Bệnh Viêm Khớp Vai Là Gì? Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu

BonBin08

New member
User ID
137804
Tham gia
17 Tháng năm 2017
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
Khớp vai là khớp quan trọng có nhiệm vụ nối giữa chi trên với thân người giúp chúng ta thực hiện các động tác mong muốn. Khớp vai đau nhức là tín hiệu phát đi giúp nhận diện bệnh viêm khớp vai sớm để có hướng điều trị kịp thời, tránh những tổn thương kéo dài gây cứng khớp hoặc mất chức năng khớp vai.

Cấu tạo phức tạp của khớp vai
Khớp vai là một trong những khớp lớn của cơ thể, thường xuyên được sử dụng trong vận động hằng ngày nên rất dễ bị tổn thương. Cấu tạo khớp vai khá phức tạp, với năm khớp nhỏ là khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay, khớp mỏm cùng xương đòn, khớp ức đòn và khớp bả vai - lồng ngực để biên độ hoạt động của cánh tay có thể mở rộng từ trước ra sau. Khớp vai được treo ổn định nhờ hệ thống dây chằng, gân cơ xung quanh. Nếu hệ thống dây chằng, bao khớp và gân cơ không ổn định hoặc tổn thương thì sẽ gây lỏng lẻo khớp.

viem-khop-vai-anh-huong-den-cuoc-song-xuong-khop-te-te-02ba92f7-de45-4472-ba98-ca8fd782c3c5.jpg


Viêm khớp vai là gì?
Các bệnh lý phổ biến như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp,… đều có thể xảy ra ở khớp vai, gây nên tổn thương ở đầu xương, sụn khớp, màng bao hoạt dịch. Viêm khớp vai là tình trạng viêm mô mềm ở vùng khớp vai, bao gồm gân, cơ, dây chằng, màng khớp. Tình trạng viêm khớp có thể thuộc một trong hai loại sau: Thoái hóa khớp (bệnh gây ra do bị hao mòn và rách sụn), viêm khớp dạng thấp (bệnh tự miễn dịch khiến cho một hay nhiều khớp trở nên bị viêm).

Viêm đau khớp vai thường xảy ra ở những người 40 tuổi trở lên, nữ nhiều hơn nam, thường bị một bên, rất ít khi bị hai bên cùng một lúc. Biểu hiện ở thời kỳ đầu chỉ đau nhức là chính, hoặc chỉ đau âm ỉ và khó chịu ở khớp vai, sau đó cơn đau tăng dần, nhất là về đêm, thường ảnh hưởng đến giấc ngủ, khớp vai hoạt động cũng bị hạn chế dần, cuối cùng dẫn tới đau cứng khớp không cử động được. Đây là quá trình viêm xảy ra ở khớp vai do giảm tưới máu ở vùng này, viêm không có vi trùng.



viem-dau-nhuc-khop-vai-xuong-khop-te-te.jpg


Bệnh viêm khớp vai gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống

Nguyên nhân gây viêm khớp vai
Theo thống kê, nguyên nhân làm xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp vai là do tổn thương xương, khớp vai và phần mềm quanh khớp vai, chấn thương vùng đốt sống cổ hoặc sử dụng khớp vai quá nhiều. Thường gặp nhất là do chấn thương làm trật khớp vai lần đầu, sau đó sụn viền không thể lành lại làm khớp vai rất dễ trật ra trở lại mỗi khi làm động tác dang và xoay ngoài khớp vai. Các chấn thương đôi khi không hư hại ngay đến sụn khớp, nhưng theo thời gian và tiến trình tuổi tác thì khả năng dinh dưỡng cho sụn, cũng như sự lỏng lẻo khớp dần dần đưa đến viêm khớp xảy ra.

- Những người lao động nặng là đối tượng đặc trưng cho nhóm nguyên nhân này.

- Vận động viên hay những người tập thể thao quá sức, chơi một số môn thể thao đặc trưng đòi hỏi phải nhấc tay lên quá vai như cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền.

- Chấn thương vùng vai do ngã, trượt, tai nạn cũng là nguyên nhân gây ra tổn thương và gây đau quanh khớp vai.

- Ngoài ra, yếu tố tuổi tác được xem là không thể thiếu khi nhắc tới các bệnh về xương khớp. Thường ở độ tuổi trên 50, gân cũng bắt đầu xuất hiện thoái hóa tương tự như ở xương và khớp, khiến người bệnh mỏi và đau thường xuyên ở vùng vai, lâu ngày trở thành bệnh mãn tính và tái phát dữ dội mỗi khi thay đổi thời tiết.

- Một số bệnh lý như tim mạch, hô hấp, tiểu đường, ung thư vú, thần kinh, lạm dụng thuốc ngủ cũng đóng góp vào nguyên nhân gây Viêm quanh khớp vai với tỷ lệ thấp.

Các dấu hiệu cơ bản nhận biết viêm khớp vai
Người bệnh thường cảm thấy đau âm ỉ quanh khớp, đau tăng về đêm. Đau gây hạn chế vận động khớp vai, thậm chí không nhấc tay lên được, lâu ngày không vận động dẫn đến teo cơ quanh khớp vai. Ấn tại chỗ có thể thấy đau nhiều nơi quanh khớp vai hoặc có điểm đau rõ rệt như điểm bám gân nhị đầu, gân trên gai, mỏm cùng vai. Biểu hiện cụ thể như sau:

- Cảm giác đau nhức vùng vai:

Mới đầu chỉ là vùng vai đau nhức từng cơn, bệnh thường phát triển chậm, sau đó cơn đau tăng dần, đau liên tục, đau nhói hoặc đau như dao cắt, một khi khí hậu thay đổi hay mệt mỏi càng đau nhiều, cơn đau lan lên đến cổ và ra vùng tay (nhất là vùng khuỷu tay). Khi vùng vai bị va chạm hay bị kéo giãn đột ngột, thường gây đau dữ dội như bị gãy xương.

-Vận động ở quanh khớp vai bị hạn chế:

Người bệnh sẽ vô cùng khó khăn trong việc quay quay lật tay ra phía ngoài, vào trong và đưa lên trên. Về sau, do lâu ngày ít hoạt động nên khớp bị dính liền giữa màng khớp và mô mềm chung quanh, lực cơ giảm yếu dần, bệnh nhân làm các động tác như chải đầu, rửa mặt, mặc áo đều khó khăn. Nếu bị nặng thì khả năng hoạt động của khớp khuỷu cũng bị ảnh hưởng, khi co khuỷu các ngón tay không thể sở đến vùng vai cùng bên, nhất là khuỷu tay, sau khi duỗi ra sau khó thể co lại.

- Sợ lạnh:

Bên vai bị đau thường sợ lạnh, cho dù trời nắng, bệnh nhân cũng không dám để hở vai.

- Đè đau:

Một triệu chứng rất điển hình của chứng viêm đau khớp vai là có điểm đè đau ở khớp vai bị bệnh, một số ít bệnh nhân có điểm đè đau lan rộng ở mô mềm chung quanh khớp vai.

- Cơ bắp bị co rút và teo nhỏ:

Một số cơ ở chung quanh khớp vai như cơ tam giác vai ở thời kỳ đầu có thể bị co rút, về sau bị teo do ít hoạt động, mỏm vai nhô lên, tay đưa lên và gập lui sau không tiện, lúc này triệu chứng đau nhức lại giảm.

Điều trị viêm khớp vai bao gồm điều trị đợt cấp và điều trị duy trì. Cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý. Trong giai đoạn đau vai cấp tính cần phải để cho vai được nghỉ ngơi. Sau khi điều trị có hiệu quả thì bắt đầu tập luyện để phục hồi chức năng khớp vai. Tránh lao động quá mức trong thời gian dài, tránh các động tác nâng tay lên cao quá vai. Cần điều trị phục hồi chức năng với các bài tập chuyên biệt cho khớp vai do các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng chỉ dẫn. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho xương khớp như sản phẩm Phong đau xương khớp Tê tê cũng khá cần thiết và hữu ích. Với chiết xuất từ các loại cao thảo dược như Cao Hy thiêm, Cao lá lốt, Cao Ngưu tất, Cao Dây đau xương Phong đau xương khớp Tê tê giúp giảm đau, kháng viêm nhanh, hiệu quả và an toàn. Sản phẩm còn bổ sung Glucosamine sulfat và Chondroitin Sulfat giúp tăng cường tái tạo sụn khớp, giảm và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

lulu.jpg


Phong đau xương khớp Tê tê với chiết xuất thảo dược giúp kháng viêm,
giảm đau nhanh, hiệu quả và an toàn
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom