Một ông chồng xưa nay khô khan, mẫn cán bỗng ăn diện, hay soi gương và xài nước hoa. Ông tham gia khiêu vũ, miệng nói là để cho khỏe người, cũng như tập thể dục, nhưng thái độ hớn hở rất lạ.
*
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tủ của ông đầy áo sơ mi chim cò, bông hoa... Mà toàn đồ được tặng chứ không phải đi mua. Vợ mua lại càng không có. “Thì mấy bà trong nhóm khiêu vũ tặng. Lúc thì quà Tết, khi thì sinh nhật, lúc mừng mới khỏi bệnh”. Chắc là có đi có lại thôi. Tủ của mấy bà đó ắt cũng phải đầy quà tặng: túi, bóp, giày dép và kính mát… Người ta cho mình phải cho lại…
Đúng như câu chuyện vui các cụ tập thể dục “Vươn thở, một hai ba, sao hôm qua không ra? Bốn, năm, sáu… làm người ta nhớ quá”… Tức là có một mối tình ở đám bạn già. Mối tình ấy hấp dẫn, mới lạ không phải ở vẻ đẹp long lanh, mà là ở tấm lòng. Ở nhà không sao cất lên lời nói chuyện được với vợ. Thậm chí vợ hỏi bình thường thôi ông cũng cáu. Rất hay cãi nhau. Vậy mà với “bà bạn” sao thấy gần gũi, muốn [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url] cả ngày. Bà bạn còn làm cả thơ đối đáp nữa, ý nhị lắm. Mặc cho ai chế nhạo rằng đó là loại thơ “ta thì tiến lên” hoặc “thơ dưỡng sinh” đi nữa, họ vẫn cảm thấy phấn chấn…
Rồi việc nghi ngờ cũng đến, và câu chuyện… lòi ra. Các con ông phát điên. Vớ vẩn, sắp xuống lỗ rồi còn bày đặt. Nhất là họ thương người mẹ tự nhiên rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Họ khuyên: “Mẹ kệ ông ấy! Già sinh tật”. Bà vợ có tức giận ghen tuông hay không chưa biết, chỉ thấy… xấu hổ quá. Thật không thể ngờ sống với nhau cả đời rồi, tưởng là lúc sắp kết thúc thì ông dở chứng…
Còn người khác thì lại bất ngờ theo kiểu: dạo này sao khó tính cáu gắt quá. Càng già càng khó. Chẳng bù cho cái cụ nhà bên, càng già càng trở nên hiền hậu. Người ta nói tuổi già thường trở nên cực đoan là đúng lắm…
Rồi bệnh tật kéo đến. Cứ như đàn ong xâu xé. Một ngày bốn lần uống đủ loại thuốc, mà có khỏi đâu. Mới thấy ông kia nói đúng: “Người khôn thì chữa lúc chưa có bệnh. Chỉ có người dại mới đợi bệnh đến rồi mới chạy thì đâu còn kịp nữa”. Viên thuốc bán ra đáng ngờ thật, chỉ chữa được cho người… khỏe. Bây giờ người ta có định nghĩa mới về tuổi già. Không phải tính xem bao nhiêu tuổi rồi, mà là tính xem còn sống tiếp bao nhiêu năm nữa. Ai mà biết được mình còn sống bao lâu nhỉ? Sinh có hạn, tử bất kỳ mà. Vậy đó, thiên hạ vẫn cứ tính. Tuổi trung niên ngày càng kéo dài hơn, trước đây là 40 thì giờ đã hơn 50. Thời gian sống dài thêm thì người ta sẽ tiết kiệm và vạch kế hoạch nhiều hơn. Các nghiên cứu cũng cho kết luận rằng con người bây giờ cư xử trẻ trung hơn các bậc cha mẹ của họ khi ở cùng một độ tuổi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thế nhưng giở báo ra mà xem, chỉ mấy cái tít thôi cũng đầy bất ngờ: Tuổi già cô đơn, Tuổi già tha hương, Tâm sự tuổi già, Triết lý tuổi già, Cơn ghen tuổi già, rồi lại cả Táo bón tuổi già nữa! Đủ cả. Thiên hạ kêu gọi rất dữ: “Sống vui, sống khỏe, sống có ích”. Sao mà nhiệm vụ giao cho tuổi già còn nặng hơn hồi trẻ. Hồi trẻ thì chỉ có: Vui duyên mới không quên nhiệm vụ, sống là không chờ đợi, bây giờ già rồi bắt làm toàn việc khó.
Bắt thân khỏe mạnh đã khó, lại còn tâm lý cũng phải khỏe. Rồi cứ lên án tuổi già hay nói chuyện cũ, toàn nhìn về quá khứ. Thì đúng quá còn gì. Tương lai chỉ có… nấm mồ, mọi điều hay nằm ở quá khứ cả rồi, dại gì nhìn về tương lai! Có ông còn đưa ra khẩu hiệu giống như bài thuốc vậy: Qua một ngày mất một ngày. Qua một ngày vui một ngày. Vui một ngày lãi một ngày… Rồi nữa: Chuẩn bị cho tuổi già để biết những gì sẽ xảy ra (thế mà bà cụ có ông chồng mặc áo bông hoa đi khiêu vũ kể trên thì bất ngờ quá, chẳng biết trước được điều đó sẽ xảy ra, dù có chuẩn bị tốt đến đâu!). Tiếp nữa: Chơi là một trong những nhu cầu lớn của tuổi già! Và luôn giật mình thấy nhiều cụ già lập kỷ lục. Nào là vượt biển một mình, nào là thành công trong kinh doanh, nào là thành công trong tình yêu cháy bỏng… Làm sao con người lại già đi? Trả lời được câu hỏi này (bằng sự giảm đoạn của nhiễm sắc thể trong quá trính phân bào gì gì đó) đã đem đến cho ba nhà khoa học Mỹ giải Nobel Y học năm 2009. Còn Lev Tolstoi, nhà văn Nga thì định nghĩa: “Ngạc nhiên lớn nhất của đời người là tuổi già”. Nghe lạc quan hơn ông nào đó định nghĩa “Tuổi già là một cuộc đắm tàu”. Nói tóm lại là cần rất nhiều sức mạnh của “lực sĩ” để vượt qua đoạn đời ấy, vì “tuổi già không dành cho một người yếu đuối”.
QUẢNG YÊN
(Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)
*
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tủ của ông đầy áo sơ mi chim cò, bông hoa... Mà toàn đồ được tặng chứ không phải đi mua. Vợ mua lại càng không có. “Thì mấy bà trong nhóm khiêu vũ tặng. Lúc thì quà Tết, khi thì sinh nhật, lúc mừng mới khỏi bệnh”. Chắc là có đi có lại thôi. Tủ của mấy bà đó ắt cũng phải đầy quà tặng: túi, bóp, giày dép và kính mát… Người ta cho mình phải cho lại…
Đúng như câu chuyện vui các cụ tập thể dục “Vươn thở, một hai ba, sao hôm qua không ra? Bốn, năm, sáu… làm người ta nhớ quá”… Tức là có một mối tình ở đám bạn già. Mối tình ấy hấp dẫn, mới lạ không phải ở vẻ đẹp long lanh, mà là ở tấm lòng. Ở nhà không sao cất lên lời nói chuyện được với vợ. Thậm chí vợ hỏi bình thường thôi ông cũng cáu. Rất hay cãi nhau. Vậy mà với “bà bạn” sao thấy gần gũi, muốn [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url] cả ngày. Bà bạn còn làm cả thơ đối đáp nữa, ý nhị lắm. Mặc cho ai chế nhạo rằng đó là loại thơ “ta thì tiến lên” hoặc “thơ dưỡng sinh” đi nữa, họ vẫn cảm thấy phấn chấn…
Rồi việc nghi ngờ cũng đến, và câu chuyện… lòi ra. Các con ông phát điên. Vớ vẩn, sắp xuống lỗ rồi còn bày đặt. Nhất là họ thương người mẹ tự nhiên rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Họ khuyên: “Mẹ kệ ông ấy! Già sinh tật”. Bà vợ có tức giận ghen tuông hay không chưa biết, chỉ thấy… xấu hổ quá. Thật không thể ngờ sống với nhau cả đời rồi, tưởng là lúc sắp kết thúc thì ông dở chứng…
Còn người khác thì lại bất ngờ theo kiểu: dạo này sao khó tính cáu gắt quá. Càng già càng khó. Chẳng bù cho cái cụ nhà bên, càng già càng trở nên hiền hậu. Người ta nói tuổi già thường trở nên cực đoan là đúng lắm…
Rồi bệnh tật kéo đến. Cứ như đàn ong xâu xé. Một ngày bốn lần uống đủ loại thuốc, mà có khỏi đâu. Mới thấy ông kia nói đúng: “Người khôn thì chữa lúc chưa có bệnh. Chỉ có người dại mới đợi bệnh đến rồi mới chạy thì đâu còn kịp nữa”. Viên thuốc bán ra đáng ngờ thật, chỉ chữa được cho người… khỏe. Bây giờ người ta có định nghĩa mới về tuổi già. Không phải tính xem bao nhiêu tuổi rồi, mà là tính xem còn sống tiếp bao nhiêu năm nữa. Ai mà biết được mình còn sống bao lâu nhỉ? Sinh có hạn, tử bất kỳ mà. Vậy đó, thiên hạ vẫn cứ tính. Tuổi trung niên ngày càng kéo dài hơn, trước đây là 40 thì giờ đã hơn 50. Thời gian sống dài thêm thì người ta sẽ tiết kiệm và vạch kế hoạch nhiều hơn. Các nghiên cứu cũng cho kết luận rằng con người bây giờ cư xử trẻ trung hơn các bậc cha mẹ của họ khi ở cùng một độ tuổi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thế nhưng giở báo ra mà xem, chỉ mấy cái tít thôi cũng đầy bất ngờ: Tuổi già cô đơn, Tuổi già tha hương, Tâm sự tuổi già, Triết lý tuổi già, Cơn ghen tuổi già, rồi lại cả Táo bón tuổi già nữa! Đủ cả. Thiên hạ kêu gọi rất dữ: “Sống vui, sống khỏe, sống có ích”. Sao mà nhiệm vụ giao cho tuổi già còn nặng hơn hồi trẻ. Hồi trẻ thì chỉ có: Vui duyên mới không quên nhiệm vụ, sống là không chờ đợi, bây giờ già rồi bắt làm toàn việc khó.
Bắt thân khỏe mạnh đã khó, lại còn tâm lý cũng phải khỏe. Rồi cứ lên án tuổi già hay nói chuyện cũ, toàn nhìn về quá khứ. Thì đúng quá còn gì. Tương lai chỉ có… nấm mồ, mọi điều hay nằm ở quá khứ cả rồi, dại gì nhìn về tương lai! Có ông còn đưa ra khẩu hiệu giống như bài thuốc vậy: Qua một ngày mất một ngày. Qua một ngày vui một ngày. Vui một ngày lãi một ngày… Rồi nữa: Chuẩn bị cho tuổi già để biết những gì sẽ xảy ra (thế mà bà cụ có ông chồng mặc áo bông hoa đi khiêu vũ kể trên thì bất ngờ quá, chẳng biết trước được điều đó sẽ xảy ra, dù có chuẩn bị tốt đến đâu!). Tiếp nữa: Chơi là một trong những nhu cầu lớn của tuổi già! Và luôn giật mình thấy nhiều cụ già lập kỷ lục. Nào là vượt biển một mình, nào là thành công trong kinh doanh, nào là thành công trong tình yêu cháy bỏng… Làm sao con người lại già đi? Trả lời được câu hỏi này (bằng sự giảm đoạn của nhiễm sắc thể trong quá trính phân bào gì gì đó) đã đem đến cho ba nhà khoa học Mỹ giải Nobel Y học năm 2009. Còn Lev Tolstoi, nhà văn Nga thì định nghĩa: “Ngạc nhiên lớn nhất của đời người là tuổi già”. Nghe lạc quan hơn ông nào đó định nghĩa “Tuổi già là một cuộc đắm tàu”. Nói tóm lại là cần rất nhiều sức mạnh của “lực sĩ” để vượt qua đoạn đời ấy, vì “tuổi già không dành cho một người yếu đuối”.
QUẢNG YÊN
(Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)