Gương mặt bị nám trở nên xấu xí, già nua và làm bạn mất tự tin khi đối mặt với người khác, bạn đã cố dành nhiều thời gian trang điểm nhưng không che được nám. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề nám da là gì, dấu hiệu nhận biết cũng như đưa ra cách chữa trị hiệu quả nhất cho bạn. Tham khảo ngay nhé!
1. Nám da là gì?
Nám da là các vết thâm đen cứng đầu xuất hiện trên da
Thông thường chị em hay nhìn nhận nám da là tình trạng da xuất hiện các đốm hay mảng nâu vàng, đôi khi đậm màu hơn. Về mặt khoa học, nám da chính là sự tích tụ các hắc sắc tố trên bề mặt da. Do một vài nguyên nhân, hắc sắc tố tăng lên bất thường, sau đó tập trung lại ở một số vùng da, làm vùng da này chuyển màu, sinh ra nám da.
Về cơ bản, nám da không gây hại tới sức khỏe tuy nhiên lại làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ của làn da. Nám da có thể được nhận biết bằng mắt thường nhưng chỉ có thể xác định chính xác nhất về loại nám, tình trạng, mức độ nám bằng các thiết bị soi da chuyên dụng.
2. Dấu hiệu nhận biết của nám da
Biểu hiện của nám da là những vết thâm xuất hiện ở khu vực mặt và cổ
Để xác định mình có nám da hay không, bạn có thể dựa vào những biểu hiện sau đây:
– Các vùng da có màu nâu vàng, nâu đậm trên những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Màu sắc các vùng nám không đồng nhất.
– Các vết nám thường xuất hiện ở gò má, trán, mũi
– Khi ra nắng nám da thường đậm màu hơn
Mặc dù có thể tự chuẩn đoán tại nhà, tuy nhiên do nám da rất dễ bị nhầm lẫn với một số biểu hiện của ung thư da hay các bệnh ngoài da khác, vì vậy bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác nhất.
3. Nguyên nhân hình thành nám da
Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra nám đó là:
– Nám da do nội tiết tố: Sự thay đổi hay rối loạn nội tiết tố cũng ảnh hưởng tới quá trình sản sinh hắc sắc tố gây ra nám. Ở thời kì mang thai hay tuổi dậy thì, khi nội tiết tố thay đổi nhiều nhất, làn da phụ nữ thường dễ xuất hiện nám da.
– Nám da do ánh nắng: Sự tác động của các tia UV cũng khiến da có nám. Đó là nguyên nhân những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng thường dễ có nám da hơn.
– Nám da do mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm khi sử dụng trong thời gian dài cũng dễ làm da bị suy yếu, bị lột tẩy,… khiến da có nám
– Nám da do dược phẩm: Sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây ra nám, nó có thể tác động tới sự cân bằng nội tiết tốt trong cơ thể hoặc ức chế một vài loại hoocmone.
– Nám da do tâm lý: Stress, mệt mỏi, lo âu,… cũng là nguyên nhân gây ra nám.
Nám da do nhiều nguyên nhân hình thành
4. Phòng ngừa và chữa trị nám da như thế nào?
Để phòng ngừa nám, bạn nên bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, hạn chế sử dụng các mỹ phẩm đặc biệt là mỹ phẩm có thành phần lột tẩy da, lưu ý khi sử dụng thuốc, hạn chế lo âu, mệt mỏi,…, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Khi có nám da, bạn nên chữa trị nám sớm. Tuy nhiên, nên lưu ý lựa chọn phương pháp trị nám tốt nhất, an toàn và cho hiệu quả cao. Bạn không nên sử dụng những loại kem hay thuốc bôi trị nám có thành phần lột tẩy, mặc dù làm mờ nám nhanh chóng nhưng lại không an toàn cho da, nám dễ quay trở lại. Bạn cũng có thể sử dụng những mẹo dân gian để trị nám da tuy nhiên hiệu quả lại rất chậm.
1. Nám da là gì?
Nám da là các vết thâm đen cứng đầu xuất hiện trên da
Thông thường chị em hay nhìn nhận nám da là tình trạng da xuất hiện các đốm hay mảng nâu vàng, đôi khi đậm màu hơn. Về mặt khoa học, nám da chính là sự tích tụ các hắc sắc tố trên bề mặt da. Do một vài nguyên nhân, hắc sắc tố tăng lên bất thường, sau đó tập trung lại ở một số vùng da, làm vùng da này chuyển màu, sinh ra nám da.
Về cơ bản, nám da không gây hại tới sức khỏe tuy nhiên lại làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ của làn da. Nám da có thể được nhận biết bằng mắt thường nhưng chỉ có thể xác định chính xác nhất về loại nám, tình trạng, mức độ nám bằng các thiết bị soi da chuyên dụng.
2. Dấu hiệu nhận biết của nám da
Biểu hiện của nám da là những vết thâm xuất hiện ở khu vực mặt và cổ
Để xác định mình có nám da hay không, bạn có thể dựa vào những biểu hiện sau đây:
– Các vùng da có màu nâu vàng, nâu đậm trên những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Màu sắc các vùng nám không đồng nhất.
– Các vết nám thường xuất hiện ở gò má, trán, mũi
– Khi ra nắng nám da thường đậm màu hơn
Mặc dù có thể tự chuẩn đoán tại nhà, tuy nhiên do nám da rất dễ bị nhầm lẫn với một số biểu hiện của ung thư da hay các bệnh ngoài da khác, vì vậy bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác nhất.
3. Nguyên nhân hình thành nám da
Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra nám đó là:
– Nám da do nội tiết tố: Sự thay đổi hay rối loạn nội tiết tố cũng ảnh hưởng tới quá trình sản sinh hắc sắc tố gây ra nám. Ở thời kì mang thai hay tuổi dậy thì, khi nội tiết tố thay đổi nhiều nhất, làn da phụ nữ thường dễ xuất hiện nám da.
– Nám da do ánh nắng: Sự tác động của các tia UV cũng khiến da có nám. Đó là nguyên nhân những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng thường dễ có nám da hơn.
– Nám da do mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm khi sử dụng trong thời gian dài cũng dễ làm da bị suy yếu, bị lột tẩy,… khiến da có nám
– Nám da do dược phẩm: Sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây ra nám, nó có thể tác động tới sự cân bằng nội tiết tốt trong cơ thể hoặc ức chế một vài loại hoocmone.
– Nám da do tâm lý: Stress, mệt mỏi, lo âu,… cũng là nguyên nhân gây ra nám.
Nám da do nhiều nguyên nhân hình thành
4. Phòng ngừa và chữa trị nám da như thế nào?
Để phòng ngừa nám, bạn nên bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, hạn chế sử dụng các mỹ phẩm đặc biệt là mỹ phẩm có thành phần lột tẩy da, lưu ý khi sử dụng thuốc, hạn chế lo âu, mệt mỏi,…, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Khi có nám da, bạn nên chữa trị nám sớm. Tuy nhiên, nên lưu ý lựa chọn phương pháp trị nám tốt nhất, an toàn và cho hiệu quả cao. Bạn không nên sử dụng những loại kem hay thuốc bôi trị nám có thành phần lột tẩy, mặc dù làm mờ nám nhanh chóng nhưng lại không an toàn cho da, nám dễ quay trở lại. Bạn cũng có thể sử dụng những mẹo dân gian để trị nám da tuy nhiên hiệu quả lại rất chậm.