➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Thời gian gần đây tôi thấy các trường học, các bậc cha mẹ đang đau đầu tìm cách để quản lý, hướng dẫn cách học sinh và con em mình dùng Facebook sao cho hiệu quả.
Điển hình như trường THPT Lương Thế Vinh đã đưa ra 4 điều cấm kị đối với học sinh khi dùng Facebook. Theo tôi, không việc gì phải loay hoay nghĩ ngợi cho mất thời gian công sức, tốt nhất là nên Cấm học sinh sử dụng Facebook.
Những điều cấm kị khi dùng Faceboook của trường PTDL Lương Thế Vinh
Là một người thường xuyên dùng Facebook, tôi thấy nếu để học sinh dùng Facebook thì thật là tai hại.
Phải thừa nhận rằng Facebook có sức hút rất lớn và nó ngốn thời gian kinh khủng. Ban đầu có thể chỉ dùng Facebook như phong trào, thấy các bạn có thì mình cũng có. Dần dần nó hình thành 1 thói quen, nếu ngày nào không lên đó chia sẻ, tán gẫu thì cảm thấy bứt rứt không yên.
Nhiều người quên ăn quên ngủ vì Facebook
Cũng có những em không bao giờ chia sẻ gì về mình trên Facebook, nhưng lại dành rất nhiều thời gian để đọc Facebook bạn khác, xem ảnh hoặc comment mà mãi không dứt ra được. Tệ hại nhất đó là các em tự post lên những câu nói vô nghĩa rồi F5 liên tục xem mình được comment ra sao.
Cứ liên tục như vậy thì thời gian đâu dành cho việc học hành? Hoặc có ngồi học đi chăng nữa đầu óc cũng không thể nào tập trung được bởi còn “bận” suy nghĩ xem các bạn đang nghĩ gì, đang bình luận gì về mình? Rồi trở thành con nghiện Facebook từ lúc nào không hay.
Đối với lứa tuổi học sinh, việc học hành được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Ngoài việc học trên lớp, các em còn phải học thêm, ngoại khóa … và còn hàng trăm việc có ích khác đáng làm hơn là việc ngồi cả ngày trên máy tính.
Trong lớp học mà dùng Facebook thế này thì liệu có tiếp thu được kiến thức?
Facebook rất có hại cho sức khỏe. Thời xưa, khi điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, điện thắp sáng không có, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng tôi thấy trẻ em rất hiếm khi bị cận thị. Chả bù cho bây giờ, khi cuộc sống được đầy đủ, ấm no thì trẻ em lại “đua nhau” cận thị. Vì sao ư? Vì cứ ngồi hàng tiếng cắm cúi vào máy tính, điện thoại thì không “đeo kính” mới là chuyện lạ, không khéo còn mắc thêm bệnh béo phì, trì trệ và các loại bệnh khác nữa đấy chứ.
Facebook là một cộng đồng mạng mà ở đó người ta có thể kết nối được mọi khoảng cách địa lý. Trên đó là cả 1 kho tàng thông tin, tốt có xấu cũng có. Ở lứa tuổi học sinh của các em chưa đủ kinh nghiệm phân biệt đúng sai, xấu tốt, từ đó rất dễ dung nạp những thói hư tật xấu, tiếp nhận những thông tin “ngoài luồng”. Hơn nữa ảnh hưởng từ phim ảnh, từ việc ăn mặc hở hang của diễn viên, ca sĩ, lối sống không lành mạnh của những đối tượng các em vốn tôn lên là “thần tượng” dẫn đến việc bắt chước, học đòi theo. Yêu sớm, phát cuồng vì thần tượng là từ đó mà ra.
Lứa tuổi học sinh đang là lứa tuổi muốn khẳng định bản thân, thích gây sự chú ý. Do đó Facebook chính là công cụ hữu hiệu để "tiếp tay" cho các em thực hiện được mục đích của mình. Tôi thấy có em còn chụp ảnh nóng, tung clip sex và còn khoe cả chiến tích “ngồi đầu rùa”, “ngồi lên bia mộ liệt sỹ” lên Facebook một cách thản nhiên.
