Lưu Ý Triệu Chứng Cao Huyết Áp Từ Bệnh Gút

tambinh

New member
User ID
113298
Tham gia
14 Tháng ba 2016
Bài viết
132
Điểm tương tác
0
Tuổi
37
Đồng
5
Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế trong nước phát triển thì số người bị mắc bệnh gút càng tăng cao, chiếm tới 10-15% trong số các bệnh nhân mắc các bệnh về khớp điều trị tại bệnh viện. Bệnh gút được ví von là căn bệnh của nhà giàu do lối sống dư thừa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, phát hiện gần đây cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa chữa bệnh gút và tăng huyết áp.

>>>Tham khảo: Chữa bệnh gout đơn giản cùng hạt đậu xanh

chuabenhgout.net/dau-xanh-thuc-pham-tuyet-voi-tri-benh-gut_638.html

Nguyên nhân của bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa acid uric làm tăng chỉ số acid uric trong máu (acid uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa các acid nhân của mọi tế bào trong cơ thể và được thải ra ngoài qua đường tiểu). Ở người bình thường, hai quá trình tạo ra và thải trừ acid uric luôn cân bằng.

>>> Tìm hiểu thêm về chỉ số acid uric trong máu:

chuabenhgout.net/tang-acid-uric-co-phai-bi-benh-gout-khong-_673.html

Mối liên hệ giữa bệnh gút và tăng huyết áp

Bệnh gút thường đi kèm với béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa lipid, trong đó tăng huyết áp là bệnh có tỷ lệ đi kèm cao nhất.

Diễn biến bệnh gút kéo dài là yếu tố thuận lợi để khởi phát tăng huyết áp và ngược lại tình trạng tăng huyết áp ảnh hưởng tới diễn biến của bệnh lý gút. Điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân gút có những đặc điểm khác so với các đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp khác.

Người ta nhận thấy nồng độ acid uric máu của bệnh nhân tăng huyết áp thường cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và tăng acid uric mang tính độc lập dù có hay không có suy thận và sử dụng thuốc lợi tiểu. Nghiên cứu cũng cho thấy chất Noradrenalin Angiotensin II (là chất sinh học làm tăng huyết áp) có vai trò trong việc làm tăng acid uric máu thông qua cơ chế làm giảm bài tiết acid uric qua ống thận.

Tỉ lệ tăng acid uric máu được phát hiện ở 22 – 38 % bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị và có 25 – 50 % bệnh nhân gút có kèm theo tăng huyết áp, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì.

Nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia y tế cho thấy nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có tỷ lệ cao hơn nhóm không có tăng huyết áp về số khớp viêm nhiều/ đợt bệnh (33,3%), có hạt tophi trên lâm sàng. Tỷ lệ và mức độ tăng acid uric trong huyết thanh ở nhóm bệnh nhân gút có tăng huyết áp cao hơn nhóm không tăng huyết áp.Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân gút có tăng huyết áp biểu hiện rầm rộ hơn các bệnh nhân không có tăng huyết áp và thời gian mắc bệnh ở các bệnh nhân gút có tăng huyết áp dài hơn nhóm không tăng huyết áp.

Các bệnh nhân gút mạn tính có diễn biến bệnh kéo dài và thường có các rối loạn của hội chứng chuyển hóa kèm theo. Vì vậy, tăng huyết áp ở nhóm bệnh nhân này chiếm tỷ lệ cao (85,1%) hơn nhóm gút cấp tính là 70,3%.

Cần kiểm soát huyết áp khi bị gút

Kiểm soát tốt huyết áp trên các bệnh nhân gút ngoài ý nghĩa giúp dự phòng các yếu tố gây bệnh tim mạch còn mang ý nghĩa giúp giảm nguy cơ bệnh gút. Do đó, cho dù bạn đang có nguy cơ bị gút hay tăng huyết áp thì tốt nhất nên có một chế độ dinh dưỡng và vận động một cách khoa học.

- Duy trì cân nặng hợp lý: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và bệnh gút. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.

- Hạn chế thịt đỏ, nên ăn nhiều rau quả: Chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp. Những người bị bệnh gút cũng nên lưu ý chế độ dinh dưỡng, tránh những thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, các loại hải sản…

Nên uống nhiều nước, mỗi ngày từ 2-4 lít để hạn chế sự lắng đọng tinh thể urat trong nước tiểu.

- Tập luyện thể thục thể thao: Tập luyện thường xuyên từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp ngăn ngừa mắc bệnh tăng huyết áp cũng như giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ hay một số môn thể thao như chạy, bơi lội, cầu lông…

- Nói không với đồ uống có cồn: Sử dụng nhiều đồ uống có cồn là nguyên nhân làm tăng huyết áp và khiến cho nguy cơ bị bệnh gút cao hơn. Do đó, tốt nhất nên hạn chế tối đa các thức uống có cồn như rượu, bia hay các loại đồ uống chứa nhiều ga.

Tham khảo thêm tại: chuabenhgout.net
 
User ID
134780
Tham gia
11 Tháng ba 2017
Bài viết
24
Điểm tương tác
0
Tuổi
33
Đồng
0
Những ai đang có một trong những triệu chứng trên nên hết sức cẩn trọng vì đây chính là những dấu hiệu đầu của bệnh đó. Phát hiện thì nên có biện pháp phòng tránh ngay.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom