➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
(Nguoiduatin.vn) - Cuộc gặp gỡ định mệnh gắn kết hai thân phận tù tội với nhau, một cuộc tình đẹp nảy nở sau song sắt. Vượt qua định kiến gia đình, Nguyễn Thị Kim Oanh quyết tâm gắn bó duyên tình với tướng cướp hung thần nhưng đa tình Dũng “ka cơ”. Chính người đẹp trong trại giam đã làm tướng cướp mê mệt. Điều đó đa đánh thức bản năng khao khát tìm về cuộc sống lương thiện của Dũng “ka cơ”.
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Nữ phạm nhân ngày ấy, giờ đã hoàn lương trở thành doanh nhân nhớ lại: “Ngày ấy, tôi lên xe tù cùng vài phạm nhân là nam giới nữa. Nhìn qua khe cửa sắt, thứ ánh sáng loang loáng vút qua, đó là tự do chỉ cách tôi một cái thùng xe mà sao xa vời quá, khoảng cách ấy kéo dài bằng 8 năm. 8 năm tôi cải tạo tốt mới được tự do, mà khi ấy người đời còn đón nhận tôi không?”. Chị miên man nghĩ trên con đường xe chở phạm lên trại giam Phú Sơn 4. Trên đường đi, phạm nhân đói khát, có chút tiền, sẵn lòng tốt chị mua đồ ăn uống chia cả cho mọi người. Chị đâu ngờ hành động nhỏ bé ấy lại khiến cho một ä “đại ca” trong tù ngưỡng mộ…
Doanh nhân Kim Oanh (ngoài cùng, bên phải) giới thiệu công nghệ sản xuất tranh đá quý với khách hàng
Trong trại giam Phú Sơn 4,* tiếng của Dũng “ka cơ” với những “thành tích bất hảo” ngoài đời như hung thần bãi vàng, sát thủ máu lạnh, tướng cướp có vũ trang… khiến những kẻ khét tiếng cộm cán, khet tiếng đầu gấu cũng phải e ngại. Phòng của Dũng “ka cơ” luôn tập trung những tên tù có sô có má* nhưng vẫn le lét sợ Dũng như “rắn mùng năm”. Dũng “ka cơ” nghĩ ra đủ trò “phạt” với những kẻ có lỗi bị giám thị cho vào buồng… “chờ tàu”. Ngày ấy, cứ phạm nhân nào có lỗi, trước khi xử lý đều bị nhốt vào phòng giam của Dũng- buồng “chờ tàu”. Họ lại phải chăn kiến, chăn gián, trồng cây chuối, tập bò… đủ trò phù hợp với các tội danh khác nhau.
Lê Văn Dũng kể: “Trong trại phạm nhân ghét nhất loại án hiếp dâm, nhất là hiếp dâm trẻ em. Có lần, trong phòng “chờ tàu” có ông già phạm tội hiếp dâm trẻ em. Vậy là, hàng tối, tụi tôi bắt hắn cởi không còn “mảnh giáp che thân” bò bốn chân như trẻ con, hành hạ như vậy cho…bõ ghét. Nhưng rồi, một ngày, buồng “chờ tàu” có thêm những “lính mới”. Quản giáo yêu cầu tôi kiểm tra hành lý của phạm nhân mới. Khi mở đồ của họ thấy có đồ ăn dở, tôi mới hỏi: “Bọn mày là tù có điều kiện à?”. Tất cả họ nói: “Đó là một cô giáo đi cùng xe lên đây mua cho ăn thôi”. Tôi hỏi, “cô giáo sao lại vào đây”? Rồi tự nhủ lòng mình, sẽ phải gặp bằng được “cô giáo” ấy”. Cái tên cô giáo Oanh tốt tính nào đấy đã đi vào cuộc đời Dũng “ka cơ” một cách tình cờ nhưng đầy định mệnh như thế.
Còn Kim Oanh ngày lên trại giam, nghĩ đến thân phận mình chị nức nở suốt ngày. Đêm đầu tiên ở Phú Sơn, nước mắt lưng tròng, Oanh tỉ tê trò chuyện với người bạn tù bên cạnh để tạm quên những đắng cay của số phận: 8 năm ra thì chẳng còn gì nữa, mọi thứ mất hết rồi. Chị khóc nức nở. Người bạn tù lắc đầu: “Chị đừng buồn. Nếu cần, tôi giới thiệu ông anh kết nghĩa cho. Anh ấy là một tay giang hồ khét tiếng, cũng đang có mặt ở đây”. Vốn con nhà lành, từ nhỏ đến lớn chỉ biết học hành nên nghe từ giang hồ, Oanh đã thấy khiếp vía.
Nhưng rồi, chẳng biết cô bạn tỉ tê thế nào mà đêm ấy, hai người lập mưu viết thư cho Dũng. Một ngày sau khi đi làm về, Lê Văn Dũng nhận được lá thư với nội dung: “Anh còn nhớ một em nào ở cạnh buồng anh không?”. Dũng lẩm nhẩm: “Ở chốn tù tội này sao mà nhớ hết được”. Nhưng lá thư đã làm anh tò mò, cả đời ngang dọc chưa từng nhận được bất cứ sự quan tâm của cô gái lạ nào nên anh cũng tò mò. Trong thâm tâm Dũng muốn tìm gặp cô gái viết thư cho mình. “Tôi đã tham mưu với ban giám thị để lên kế hoạch sang khu nữ lấy cây về nhân giống cây cho khu phạm nhân nam. Thực chất, tôi muốn chuyến đi đấy tìm xem cô em ở cạnh buồng là ai đã biên thư cho tôi một sự quan tâm, tình cảm và nét chữ nghiêng nghiêng xinh xắn”,* Dũng kể lại.
Bất ngờ, khi Dũng được biết người viết thư cho mình lại chính là “cô giáo”, người đã để lại sự tò mò từ hôm đầu “nhập trại” trong đầu của Dũng “ka cơ”. “Bất giác, tôi như thấy một luồng điện chạy dọc sống lưng mình. Tôi cảm thấy cuộc gặp này như định mệnh, mà từ nay người con gái này sẽ cần sự che chở của thằng đàn ông mạnh mẽ là tôi. Rồi tôi cứ thắc mắc, tại sao người đàn bà xinh đẹp, tốt bụng lại phải vào trại giam. Tại sao? Tại sao? Tôi chợt thấy buồn cho “cô giáo” ấy”, Dũng chia sẻ. Còn chị Oanh thì nhớ lại: “Lúc đó, trông anh ấy đã lùn lại còn đen, được mỗi nụ cười khoe hàm răng trắng đều đặn. Vậy mà chẳng hiểu sao khi về buồng giam, nụ cười ấy, ánh nhìn của anh lại ám ảnh tôi mãi”.
Tình yêu qua những cánh thư
Sau lần gặp gỡ ấy, họ nghĩ đến nhau nhiều hơn. Từ đó, những lá thư cứ đều đặn qua lại giữa hai phạm nhân tuy gần nhau nhưng lại khó gặp mặt. Bởi nơi ở của tù nhân nam và nữ* (K4 và K5) là hai khu riêng biệt. Để “thay lời muốn nói” hai người họ chỉ còn cách viết thư cho nhau.
Thư từ cứ thế qua lại khiến cuộc sống hai người thêm ý nghĩa. Ngoài những công việc thường nhật của trại giam, trong hai con người khao khát mối chân tình lại hồi hộp chờ đợi những trang viết đong đầy nỗi nhớ nhung.* Mỗi lá thư anh gửi đều thấm đẫm những ký ức về năm tháng tuổi thơ nơi vùng quê nghèo Phổ Yên, những ân hận về quá khứ chết chóc nơi rừng thiêng nước độc Na Rì khiến Dũng có những cái tên* hung thần, tướng cướp... Với những lá thư của Oanh, chị nhớ lại thời làm “cô giáo”, chị cũng kể về con đường phạm tội của mình, về cậu con trai với một tình thương vô bờ bến. Chị cũng chia sẻ với anh những hoang mang và cả tủi phận khi nghĩ đến ngày về xa lắc. Sau này khi đã yêu nhau, lá thư nào họ cũng dành một đoạn nói về tương lai với những dự định sau khi ra khỏi nhà tù.
Trong trại giam, lời động viên an ủi nhau đã là quý nhưng hai phạm nhân Oanh và Dũng tìm thấy ở nhau sự đồng cảm, gắn kết chân tình. Tình yêu trong gian khổ càng khiến người ta khát khao được gần bên nhau, được chung tay xây dựng hạnh phúc. Cứ thế, thời gian trôi đi nhanh hơn, hai người yêu nhau qua những cánh thư cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời.
Trong trại, không thể công khai yêu đương, cả hai đã âm thầm không vượt quá giới hạn dù trong họ có lúc chất chứa nỗi nhớ cồn cào của những người đã làm chồng, làm vợ. Dù đã* là phạm nhân tự giác, họ có điều kiện để gần nhau nhưng nghĩ đến một sự gắn bó trọn đời sau khi ra trại, cả Oanh và Dũng đều quyết tâm chờ đợi. Họ viết cho nhau những lời động viên, an ủi, chị lo lắng, phấp phỏng khi anh vắng mặt. Sau này, nghe anh kể lại, chị Oanh mới hay, anh Dũng đã được cán bộ tin tưởng cho tham gia tìm hiểu,* khai thác Khánh trắng nhằm cắt, triệt phá những chân rết của hắn đang tồn tại ngoài xã hội.
Đến bây giờ, chị Oanh vẫn kể: “Không yêu thì thôi, đã nhận lời yêu anh Dũng là không được “đầu mày cuối mắt” với ai. Anh đã cho đàn em “răn đe” tôi như vậy”. Kim Oanh đẹp nên ngay khi ở trong trại giam cũng có mấy người thích. Một bữa, xuống sân chung, Oanh cứ thấy một phạm nhân nam nhỏ con, kẹp dao lam nhảy choi choi trước mặt miệng nói “bà Oanh, bà Oanh coi chừng đấy”. Sau này chị mới hay, hắn là “đàn em” của anh Dũng “cảnh cáo” chị không được “léng phéng” với người khác.
Minh Khánh
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Nữ phạm nhân ngày ấy, giờ đã hoàn lương trở thành doanh nhân nhớ lại: “Ngày ấy, tôi lên xe tù cùng vài phạm nhân là nam giới nữa. Nhìn qua khe cửa sắt, thứ ánh sáng loang loáng vút qua, đó là tự do chỉ cách tôi một cái thùng xe mà sao xa vời quá, khoảng cách ấy kéo dài bằng 8 năm. 8 năm tôi cải tạo tốt mới được tự do, mà khi ấy người đời còn đón nhận tôi không?”. Chị miên man nghĩ trên con đường xe chở phạm lên trại giam Phú Sơn 4. Trên đường đi, phạm nhân đói khát, có chút tiền, sẵn lòng tốt chị mua đồ ăn uống chia cả cho mọi người. Chị đâu ngờ hành động nhỏ bé ấy lại khiến cho một ä “đại ca” trong tù ngưỡng mộ…
Doanh nhân Kim Oanh (ngoài cùng, bên phải) giới thiệu công nghệ sản xuất tranh đá quý với khách hàng
Trong trại giam Phú Sơn 4,* tiếng của Dũng “ka cơ” với những “thành tích bất hảo” ngoài đời như hung thần bãi vàng, sát thủ máu lạnh, tướng cướp có vũ trang… khiến những kẻ khét tiếng cộm cán, khet tiếng đầu gấu cũng phải e ngại. Phòng của Dũng “ka cơ” luôn tập trung những tên tù có sô có má* nhưng vẫn le lét sợ Dũng như “rắn mùng năm”. Dũng “ka cơ” nghĩ ra đủ trò “phạt” với những kẻ có lỗi bị giám thị cho vào buồng… “chờ tàu”. Ngày ấy, cứ phạm nhân nào có lỗi, trước khi xử lý đều bị nhốt vào phòng giam của Dũng- buồng “chờ tàu”. Họ lại phải chăn kiến, chăn gián, trồng cây chuối, tập bò… đủ trò phù hợp với các tội danh khác nhau.
Lê Văn Dũng kể: “Trong trại phạm nhân ghét nhất loại án hiếp dâm, nhất là hiếp dâm trẻ em. Có lần, trong phòng “chờ tàu” có ông già phạm tội hiếp dâm trẻ em. Vậy là, hàng tối, tụi tôi bắt hắn cởi không còn “mảnh giáp che thân” bò bốn chân như trẻ con, hành hạ như vậy cho…bõ ghét. Nhưng rồi, một ngày, buồng “chờ tàu” có thêm những “lính mới”. Quản giáo yêu cầu tôi kiểm tra hành lý của phạm nhân mới. Khi mở đồ của họ thấy có đồ ăn dở, tôi mới hỏi: “Bọn mày là tù có điều kiện à?”. Tất cả họ nói: “Đó là một cô giáo đi cùng xe lên đây mua cho ăn thôi”. Tôi hỏi, “cô giáo sao lại vào đây”? Rồi tự nhủ lòng mình, sẽ phải gặp bằng được “cô giáo” ấy”. Cái tên cô giáo Oanh tốt tính nào đấy đã đi vào cuộc đời Dũng “ka cơ” một cách tình cờ nhưng đầy định mệnh như thế.
Còn Kim Oanh ngày lên trại giam, nghĩ đến thân phận mình chị nức nở suốt ngày. Đêm đầu tiên ở Phú Sơn, nước mắt lưng tròng, Oanh tỉ tê trò chuyện với người bạn tù bên cạnh để tạm quên những đắng cay của số phận: 8 năm ra thì chẳng còn gì nữa, mọi thứ mất hết rồi. Chị khóc nức nở. Người bạn tù lắc đầu: “Chị đừng buồn. Nếu cần, tôi giới thiệu ông anh kết nghĩa cho. Anh ấy là một tay giang hồ khét tiếng, cũng đang có mặt ở đây”. Vốn con nhà lành, từ nhỏ đến lớn chỉ biết học hành nên nghe từ giang hồ, Oanh đã thấy khiếp vía.
Nhưng rồi, chẳng biết cô bạn tỉ tê thế nào mà đêm ấy, hai người lập mưu viết thư cho Dũng. Một ngày sau khi đi làm về, Lê Văn Dũng nhận được lá thư với nội dung: “Anh còn nhớ một em nào ở cạnh buồng anh không?”. Dũng lẩm nhẩm: “Ở chốn tù tội này sao mà nhớ hết được”. Nhưng lá thư đã làm anh tò mò, cả đời ngang dọc chưa từng nhận được bất cứ sự quan tâm của cô gái lạ nào nên anh cũng tò mò. Trong thâm tâm Dũng muốn tìm gặp cô gái viết thư cho mình. “Tôi đã tham mưu với ban giám thị để lên kế hoạch sang khu nữ lấy cây về nhân giống cây cho khu phạm nhân nam. Thực chất, tôi muốn chuyến đi đấy tìm xem cô em ở cạnh buồng là ai đã biên thư cho tôi một sự quan tâm, tình cảm và nét chữ nghiêng nghiêng xinh xắn”,* Dũng kể lại.
Bất ngờ, khi Dũng được biết người viết thư cho mình lại chính là “cô giáo”, người đã để lại sự tò mò từ hôm đầu “nhập trại” trong đầu của Dũng “ka cơ”. “Bất giác, tôi như thấy một luồng điện chạy dọc sống lưng mình. Tôi cảm thấy cuộc gặp này như định mệnh, mà từ nay người con gái này sẽ cần sự che chở của thằng đàn ông mạnh mẽ là tôi. Rồi tôi cứ thắc mắc, tại sao người đàn bà xinh đẹp, tốt bụng lại phải vào trại giam. Tại sao? Tại sao? Tôi chợt thấy buồn cho “cô giáo” ấy”, Dũng chia sẻ. Còn chị Oanh thì nhớ lại: “Lúc đó, trông anh ấy đã lùn lại còn đen, được mỗi nụ cười khoe hàm răng trắng đều đặn. Vậy mà chẳng hiểu sao khi về buồng giam, nụ cười ấy, ánh nhìn của anh lại ám ảnh tôi mãi”.
Tình yêu qua những cánh thư
Sau lần gặp gỡ ấy, họ nghĩ đến nhau nhiều hơn. Từ đó, những lá thư cứ đều đặn qua lại giữa hai phạm nhân tuy gần nhau nhưng lại khó gặp mặt. Bởi nơi ở của tù nhân nam và nữ* (K4 và K5) là hai khu riêng biệt. Để “thay lời muốn nói” hai người họ chỉ còn cách viết thư cho nhau.
Thư từ cứ thế qua lại khiến cuộc sống hai người thêm ý nghĩa. Ngoài những công việc thường nhật của trại giam, trong hai con người khao khát mối chân tình lại hồi hộp chờ đợi những trang viết đong đầy nỗi nhớ nhung.* Mỗi lá thư anh gửi đều thấm đẫm những ký ức về năm tháng tuổi thơ nơi vùng quê nghèo Phổ Yên, những ân hận về quá khứ chết chóc nơi rừng thiêng nước độc Na Rì khiến Dũng có những cái tên* hung thần, tướng cướp... Với những lá thư của Oanh, chị nhớ lại thời làm “cô giáo”, chị cũng kể về con đường phạm tội của mình, về cậu con trai với một tình thương vô bờ bến. Chị cũng chia sẻ với anh những hoang mang và cả tủi phận khi nghĩ đến ngày về xa lắc. Sau này khi đã yêu nhau, lá thư nào họ cũng dành một đoạn nói về tương lai với những dự định sau khi ra khỏi nhà tù.
Trong trại giam, lời động viên an ủi nhau đã là quý nhưng hai phạm nhân Oanh và Dũng tìm thấy ở nhau sự đồng cảm, gắn kết chân tình. Tình yêu trong gian khổ càng khiến người ta khát khao được gần bên nhau, được chung tay xây dựng hạnh phúc. Cứ thế, thời gian trôi đi nhanh hơn, hai người yêu nhau qua những cánh thư cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời.
Trong trại, không thể công khai yêu đương, cả hai đã âm thầm không vượt quá giới hạn dù trong họ có lúc chất chứa nỗi nhớ cồn cào của những người đã làm chồng, làm vợ. Dù đã* là phạm nhân tự giác, họ có điều kiện để gần nhau nhưng nghĩ đến một sự gắn bó trọn đời sau khi ra trại, cả Oanh và Dũng đều quyết tâm chờ đợi. Họ viết cho nhau những lời động viên, an ủi, chị lo lắng, phấp phỏng khi anh vắng mặt. Sau này, nghe anh kể lại, chị Oanh mới hay, anh Dũng đã được cán bộ tin tưởng cho tham gia tìm hiểu,* khai thác Khánh trắng nhằm cắt, triệt phá những chân rết của hắn đang tồn tại ngoài xã hội.
Đến bây giờ, chị Oanh vẫn kể: “Không yêu thì thôi, đã nhận lời yêu anh Dũng là không được “đầu mày cuối mắt” với ai. Anh đã cho đàn em “răn đe” tôi như vậy”. Kim Oanh đẹp nên ngay khi ở trong trại giam cũng có mấy người thích. Một bữa, xuống sân chung, Oanh cứ thấy một phạm nhân nam nhỏ con, kẹp dao lam nhảy choi choi trước mặt miệng nói “bà Oanh, bà Oanh coi chừng đấy”. Sau này chị mới hay, hắn là “đàn em” của anh Dũng “cảnh cáo” chị không được “léng phéng” với người khác.
Minh Khánh