Y Học Hiện Đại Nói Gì Về Thời Kỳ Kiêng Cữ Sau Sinh

daospa mama

New member
User ID
131906
Tham gia
11 Tháng một 2017
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
Tuổi
44
Đồng
0
Cùng tác giả
admin daospa.vn
y-hoc-hien-dai-noi-gi-ve-thoi-ly-hau-san.jpg

Khi mang thai, mẹ đã có khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày thay đổi cơ thể để thích nghi với thai nhi trong bụng. Sinh xong mẹ cũng cần thời gian để hồi phục lại cơ thể trở về tráng thái bình thường như trước khi mang thai. Thời gian đó người ta gọi là “thời kỳ hậu sản”. Thời kỳ hậu sản xảy ra với bất kỳ người phụ nữ nào vừa mới sinh con, trong thời kỳ này người ta thường chia ra thành “hậu sản thường” và “hậu sản bệnh lý”.

Hậu sản thường: là những hiện tượng bình thường sau khi sinh.

  • Thay đổi ở tử cung:
    • Sự co cứng: sau khi sổ rau, tử cung co cứng để thực hiện tắc mạch sinh lý. Tử cung co lại thành 1 khối chắc gọi là khối an toàn tử cung và tồn tại vài giờ sau khi sinh.
    • Sự co bóp của tử cung: vài ngày sau sinh, tử cung có những cơn co bóp để tống sản dịch ra ngoài qua đường âm đạo.
    • Sự co hồi tử cung: ngay sau khi sinh, đáy tử cung ở trên khớp vệ khoảng 13cm, sau đó thấp dần xuống. Tử cung trở lại trạng thái bình thường về kích thước, trọng lượng và vị trí như khi chưa có thai trong vòng 4 tuần lễ sau sinh.
  • Sản dịch: là dịch tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản. Bình thường sản dịch không bao giờ có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn… Nếu sản dịch ra nhiều, kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ sẫm, lại ra máu tái lần cần phải theo dõi sót rau khi sinh.
  • Thay đổi ở các phần phụ: buồng trứng, vòi trứng, dây chằng dần trở lại chiều dài, hướng, vị trí bình thường. Âm hộ, âm đạo cũng co dần lại và 15 ngày sau đẻ sẽ trở lại ví trí bình thường. Màng trinh chỉ còn di tích của rìa màng trinh.
  • Thay đổi ở hệ tiết niệu: sau khi sinh, không chỉ thành bàng quang bị phù và xung huyết mà còn có hiện tượng xung huyết ở dưới niêm mạc bàng quang. Hơn nữa, bàng quang có hiện tượng tăng dung tích và mất nhạy cảm tương đối với áp lực của lượng nước tiểu ở trong bàng quang. Vì vậy, cần phải chú ý theo dõi hiện tượng bí đái hoặc đái sót nước tiểu sau sinh. Nếu mổ đẻ, tác dụng gây liệt cơ của thuốc mê, đặc biệt gây mê tủy sống, rối loạn chức năng thần kinh tạm thời của bàng quang là yếu tố góp phần thêm vào.
  • Thay đổi ở vú: khác với cơ quan sinh dục, vú phát triển rất nhanh, căng lên, to và rắn chắc. Núm vú to và dài ra, các tĩnh mạch dưới da vú nổi lên rõ rệt, các tuyến sữa phát triển to lên. Lúc đó vú sẽ tiết ra sữa, hiện tượng này xảy ra sau sinh khoảng 2 – 3 ngày.
Bệnh lý hậu sản: khi gặp một trong những triệu chứng sau thì mẹ và gia đình cần lưu ý, đưa tới cơ sở khám chữa bệnh sớm nhất để tránh bị ảnh hưởng về sau.

  • Chảy máu sau sinh: Chảy máu trong thời kỳ sổ rau là tai biến sản khoa hay gặp nhất (nguy cơ cao nhất 24h sau đẻ) và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ. Đây là những chảy máu cấp tính ngay sau khi đẻ bao gồm: đờ tử cung, sót rau sau đẻ, rau cài răng lược, lộn tử cung và rách đường sinh dục. Cần sớm tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời. Triệu chứng chung của các trường hợp này là chảy máu nhiều sau khi sinh và sổ rau. Tùy trường hợp mà có thêm một số triệu chứng đặc trưng khác, nếu máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi… Phải có biện pháp can thiệp kịp thời và thích hợp cho từng trường hợp.
Nhiễm khuẩn hậu sản: nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám). Các hình thái nhiễm khuẩn hậu sản bao gồm : nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo ; viêm niêm mạc tử cung ; viêm phần phụ và dây chằng rộng ; viêm phúc mạc, tiểu khung ; viêm phúc mạc toàn bộ ; nhiễm khuẩn huyết ; viêm tĩnh mạch.

  • Trầm cảm sau sinh: trong thời kỳ hậu sản, lần đầu tiên sản phụ phát bệnh loạn thần kinh (dù trước đây không có tiền sử bệnh thần kinh) với đặc trưng là một loạt các triệu chứng như: đau khổ, uất ức, buồn rầu, khóc lóc, dễ tức giận, cáu gắt, nặng hơn thì ảo giác hay tự vẫn. Sản phụ sau khi sinh bị mắc chứng uất ức luôn biểu hiện quan tâm đến sức khỏe của con quá mức, tự cho rằng mình chưa quan tâm đủ đến con, lượng sữa không đủ tự trách mình. Thậm chí có sản phụ nảy sinh ý định ly hôn hay tự tử.
  • Bí tiểu và tiểu không cầm được.
  • Táo bón: trong thời kỳ nằm dưỡng sinh, chức năng ruột suy giảm, ruột nhu động chậm, chất bã giữ lại lâu trong ruột khiến cho thủy phân bị hấp thụ tạo thành bón. Thêm vào đó, phần bụng bị phình to quá mức trong thời gian mang thai khiến cho cơ bụng và mô đáy ở khoang chậu giãn ra, đồng thời sau khi sinh cơ thể suy nhược, lực đi tiểu tiện suy yếu, cho nên sau khi sinh thường có hiện tượng táo bón.
  • Bị trúng nắng: Phụ nữ bị tình trạng nóng cao, độ ẩm cao, mất điều tiết nhiệt trong cơ thể, không thể tán nhiệt tốt gây ra. Nguyên nhân: hơn một nửa là do tập tục cũ, cho rằng sức đề kháng của sản phụ yếu, phải đặc biệt giữ ẩm, mặc nhiều quần áo, mùa hè phải mặc áo len, quần len, đội mũ, đóng kín cửa, không khí không lưu thông được. Sản phụ ra mồ hôi nhiều, tiêu hao sức khỏe quá nhiều. Có sản phụ trong mùa xuân nhiệt độ ngoài phòng không cao nhưng nhiệt đột trong phòng cao, độ ẩm quá cao cũng sẽ xảy ra hiện tượng trúng nắng.
  • Rụng tóc.
Phụ nữ sau sinh cần được chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý. Cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, tránh vi khuẩn xâm nhập. Trong trường hợp phụ nữ sau sinh mắc các chứng bệnh lý hậu sản, cần đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để tránh các tai biến về sau.
 

tsseo133

New member
User ID
133826
Tham gia
23 Tháng hai 2017
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Tuổi
29
Đồng
0
Sinh đẻ là cả một vấn đề.
Phương pháp phẫu thuật cắt mí mắt dưới đẹp tại Bệnh viện Kim
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom