Những mảnh đời đơn thân dưới chân núi Đôi

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
15
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
(Nguoiduatin.vn) - Với gần 200 phụ nữ không chồng, Xã Tân Minh (Sóc Sơn Hà Nội) vẫn được người dân gọi với cái tên xã đơn thân.
Không có tiền làm giấy khai sinh
Xã Tân Minh (Sóc Sơn - Hà Nội) đã đi vào những vần thơ đầy cảm xúc của nhà thơ Vũ Cao. Những địa danh thi vị: Xuân Dục, Đoài Đông, Núi Đôi: “Em vẫn đùa anh sao khéo thế/Núi chồng núi vợ đứng song đôi…/ Núi vẫn đôi mà anh mất em”. Ngoài câu chuyện tình trong bài thơ Núi Đôi, còn có một Tân Minh khác, đó là xã của gần 200 người phụ nữ sống đơn thân.
Vào thôn Xuân Dục, một người đàn bà bán nước tiếp chuyện chúng tôi: “Ở đây có rất nhiều người nuôi con một mình, nên người ta thường gọi với cái tên xóm không chồng. Mỗi người phụ nữ đơn thân ở đây mang những nỗi niềm khác nhau: không chồng, chồng chết, chồng chê rồi chồng bỏ…
Qua những lời [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url] từ đáy lòng, cùng những giọt nước mắt mặt chát lăn dài trên gò má gầy gò của chị Nguyễn Thị Thơm, trú tại thôn Xuân Dục, chúng tôi mới thấu hiểu được phần nào số phận đắng cay của những người phụ nữ nơi đây: “Một mình cày cuốc nuôi con cực lắm chú ơi! Ai chẳng mong có một gia đình đầm ấm, nhưng số phận bất hạnh, chồng mất từ sớm, tôi không đi bước nữa. Làm lụng nuôi con có gì xấu mà người ta cứ dị nghị quá thế?” Giọng người phụ nữ ấy nghẹn đắng, chẳng nói thành lời.
nguoiduatin-229477267-2.jpg

Nhờ có HTX phụ nữ đơn thân đã có được rất nhiều sự giúp đỡ, chia sẻ
Công việc vất vả đã đành, nhưng điều khiến những người phụ nữ cảm thấy tủi thân nhất là những khi ốm đau, bệnh tật không có người chia sẻ, đỡ đần. Chị Dương Thị Loan, 13 năm nuôi con một mình với bao nỗi tủi hờn: “Tôi bị viêm gan B, khao khát có một mụn con, tôi đã phải đi “xin”.
Bất hạnh thay! Cháu lại sinh non nên sức khỏe rất yếu. Cháu lại bị bệnh đường hô hấp, hai mẹ con bồng bế nhau đến khắp các Viện Nhi, Viện Y học cổ truyền Trung Ương, Viện Xanh - Pôn... để chữa trị nhưng bệnh vẫn chưa khỏi. Cứ trái gió trở trời là hai mẹ con ôm nhau khóc. Lúc đó tôi mong có người sẻ chia biết mấy”.
Chị Nguyễn Thị Phụng, Chi hội trưởng hội phụ nữ thôn Xuân Dục cho biết: “Cả thôn có đến hơn 20 phụ nữ sống đơn thân, có nhiều người sống với nhau mà không đăng ký kết hôn. Có trường hợp ra trạm xá sinh con còn không có tiền làm giấy khai sinh.
Ví như trường hợp chị Nguyễn Thị Thìn, sống chung với người chồng mà không đăng ký kết hôn. Khi 3 người con đến tuổi đi học, nhưng vẫn chưa làm giấy khai sinh. Những người phụ nữ nơi đây vừa cáng đáng trách nhiệm người cha, vừa phải đảm đương vai trò làm mẹ, vừa vật vã kiếm tiền, vừa chạy đôn chạy đáo chăm sóc con”.
Cũng theo chị Phụng, xã này nằm ở vùng ven của trung tâm Hà Nội. Khi vấn nạn cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm xuất hiện, những người đàn ông nơi đây đã bị cuốn vào vòng xoáy của những thú chơi thác loạn không có điểm dừng... Nhiều người phụ nữ sống thiếu thốn tình cảm đã không ngần ngại sinh con ngoài dá thú.
Tình người ở “vương quốc đàn bà”
Không có người đàn ông chia sẻ, những người phụ nữ này đã biết giúp đỡ, nương tựa lẫn nhau. Mỗi khi gia đình nào có công việc, người dân trong thôn lại hò nhau giúp đỡ. Năm 1996, dự án Tín dụng tiết kiệm do Đại sứ quán Phần Lan hỗ trợ cho phụ nữ đơn thân được thành lập. Nhờ dự án này, xã Tân Minh đã thành lập Hợp tác xã đơn thân, giúp được trên 180 hộ nâng cao mức sống. HTX dạy nghề, cung cấp vốn, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Giờ đây, HTX đã có số vốn hơn 400 triệu đồng gửi vào quỹ tiết kiệm để có khoản tiền giúp đỡ chị em lúc khó khăn, ốm đau. Sau này, chị em sẽ được cấp sổ lương hưu dưỡng già. Với mô hình HTX hiện đại này, hầu hết những người phụ nữ đơn thân đã tình nguyện tham gia. Người dân đã tình nguyện đóng quỹ chung.
Được biết, cả xã có hơn 180 chị em đã tham gia Hợp tác xã phụ nữ đơn thân. Trong đó có 78 chị em chồng mất, 66 người đã ly dị, 40 người không chồng nhưng có con. Hy vọng đã mỉm cười với cô Vân, cô [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url]: “Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng tôi sẽ cố gắng không để đứa con út phải bỏ học như chị nó”. Còn chị Hạnh ở thôn Đoài đã nở nụ cười mãn nguyện sau 26 năm nuôi con một mình: “Con tôi đã lấy vợ, có con, con cái hiếu thảo, cả nhà lúc nào cũng tràn ngập niềm vui”.
Bà Nguyễn Thị Ngơi, Chủ tịch hội Phụ nữ xã Tân Minh cho biết: Cả xã có khoảng 200 phụ nữ sống đơn thân. HTX là nơi để các chị em giúp đỡ nhau những công việc đồng áng, chăm sóc, động viên nhau những lúc khó khăn, chia sẻ [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url], ngay cả những chuyện thầm kín. Cuộc sống của họ dẫu đơn thân nhưng không hề đơn độc.*
Rời xã Tân Minh khi đã thơm mùi khói bếp. Núi Đôi dần xa, chúng tôi bắt gặp những hình ảnh người mẹ tay vác cuốc, tay dắt con vội vã trở về tổ ấm. Mặc dù, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng trên môi những người phụ nữ ấy vẫn nở nụ cười tươi rói. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng đến một niềm tin về ngày mai tươi sáng phảng phất trong mỗi vần thơ Vũ Cao: “Ta gắng mùa sau lúa sẽ nhiều / ruộng thắm mồ hôi từng nhát cuốc / làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu” .


[TD="class: c7"] PGS. TS Trịnh Hòa Bình, GĐTT Dư luận xã hội (Viện xã hội học) cho biết: Hiện nay tình trạng phụ nữ sống đơn thân nuôi con một mình ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Đó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố: Xã hội hóa, kinh tế phát triển, sự giải phóng cá nhân, ly hôn... Mặc dù, người phụ nữ đơn thân không còn chịu nhiều sự dị nghị của xã hội như trước đây, thế nhưng, những đứa trẻ sinh ra sẽ bị thiệt thòi về tình cảm, ảnh hưởng đến việc sự hoàn thiện nhân cách. Hoàng Thế Tào
*

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom