây hại đến làn da. Nhưng lựa chọn của bạn liệu có đúng? Cùng Glampy giải đáp những thắc mắc liên quan đến loại thành phần này nhé!
1. Vì sao cồn được sử dụng trong những mỹ phẩm làm đẹp?
Cồn hay được ghi trong thành phần mỹ phẩm với cái tên tiếng Anh "Alcohols", bao gồm hai loại chính: Cồn khô (Drying Alcohol) và Cồn béo (Fatty Alcohol).
Cồn khô (Drying Alcohol): Với đặc tính chống khuẩn, sát trùng hiệu quả thường được sử dụng trong y học. Ngoài ra, cồn khô còn là một nghệ sĩ đa tài với khả năng khác như làm dung môi, chất nhũ hóa, Chất cân bằng nồng độ pH, chất bảo quản giúp tăng tuổi thọ sản phẩm và kha khá những những chức năng khác.
Một số loại cồn khô thông dụng: Isopropyl Alcohol, SD Alcohol, Methyl Alcohol, Denatured Alcohol, Alcohol Denat, Ethanol, Polyvinyl Alcohol, Methanol, Ethyl Alcohol, Benzyl Alcohol.
Cồn béo (Fatty Alcohol): Thường được sử dụng như một chất cải thiện kết cấu đặc hoặc lỏng của sản phẩm. Đây còn là chất nhũ hóa làm mềm, dịu và duy trì cũng như dưỡng ẩm cho da. Chúng hoạt động với chức năng tương tự như tinh dầu trong các sản phẩm chăm sóc da bạn sử dụng.
Các sản phẩm có chứa thành phần cồn béo
Một số loại cồn béo thông dụng: Cetyl Alcohol, Oley Alcohol, Cetearyl Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Stearyl Alcohol, Arachidyl Alcohol, Lanolin Alcohol, Behenyl Alcohol, Myristyl Alcohol.
2. Cồn có thật sự gây hại như bạn nghĩ?
Không phải tất cả những loại cồn được sử dụng trong mỹ phẩm đều gây hại đến làn da. Loại cồn thường "mang tiếng xấu" chính là cồn khô ( Drying Alcohol) với hai thành viên điển hình: Alcohol Denat và Ethanol. Nguyên nhân bởi vì những thành phần này làm khô da, gây kích ứng da và dễ bị viêm mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa làn da khi chúng được sử dụng ở nồng độ cao.
Chính vì vậy, các bạn có làn da khô, da hỗn hợp thiên khô và da nhạy cảm thì nên tránh sử dụng các sản phẩm có thành phần cồn khô. Và theo bác sĩ Jeske Ultee, Drying Alcohol ngăn cản các chất tiền vitamin A như Betacarotene và Retinol chuyển hóa thành vitamin A. Điều này khiến làn da thiếu hụt các chất di dưỡng duy trì sự tươi trẻ khiến và cho tốc độ lão hóa được đẩy nhanh hơn.
Đối với các bạn sở hữu làn da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu thì đừng quá lo lắng về thành phần này, ở nồng độ thấp Drying Alcohol sẽ là chất dưỡng ẩm cho da dầu tuyệt vời vì không chỉ giúp sản phẩm thẩm thấu tốt hơn mà còn tạo cảm giác khô thoáng dễ chịu. Tuy nhiên, khi và chỉ chúng ở nồng độ thấp.
Một số sản phẩm đình đám chứa Drying Alcohol: Kem chống nắng Kose SEKKISEI Sun Protect Esssence Milk SPF50+/PA++++, Kiehl’s Rare Earth Deep Pore Daily Cleanser, Kem chống nắng Shiseido Anessa,...
Nhìn chung, cồn có trong các loại mỹ phẩm không gây hại đến làn da, nhưng đối với cồn khô (Drying Alcohol) lại có những tác động khác nhau lên da khi ở những nồng độ khác nhau. Để biết thành phần cồn khô có hàm lượng như thế nào trong các loại mỹ phẩm, bạn hãy đọc kĩ bảng thành phần của sản phẩm. Nếu cồn khô nằm trong năm thành phần đầu tiên thì hàm lượng cồn trong sản phẩm cao, còn nếu cồn khô nằm gần gần cuối trong bảng thành phần thì sản phẩm hàm lượng ít.
Tuy nhiên, khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm chăm sóc da tại nhà, bạn đều cần sự thấu hiểu làn da để có thể lựa chọn loại sản phẩm đúng và phù hợp với loại da của bạn. Hy vọng những thông tin mà Glampy mang đến sẽ giúp bạn hiểu hơn về các sản phẩm cũng như thành phần làm đẹp.
Nguồn: Glampy.vn
1. Vì sao cồn được sử dụng trong những mỹ phẩm làm đẹp?
Cồn hay được ghi trong thành phần mỹ phẩm với cái tên tiếng Anh "Alcohols", bao gồm hai loại chính: Cồn khô (Drying Alcohol) và Cồn béo (Fatty Alcohol).
Cồn khô (Drying Alcohol): Với đặc tính chống khuẩn, sát trùng hiệu quả thường được sử dụng trong y học. Ngoài ra, cồn khô còn là một nghệ sĩ đa tài với khả năng khác như làm dung môi, chất nhũ hóa, Chất cân bằng nồng độ pH, chất bảo quản giúp tăng tuổi thọ sản phẩm và kha khá những những chức năng khác.
Một số loại cồn khô thông dụng: Isopropyl Alcohol, SD Alcohol, Methyl Alcohol, Denatured Alcohol, Alcohol Denat, Ethanol, Polyvinyl Alcohol, Methanol, Ethyl Alcohol, Benzyl Alcohol.
Cồn béo (Fatty Alcohol): Thường được sử dụng như một chất cải thiện kết cấu đặc hoặc lỏng của sản phẩm. Đây còn là chất nhũ hóa làm mềm, dịu và duy trì cũng như dưỡng ẩm cho da. Chúng hoạt động với chức năng tương tự như tinh dầu trong các sản phẩm chăm sóc da bạn sử dụng.
Các sản phẩm có chứa thành phần cồn béo
Một số loại cồn béo thông dụng: Cetyl Alcohol, Oley Alcohol, Cetearyl Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Stearyl Alcohol, Arachidyl Alcohol, Lanolin Alcohol, Behenyl Alcohol, Myristyl Alcohol.
2. Cồn có thật sự gây hại như bạn nghĩ?
Không phải tất cả những loại cồn được sử dụng trong mỹ phẩm đều gây hại đến làn da. Loại cồn thường "mang tiếng xấu" chính là cồn khô ( Drying Alcohol) với hai thành viên điển hình: Alcohol Denat và Ethanol. Nguyên nhân bởi vì những thành phần này làm khô da, gây kích ứng da và dễ bị viêm mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa làn da khi chúng được sử dụng ở nồng độ cao.
Chính vì vậy, các bạn có làn da khô, da hỗn hợp thiên khô và da nhạy cảm thì nên tránh sử dụng các sản phẩm có thành phần cồn khô. Và theo bác sĩ Jeske Ultee, Drying Alcohol ngăn cản các chất tiền vitamin A như Betacarotene và Retinol chuyển hóa thành vitamin A. Điều này khiến làn da thiếu hụt các chất di dưỡng duy trì sự tươi trẻ khiến và cho tốc độ lão hóa được đẩy nhanh hơn.
Đối với các bạn sở hữu làn da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu thì đừng quá lo lắng về thành phần này, ở nồng độ thấp Drying Alcohol sẽ là chất dưỡng ẩm cho da dầu tuyệt vời vì không chỉ giúp sản phẩm thẩm thấu tốt hơn mà còn tạo cảm giác khô thoáng dễ chịu. Tuy nhiên, khi và chỉ chúng ở nồng độ thấp.
Một số sản phẩm đình đám chứa Drying Alcohol: Kem chống nắng Kose SEKKISEI Sun Protect Esssence Milk SPF50+/PA++++, Kiehl’s Rare Earth Deep Pore Daily Cleanser, Kem chống nắng Shiseido Anessa,...
Nhìn chung, cồn có trong các loại mỹ phẩm không gây hại đến làn da, nhưng đối với cồn khô (Drying Alcohol) lại có những tác động khác nhau lên da khi ở những nồng độ khác nhau. Để biết thành phần cồn khô có hàm lượng như thế nào trong các loại mỹ phẩm, bạn hãy đọc kĩ bảng thành phần của sản phẩm. Nếu cồn khô nằm trong năm thành phần đầu tiên thì hàm lượng cồn trong sản phẩm cao, còn nếu cồn khô nằm gần gần cuối trong bảng thành phần thì sản phẩm hàm lượng ít.
Tuy nhiên, khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm chăm sóc da tại nhà, bạn đều cần sự thấu hiểu làn da để có thể lựa chọn loại sản phẩm đúng và phù hợp với loại da của bạn. Hy vọng những thông tin mà Glampy mang đến sẽ giúp bạn hiểu hơn về các sản phẩm cũng như thành phần làm đẹp.
Nguồn: Glampy.vn