Nói đến bệnh gút hầu hết ai cũng nghĩ ngay nam giới. Tuy nhiên, thực tế phụ nữ cũng là đối tượng của căn bệnh này đặc biệt những người ở tuổi mãn kinh, những người béo phì, hay những người có chế độ ăn uống không khoa học
Bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa acid uric. Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Khi chuyển hóa acid uric bị rối loạn dẫn đến acid uric trong máu tăng cao. Acid uric tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn và viêm sưng khớp.
Xem thêm: bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút từ đậu xanh
chuabenhgout.net/dau-xanh-thuc-pham-tuyet-voi-tri-benh-gut_638.html
Phụ nữ nên cẩn thận với gút
Rất nhiều phụ nữ vẫn còn hoài nghi trước những cơn đau do gút gây nên và thường chỉ phỏng đoán mình bị các bệnh về xương khớp.
Trường hợp của một bệnh nhân 55 tuổi ở Lạng Sơn tới khám bệnh ở khoa xương khớp bệnh viện Bạch Mai khi thấy mắt cá chân có hiện tượng sưng đỏ và đau nhức, đặc biệt khi ăn nhiều thịt là đau. Cầm kết quả khám bệnh và kết luận của bác sĩ là mình bị gút bà thực sự rất ngạc nhiên.
Tham khảo: chữa bệnh gút bằng thuốc nam
chuabenhgout.net/thuoc-nam.html
Một trường hợp khác là chị Lan (Hà Nội) cũng có chồng bị gút nên thông tin về bệnh có thể nói là chị hiểu khá rõ. Khi mẹ chị có biểu hiện đau sưng ở các ngón tay nhưng không đau dữ dội nên chị chỉ cho rằng mẹ mình bệnh thoái hóa khớp. Cho đến khi mẹ chị đau nhiều hơn phải đi khám thì mới được biết bệnh của mẹ mình là gút chứ không phải thoái hóa khớp như đã nghĩ.
Những cơn đau từ gút gây ra với người phụ nữ thường không dữ dội như khi nam giới bị gút. Nhưng chính sự âm thầm của bệnh càng khiến phụ nữ chủ quan không đề phòng. Đến khi xuất hiện những cơn đau dữ dội kèm theo các u cục tophi to hơn dưới da thì bệnh đã khá nặng.
Việc chủ quan với bệnh hoặc nhầm lẫn với các bệnh về thoái hóa hay viêm khớp thường dẫn tới những hậu quả trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh không trực tiếp tới các bệnh viện để khám mà chỉ phỏng đoán bệnh mình và tự mua thuốc điều trị sẽ dẫn đến sai phương pháp và hướng điều trị để bệnh chuyển giai đoạn muộn gây nên những biến chứng nặng nề như tay chân bị biến dạng, suy thận, viêm cầu thận, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, ….
Tiền mãn kinh – cảnh giác cao với gút
Theo các chuyên gia, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh (trung bình từ 51 tuổi trở lên), lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ giảm dần. Mà estrogen là một yếu tố quan trọng để kiểm soát acid uric máu. Do đó, sau khi mãn kinh, estrogen giảm dẫn đến nồng độ axit uric trong máu của người phụ nữ bắt đầu tăng lên. Sau vài năm, mức độ acid uric đạt đến điểm mà các tinh thể có thể hình thành gây ra bệnh gút. Và đến khoảng 60 tuổi, số lượng các trường hợp bệnh gút ở phụ nữ và nam giới đã đạt đến mức cân bằng. Càng nhiều tuổi thì tỷ lệ mắc gút ở phụ nữ càng cao.
Thói quen ăn uống
Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò và vị trí của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Họ cũng thường xuyên phải tham gia các buổi tiệc tùng, cũng phải chúc tụng, nâng ly. Thực phẩm giàu purine, thậm chí nhiều người phụ nữ cũng hút thuốc lá và thường xuyên uống chè, cà phê, … Đó là những nguyên nhân gây nên nguy cơ bệnh gút.
Một nguyên nhân nữa khiến phụ nữ cũng có thể mắc bệnh gút là do nữ giới có thói quen uống nhiều nước ngọt. Một nghiên cứu khoa học ở Mỹ cho thấy, phụ nữ uống mỗi ngày một cốc nước cam ép sẽ làm tăng 70% nguy cơ mắc bệnh gout.
Ngày nay, môi trường và nguồn thực phẩm chúng ta đang sử dụng chưa thực sự an toàn cho sức khỏe. Cách tốt nhất để phòng bệnh là bạn nên có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, luyện tập thể thao hàng ngày. Ngoài ra có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút để từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Tham khảo thêm tại: chuabenhgout.net
Bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa acid uric. Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Khi chuyển hóa acid uric bị rối loạn dẫn đến acid uric trong máu tăng cao. Acid uric tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn và viêm sưng khớp.
Xem thêm: bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút từ đậu xanh
chuabenhgout.net/dau-xanh-thuc-pham-tuyet-voi-tri-benh-gut_638.html
Phụ nữ nên cẩn thận với gút
Rất nhiều phụ nữ vẫn còn hoài nghi trước những cơn đau do gút gây nên và thường chỉ phỏng đoán mình bị các bệnh về xương khớp.
Trường hợp của một bệnh nhân 55 tuổi ở Lạng Sơn tới khám bệnh ở khoa xương khớp bệnh viện Bạch Mai khi thấy mắt cá chân có hiện tượng sưng đỏ và đau nhức, đặc biệt khi ăn nhiều thịt là đau. Cầm kết quả khám bệnh và kết luận của bác sĩ là mình bị gút bà thực sự rất ngạc nhiên.
Tham khảo: chữa bệnh gút bằng thuốc nam
chuabenhgout.net/thuoc-nam.html
Một trường hợp khác là chị Lan (Hà Nội) cũng có chồng bị gút nên thông tin về bệnh có thể nói là chị hiểu khá rõ. Khi mẹ chị có biểu hiện đau sưng ở các ngón tay nhưng không đau dữ dội nên chị chỉ cho rằng mẹ mình bệnh thoái hóa khớp. Cho đến khi mẹ chị đau nhiều hơn phải đi khám thì mới được biết bệnh của mẹ mình là gút chứ không phải thoái hóa khớp như đã nghĩ.
Những cơn đau từ gút gây ra với người phụ nữ thường không dữ dội như khi nam giới bị gút. Nhưng chính sự âm thầm của bệnh càng khiến phụ nữ chủ quan không đề phòng. Đến khi xuất hiện những cơn đau dữ dội kèm theo các u cục tophi to hơn dưới da thì bệnh đã khá nặng.
Việc chủ quan với bệnh hoặc nhầm lẫn với các bệnh về thoái hóa hay viêm khớp thường dẫn tới những hậu quả trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh không trực tiếp tới các bệnh viện để khám mà chỉ phỏng đoán bệnh mình và tự mua thuốc điều trị sẽ dẫn đến sai phương pháp và hướng điều trị để bệnh chuyển giai đoạn muộn gây nên những biến chứng nặng nề như tay chân bị biến dạng, suy thận, viêm cầu thận, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, ….
Tiền mãn kinh – cảnh giác cao với gút
Theo các chuyên gia, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh (trung bình từ 51 tuổi trở lên), lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ giảm dần. Mà estrogen là một yếu tố quan trọng để kiểm soát acid uric máu. Do đó, sau khi mãn kinh, estrogen giảm dẫn đến nồng độ axit uric trong máu của người phụ nữ bắt đầu tăng lên. Sau vài năm, mức độ acid uric đạt đến điểm mà các tinh thể có thể hình thành gây ra bệnh gút. Và đến khoảng 60 tuổi, số lượng các trường hợp bệnh gút ở phụ nữ và nam giới đã đạt đến mức cân bằng. Càng nhiều tuổi thì tỷ lệ mắc gút ở phụ nữ càng cao.
Thói quen ăn uống
Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò và vị trí của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Họ cũng thường xuyên phải tham gia các buổi tiệc tùng, cũng phải chúc tụng, nâng ly. Thực phẩm giàu purine, thậm chí nhiều người phụ nữ cũng hút thuốc lá và thường xuyên uống chè, cà phê, … Đó là những nguyên nhân gây nên nguy cơ bệnh gút.
Một nguyên nhân nữa khiến phụ nữ cũng có thể mắc bệnh gút là do nữ giới có thói quen uống nhiều nước ngọt. Một nghiên cứu khoa học ở Mỹ cho thấy, phụ nữ uống mỗi ngày một cốc nước cam ép sẽ làm tăng 70% nguy cơ mắc bệnh gout.
Ngày nay, môi trường và nguồn thực phẩm chúng ta đang sử dụng chưa thực sự an toàn cho sức khỏe. Cách tốt nhất để phòng bệnh là bạn nên có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, luyện tập thể thao hàng ngày. Ngoài ra có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút để từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Tham khảo thêm tại: chuabenhgout.net