Hỡi các 'đấng mày râu', hãy một lần nghiêm túc lắng nghe nỗi khổ tâm của người làm vợ, làm dâu ngày Tết.
Nghe thì vô lý vì xem ra không hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt từ trước tới giờ: lấy chồng thì phải theo chồng. Thế nhưng nghĩ sâu xa, chuyện ấy cũng đâu phải là không được.
Tôi lấy chồng, đúng, tôi đã theo nhà chồng từ ngày đó. Cái ngày mà tôi khoác lên người bộ váy cưới, cái ngày mà bố mẹ tôi hết nước mắt vì thương đứa con lấy chồng xa, tôi đã thuộc về nhà chồng. Thế rồi, bố mẹ tôi coi như mất con gái. Nuôi bao nhiêu năm, mong con đến ngày lớn khôn nhưng cuối cùng con đi về nhà người khác, cái chuyện ở bên bố mẹ chỉ còn đêm từng giờ. Không còn đứa con gái ngày nào cũng nũng nịu mẹ. Cần con đến chơi có khi phải gọi điện hẹn trước cả tuần. Là con mình đấy nhưng giờ đâu có được sai khiến, bảo về là về được nữa.
Lấy chồng gần thì không nói, nhiều người đi lấy chồng xa, cả năm thậm chí vài năm mới về nhà được một lần. Thân làm con mà chưa có cơ hội gần gũi chăm sóc bố mẹ, vì khi vừa lớn, vừa hiểu biết đã phải lấy chồng. Đôi lúc, tôi cảm thấy hổ thẹn với lòng mình.
Thân làm con mà chưa có cơ hội gần gũi chăm sóc bố mẹ, vì khi vừa lớn, vừa hiểu biết đã phải lấy chồng. Đôi lúc, tôi cảm thấy hổ thẹn với lòng mình. (ảnh minh họa)
Người ta vẫn nói, thân làm [url="http://phunuvn.net/"]phụ nữ[/URL] thật khổ. Không tự nhiên mà nhiều cô gái không muốn lấy chồng, theo chủ nghĩa độc thân. Hoặc không tự nhiên mà nhiều người phải lấy chồng thật muộn. Vì họ sợ mất tự do, sợ cuộc sống gia đình sẽ cuốn họ vào guồng cơm-áo-gạo-tiền và chăm chồng, sinh con đẻ cái. Với người phụ nữ, lấy chồng rồi sinh con, đó là quãng thời gian quá dài.
Xét cho cùng, lấy chồng phải theo chồng, khó lòng thay đổi được ‘nguyên tắc’ ấy. Nhưng tôi đã làm trọn đạo hiếu này và đã theo chồng từ ngày đó. Ngày nào cũng bên chồng, ở kè kè cùng chồng không rời nửa bước. Tôi đã theo chồng suốt chặng đường đời của mình, phục vụ chồng, chăm sóc chồng, sinh con và chăm con. Suốt chặng đường tuổi thanh xuân tôi đã cống hiến làm việc để chăm lo cho gia đình chồng.
Vậy nên, tôi cũng nên dành quãng thời gian nghỉ ngơi để được bên bố mẹ đẻ của mình. Không có lý gì những ngày lễ Tết tôi không được tự do. Phải để cho tôi được sống cùng bố mẹ đẻ, để cho tôi được trở lại làm con gái của các cụ vài ngày.
Các anh chồng có nghĩ đến vợ của mình, người đã gắn bó với các anh bao lâu nay và cả những tháng ngày về sau vẫn vậy? Thế nên, hãy dành cho họ quãng thời gian thảnh thơi bên gia đình ngoại. Hãy thử đặt địa vị của mình vào vợ, các anh về quê vợ ăn Tết chỉ ở được một ngày, vậy tại sao cứ bắt vợ phải suốt ngày ở nhà chồng, mà vợ còn phải làm trăm công nghìn việc. Tết là ngày nghỉ ngơi, đâu phải là lúc để làm lụng, dọn dẹp. Đừng nghĩ đơn giản chuyện làm dâu. Làm dâu khó lắm các anh ơi!
Tết là ngày nghỉ ngơi, đâu phải là lúc để làm lụng, dọn dẹp. Đừng nghĩ đơn giản chuyện làm dâu. (ảnh minh họa)
Không phải ‘chém gió’, nhưng nếu tôi là chồng, tôi sẽ tâm lý chuyện ấy. Ai cũng sẽ có con cái, rồi họ cũng sẽ sinh con gái, họ sẽ thấu hiểu được nỗi lòng của những bậc làm cha mẹ phải xa con mình bao nhiêu năm. Và rồi họ cũng hiểu được tấm lòng của những đứa con gái mấy năm trời không gặp bố mẹ. Những bữa cơm sum họp bố mẹ cần biết mấy sự đông đủ, ấm cúng như ngày nào.
Thế nên, dâu con về nhà chồng ăn Tết cũng là phải đạo lý, nhưng chuyện cứ khư khư ở nhà chồng thật không công bằng. Bố mẹ cũng muốn con cái sum họp, vậy bố mẹ phải hiểu cho tấm lòng của người làm con chứ.
Liệu có bao giờ con rể phải về nhà bố mẹ vợ ăn Tết hay không? Nếu có đạo làm dâu thì cũng phải có đạo làm rể. Lẽ nào thân con gái thì phải phục tùng? Thời đại nam nữ bình đẳng, tại sao vẫn phân biệt chuyện trai gái, dâu rể trong nhà?
Biết bao cặp vợ chồng vì cái chuyện về đâu ăn Tết mà cãi vã, thậm chí là dẫn tới tình trạng ly hôn. Chỉ vì chuyện cỏn con nhưng chẳng ai vượt qua được tự trọng cá nhân, tự trong gia đình, cuối cùng tan nát mọi thứ. Các chàng rể, các đức lang quân hãy hiểu cho nỗi lòng của vợ, của người làm con gái. Đừng vì ích kỉ cá nhân mà tước đi quyền tự do của vợ con mình.
Nếu có luật, con rể phải về quê vợ ăn Tết, chắc chắn các chàng rể sẽ hiểu được cảm giác ăn Tết nhà vợ là như thế nào. Có lẽ từ nay đừng bàn chuyện mẹ chồng nàng dâu nữa mà hãy chuyển sang chuyện bố vợ- con rể thì hay hơn.
Theo Eva
Nghe thì vô lý vì xem ra không hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt từ trước tới giờ: lấy chồng thì phải theo chồng. Thế nhưng nghĩ sâu xa, chuyện ấy cũng đâu phải là không được.
Tôi lấy chồng, đúng, tôi đã theo nhà chồng từ ngày đó. Cái ngày mà tôi khoác lên người bộ váy cưới, cái ngày mà bố mẹ tôi hết nước mắt vì thương đứa con lấy chồng xa, tôi đã thuộc về nhà chồng. Thế rồi, bố mẹ tôi coi như mất con gái. Nuôi bao nhiêu năm, mong con đến ngày lớn khôn nhưng cuối cùng con đi về nhà người khác, cái chuyện ở bên bố mẹ chỉ còn đêm từng giờ. Không còn đứa con gái ngày nào cũng nũng nịu mẹ. Cần con đến chơi có khi phải gọi điện hẹn trước cả tuần. Là con mình đấy nhưng giờ đâu có được sai khiến, bảo về là về được nữa.
Lấy chồng gần thì không nói, nhiều người đi lấy chồng xa, cả năm thậm chí vài năm mới về nhà được một lần. Thân làm con mà chưa có cơ hội gần gũi chăm sóc bố mẹ, vì khi vừa lớn, vừa hiểu biết đã phải lấy chồng. Đôi lúc, tôi cảm thấy hổ thẹn với lòng mình.
Thân làm con mà chưa có cơ hội gần gũi chăm sóc bố mẹ, vì khi vừa lớn, vừa hiểu biết đã phải lấy chồng. Đôi lúc, tôi cảm thấy hổ thẹn với lòng mình. (ảnh minh họa)
Người ta vẫn nói, thân làm [url="http://phunuvn.net/"]phụ nữ[/URL] thật khổ. Không tự nhiên mà nhiều cô gái không muốn lấy chồng, theo chủ nghĩa độc thân. Hoặc không tự nhiên mà nhiều người phải lấy chồng thật muộn. Vì họ sợ mất tự do, sợ cuộc sống gia đình sẽ cuốn họ vào guồng cơm-áo-gạo-tiền và chăm chồng, sinh con đẻ cái. Với người phụ nữ, lấy chồng rồi sinh con, đó là quãng thời gian quá dài.
Xét cho cùng, lấy chồng phải theo chồng, khó lòng thay đổi được ‘nguyên tắc’ ấy. Nhưng tôi đã làm trọn đạo hiếu này và đã theo chồng từ ngày đó. Ngày nào cũng bên chồng, ở kè kè cùng chồng không rời nửa bước. Tôi đã theo chồng suốt chặng đường đời của mình, phục vụ chồng, chăm sóc chồng, sinh con và chăm con. Suốt chặng đường tuổi thanh xuân tôi đã cống hiến làm việc để chăm lo cho gia đình chồng.
Vậy nên, tôi cũng nên dành quãng thời gian nghỉ ngơi để được bên bố mẹ đẻ của mình. Không có lý gì những ngày lễ Tết tôi không được tự do. Phải để cho tôi được sống cùng bố mẹ đẻ, để cho tôi được trở lại làm con gái của các cụ vài ngày.
Các anh chồng có nghĩ đến vợ của mình, người đã gắn bó với các anh bao lâu nay và cả những tháng ngày về sau vẫn vậy? Thế nên, hãy dành cho họ quãng thời gian thảnh thơi bên gia đình ngoại. Hãy thử đặt địa vị của mình vào vợ, các anh về quê vợ ăn Tết chỉ ở được một ngày, vậy tại sao cứ bắt vợ phải suốt ngày ở nhà chồng, mà vợ còn phải làm trăm công nghìn việc. Tết là ngày nghỉ ngơi, đâu phải là lúc để làm lụng, dọn dẹp. Đừng nghĩ đơn giản chuyện làm dâu. Làm dâu khó lắm các anh ơi!
Tết là ngày nghỉ ngơi, đâu phải là lúc để làm lụng, dọn dẹp. Đừng nghĩ đơn giản chuyện làm dâu. (ảnh minh họa)
Không phải ‘chém gió’, nhưng nếu tôi là chồng, tôi sẽ tâm lý chuyện ấy. Ai cũng sẽ có con cái, rồi họ cũng sẽ sinh con gái, họ sẽ thấu hiểu được nỗi lòng của những bậc làm cha mẹ phải xa con mình bao nhiêu năm. Và rồi họ cũng hiểu được tấm lòng của những đứa con gái mấy năm trời không gặp bố mẹ. Những bữa cơm sum họp bố mẹ cần biết mấy sự đông đủ, ấm cúng như ngày nào.
Thế nên, dâu con về nhà chồng ăn Tết cũng là phải đạo lý, nhưng chuyện cứ khư khư ở nhà chồng thật không công bằng. Bố mẹ cũng muốn con cái sum họp, vậy bố mẹ phải hiểu cho tấm lòng của người làm con chứ.
Liệu có bao giờ con rể phải về nhà bố mẹ vợ ăn Tết hay không? Nếu có đạo làm dâu thì cũng phải có đạo làm rể. Lẽ nào thân con gái thì phải phục tùng? Thời đại nam nữ bình đẳng, tại sao vẫn phân biệt chuyện trai gái, dâu rể trong nhà?
Biết bao cặp vợ chồng vì cái chuyện về đâu ăn Tết mà cãi vã, thậm chí là dẫn tới tình trạng ly hôn. Chỉ vì chuyện cỏn con nhưng chẳng ai vượt qua được tự trọng cá nhân, tự trong gia đình, cuối cùng tan nát mọi thứ. Các chàng rể, các đức lang quân hãy hiểu cho nỗi lòng của vợ, của người làm con gái. Đừng vì ích kỉ cá nhân mà tước đi quyền tự do của vợ con mình.
Nếu có luật, con rể phải về quê vợ ăn Tết, chắc chắn các chàng rể sẽ hiểu được cảm giác ăn Tết nhà vợ là như thế nào. Có lẽ từ nay đừng bàn chuyện mẹ chồng nàng dâu nữa mà hãy chuyển sang chuyện bố vợ- con rể thì hay hơn.
Theo Eva