tuyetnhungnapa
New member
Xen lẫn với cảm giác hạnh phúc, vui sướng, mẹ mang thai lần đầu cũng gặp phải không ít bối rối về những thay đổi của cơ thể. Hơn nữa, do chưa có kinh nghiệm, mẹ bầu cũng có phần hơi “lơ là” việc chăm sóc bản thân và bé cưng trong bụng.
1. Tìm hiểu các dấu hiệu mang thai
Danh sách những điều cần biết khi mang thai lần đầu chắc chắn không thể thiếu dấu hiệu mang thai sớm và đúng nhất. Một cách đơn giản nhất là sử dụng que thử thai tại nhà. Nếu kết quả mơ hồ, bạn có thể đến bệnh viện để được thực hiện những xét nghiệm cho kết quả chính xác hơn. Đôi khi các triệu chứng bạn gặp phải có thể là “báo động giả”.
2. Những buổi khám thai quan trọng
Từ lúc bắt đầu mang thai đến khi bé cưng chào đời, trung bình mỗi tháng mẹ bầu sẽ có lịch gặp bác sĩ ít nhất 1 lần. Các buổi khám thai là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của thai nhi cũng như biết rõ về tình hình sức khỏe hiện tại của mình.
3. Tìm hiểu lịch sử y tế gia đình
Thảo luận với mẹ, bà ngoại hoặc những người thân trong gia đình để biết chính xác những vấn đề di truyền hoặc dị tật thai nhi nào đó trong dòng họ. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý cũng như có biện pháp chủ động phòng ngừa thích hợp.
4. Tăng cân khi mang thai
Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tăng từ 11-16kg trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, đây chỉ là con số mang tính tham khảo. Bà bầu nên tăng bao nhiêu kg còn tùy thuộc vào mức độ chuyển hóa dinh dưỡng và cân nặng trước khi mang thai. Chẳng hạn, những mẹ có thân hình mảnh mai nên tăng từ 12-18kg để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Ngược lại, mẹ bầu có thân hình hơi “đầy đặn” chỉ nên tăng thêm 6-9kg trong suốt thời gian mang thai.
5. Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm
90% phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Đây là hiện tượng rất phổ biến và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, những trường hợp bà bầu ốm nghén nặng không hấp thu được dinh dưỡng cần phải đến bệnh viện để truyền nước cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
6. Cẩn trọng chuyện ăn uống
Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mẹ, chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ cần lưu ý đặc biệt đến chuyện ăn uống, bởi chỉ cần một bất cẩn nhỏ, bé cưng có nguy cơ “lãnh đủ”.
Tốt nhất, mẹ nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ các món, các nhóm chất. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận với một số món bổ dưỡng nhưng lại nằm trong danh sách cấm với phụ nữ mang thai. Tham khảo trước danh sách những món cần tránh khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Nguồn: nhà thuốc Nghĩa Hưng
1. Tìm hiểu các dấu hiệu mang thai
Danh sách những điều cần biết khi mang thai lần đầu chắc chắn không thể thiếu dấu hiệu mang thai sớm và đúng nhất. Một cách đơn giản nhất là sử dụng que thử thai tại nhà. Nếu kết quả mơ hồ, bạn có thể đến bệnh viện để được thực hiện những xét nghiệm cho kết quả chính xác hơn. Đôi khi các triệu chứng bạn gặp phải có thể là “báo động giả”.
2. Những buổi khám thai quan trọng
Từ lúc bắt đầu mang thai đến khi bé cưng chào đời, trung bình mỗi tháng mẹ bầu sẽ có lịch gặp bác sĩ ít nhất 1 lần. Các buổi khám thai là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của thai nhi cũng như biết rõ về tình hình sức khỏe hiện tại của mình.
3. Tìm hiểu lịch sử y tế gia đình
Thảo luận với mẹ, bà ngoại hoặc những người thân trong gia đình để biết chính xác những vấn đề di truyền hoặc dị tật thai nhi nào đó trong dòng họ. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý cũng như có biện pháp chủ động phòng ngừa thích hợp.
4. Tăng cân khi mang thai
Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tăng từ 11-16kg trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, đây chỉ là con số mang tính tham khảo. Bà bầu nên tăng bao nhiêu kg còn tùy thuộc vào mức độ chuyển hóa dinh dưỡng và cân nặng trước khi mang thai. Chẳng hạn, những mẹ có thân hình mảnh mai nên tăng từ 12-18kg để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Ngược lại, mẹ bầu có thân hình hơi “đầy đặn” chỉ nên tăng thêm 6-9kg trong suốt thời gian mang thai.
5. Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm
90% phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Đây là hiện tượng rất phổ biến và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, những trường hợp bà bầu ốm nghén nặng không hấp thu được dinh dưỡng cần phải đến bệnh viện để truyền nước cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
6. Cẩn trọng chuyện ăn uống
Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mẹ, chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ cần lưu ý đặc biệt đến chuyện ăn uống, bởi chỉ cần một bất cẩn nhỏ, bé cưng có nguy cơ “lãnh đủ”.
Tốt nhất, mẹ nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ các món, các nhóm chất. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận với một số món bổ dưỡng nhưng lại nằm trong danh sách cấm với phụ nữ mang thai. Tham khảo trước danh sách những món cần tránh khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Nguồn: nhà thuốc Nghĩa Hưng