Hình ảnh 1 nữ sinh ngồi lên mộ liệt sỹ rồi khoe ảnh trên Facebook
Facebook chính là ngôi nhà riêng của các em mà ở đó chỉ có các em làm chủ, cũng vì thế mà tự do cá nhân được đề cao. Ở đó không có lề lối, không có phép tắc, ai cũng bình đẳng, dân chủ như ai. Chính vì thế đó là nơi để các em thóa mạ xúc phạm người khác không thương tiếc. Những ngôn từ thô tục, bậy bạ được sử dụng triệt để. Nói xấu, đả kích nhau 1 cách có hệ thống đang dần hình thành. Thậm chí ngay cả thầy cô, bố mẹ cũng không ngoại lệ. Bố mẹ không cho tiền tiêu vặt cũng lên Facebook chửi, ghét bạn cũng lên Facebook chửi, thầy cô coi thi nghiêm khắc không quay cóp được cũng lên Facebook chửi và còn kích động bạn bè làm theo “gương mình”.
Facebook của nữ sinh xúc phạm thầy cô
Ngôn ngữ Tiếng Việt vốn trong sáng nhưng đã bị phá hoại bởi thứ ngôn ngữ quái đản, tây không ra tây mà ta cũng không ra ta mà thế hệ học sinh đang sử dụng. Nó thông dụng đến mức ta có thể gặp bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu khi tham gia vào một vài diễn đàn, các forum chat hoặc các trang blog cá nhân, đặc biệt là trên Facebook. Trong khi người ta đang mải mê tranh cãi giá trị bản săc văn hóa dân tộc, mải tranh luận Tết Tây tết ta thì chính các em lại làm cho thứ ngôn ngữ chính thống trở nên méo mó, mất giá trị văn hóa.
Kết quả bình chọn từ độc giả MegaFun
Tôi thấy việc cấm học sinh dùng Facebook không phải là không làm được. Ở gia đình, những bậc làm cha làm mẹ có thể cấm con em mình bằng cách: Không cho dùng điện thoại hoặc có dùng thì cũng dùng loại điện thoại không có chức năng vào Facebook.
Không nên đặt máy tính trong phòng riêng của con, sẽ khó mà biết được con đang làm gì, đang học hay đang vào Facebook. Cách tốt nhất là đặt máy tính ở phòng chung để dễ bề kiểm soát.
Còn đối với trường học, thì nên chặn Facebook giống như ở một số công ty đang làm.
Hãy chỉ cho phép những người có độ tuổi trên 18 sử dụng Facebook bởi lứa tuổi đó là lứa tuổi trưởng thành, đã có đầy đủ nhận thức, và có thể hoàn toàn chịu trách nhiệm được trước những việc mình làm.
Theo megafun.vn
Điển hình như trường THPT Lương Thế Vinh đã đưa ra 4 điều cấm kị đối với học sinh khi dùng Facebook. Theo tôi, không việc gì phải loay hoay nghĩ ngợi cho mất thời gian công sức, tốt nhất là nên Cấm học sinh sử dụng Facebook.
Những điều cấm kị khi dùng Faceboook của trường PTDL Lương Thế Vinh
Là một người thường xuyên dùng Facebook, tôi thấy nếu để học sinh dùng Facebook thì thật là tai hại.
Phải thừa nhận rằng Facebook có sức hút rất lớn và nó ngốn thời gian kinh khủng. Ban đầu có thể chỉ dùng Facebook như phong trào, thấy các bạn có thì mình cũng có. Dần dần nó hình thành 1 thói quen, nếu ngày nào không lên đó chia sẻ, tán gẫu thì cảm thấy bứt rứt không yên.
Nhiều người quên ăn quên ngủ vì Facebook
Cũng có những em không bao giờ chia sẻ gì về mình trên Facebook, nhưng lại dành rất nhiều thời gian để đọc Facebook bạn khác, xem ảnh hoặc comment mà mãi không dứt ra được. Tệ hại nhất đó là các em tự post lên những câu nói vô nghĩa rồi F5 liên tục xem mình được comment ra sao.
Cứ liên tục như vậy thì thời gian đâu dành cho việc học hành? Hoặc có ngồi học đi chăng nữa đầu óc cũng không thể nào tập trung được bởi còn “bận” suy nghĩ xem các bạn đang nghĩ gì, đang bình luận gì về mình? Rồi trở thành con nghiện Facebook từ lúc nào không hay.
Đối với lứa tuổi học sinh, việc học hành được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Ngoài việc học trên lớp, các em còn phải học thêm, ngoại khóa … và còn hàng trăm việc có ích khác đáng làm hơn là việc ngồi cả ngày trên máy tính.
Trong lớp học mà dùng Facebook thế này thì liệu có tiếp thu được kiến thức?
Facebook rất có hại cho sức khỏe. Thời xưa, khi điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, điện thắp sáng không có, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng tôi thấy trẻ em rất hiếm khi bị cận thị. Chả bù cho bây giờ, khi cuộc sống được đầy đủ, ấm no thì trẻ em lại “đua nhau” cận thị. Vì sao ư? Vì cứ ngồi hàng tiếng cắm cúi vào máy tính, điện thoại thì không “đeo kính” mới là chuyện lạ, không khéo còn mắc thêm bệnh béo phì, trì trệ và các loại bệnh khác nữa đấy chứ.
Facebook là một cộng đồng mạng mà ở đó người ta có thể kết nối được mọi khoảng cách địa lý. Trên đó là cả 1 kho tàng thông tin, tốt có xấu cũng có. Ở lứa tuổi học sinh của các em chưa đủ kinh nghiệm phân biệt đúng sai, xấu tốt, từ đó rất dễ dung nạp những thói hư tật xấu, tiếp nhận những thông tin “ngoài luồng”. Hơn nữa ảnh hưởng từ phim ảnh, từ việc ăn mặc hở hang của diễn viên, ca sĩ, lối sống không lành mạnh của những đối tượng các em vốn tôn lên là “thần tượng” dẫn đến việc bắt chước, học đòi theo. Yêu sớm, phát cuồng vì thần tượng là từ đó mà ra.
Lứa tuổi học sinh đang là lứa tuổi muốn khẳng định bản thân, thích gây sự chú ý. Do đó Facebook chính là công cụ hữu hiệu để "tiếp tay" cho các em thực hiện được mục đích của mình. Tôi thấy có em còn chụp ảnh nóng, tung clip sex và còn khoe cả chiến tích “ngồi đầu rùa”, “ngồi lên bia mộ liệt sỹ” lên Facebook một cách thản nhiên.
Hình ảnh 1 nữ sinh ngồi lên mộ liệt sỹ rồi khoe ảnh trên Facebook
Facebook chính là ngôi nhà riêng của các em mà ở đó chỉ có các em làm chủ, cũng vì thế mà tự do cá nhân được đề cao. Ở đó không có lề lối, không có phép tắc, ai cũng bình đẳng, dân chủ như ai. Chính vì thế đó là nơi để các em thóa mạ xúc phạm người khác không thương tiếc. Những ngôn từ thô tục, bậy bạ được sử dụng triệt để. Nói xấu, đả kích nhau 1 cách có hệ thống đang dần hình thành. Thậm chí ngay cả thầy cô, bố mẹ cũng không ngoại lệ. Bố mẹ không cho tiền tiêu vặt cũng lên Facebook chửi, ghét bạn cũng lên Facebook chửi, thầy cô coi thi nghiêm khắc không quay cóp được cũng lên Facebook chửi và còn kích động bạn bè làm theo “gương mình”.
Facebook của nữ sinh xúc phạm thầy cô
Ngôn ngữ Tiếng Việt vốn trong sáng nhưng đã bị phá hoại bởi thứ ngôn ngữ quái đản, tây không ra tây mà ta cũng không ra ta mà thế hệ học sinh đang sử dụng. Nó thông dụng đến mức ta có thể gặp bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu khi tham gia vào một vài diễn đàn, các forum chat hoặc các trang blog cá nhân, đặc biệt là trên Facebook. Trong khi người ta đang mải mê tranh cãi giá trị bản săc văn hóa dân tộc, mải tranh luận Tết Tây tết ta thì chính các em lại làm cho thứ ngôn ngữ chính thống trở nên méo mó, mất giá trị văn hóa.
Kết quả bình chọn từ độc giả MegaFun
Tôi thấy việc cấm học sinh dùng Facebook không phải là không làm được. Ở gia đình, những bậc làm cha làm mẹ có thể cấm con em mình bằng cách: Không cho dùng điện thoại hoặc có dùng thì cũng dùng loại điện thoại không có chức năng vào Facebook.
Không nên đặt máy tính trong phòng riêng của con, sẽ khó mà biết được con đang làm gì, đang học hay đang vào Facebook. Cách tốt nhất là đặt máy tính ở phòng chung để dễ bề kiểm soát.
Còn đối với trường học, thì nên chặn Facebook giống như ở một số công ty đang làm.
Hãy chỉ cho phép những người có độ tuổi trên 18 sử dụng Facebook bởi lứa tuổi đó là lứa tuổi trưởng thành, đã có đầy đủ nhận thức, và có thể hoàn toàn chịu trách nhiệm được trước những việc mình làm.
Theo megafun.vn