Nằm ngay đầu đường Hồng Hà (quận Tân Bình) đoạn dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất, quán Bún đậu Handmade ở đây trở thành địa chỉ quen thuộc của những người gốc Bắc ở khu vực này cũng như những thực khách trót mê món Bắc. Ngoài món ăn nổi tiếng là bún đậu mắm tôm, thực đơn của quán còn phong phú với nhiều món Bắc khác như: bún ốc chuối đậu, bún thịt luộc mắm tép, bún giả cầy, nem chua rán...
[TD="class: Image"] Bún giả cầy là món ăn quen thuộc của người miền Bắc. Ảnh: Khánh Hòa.
Trong những món ăn đó, bún giả cầy luôn chiếm được cảm tình của thực khách. Cách chế biến món ăn này đơn giản Nguyên liệu gồm có bún tươi, giò lợn, sả, riềng, mẻ, mắm tôm và các loại gia vị khác.
Chân giò, móng giò được rửa sạch với nước muối pha loãng. Để ráo nước và nướng vàng lớp da bên ngoài, chặt khúc vừa ăn. Riềng, sả được giã nát hoặc băm nhuyễn. Trộn móng giò với riềng, sả và các loại gia vị khác như mắm tôm, mẻ, nước mắm, hạt nêm, muối... sau đó để khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ cho thấm gia vị.
[TD="class: Image"] Bát giả cầy hấp dẫn với màu vàng ruộm của móng giò, màu xanh của các loại rau, màu vàng của nghệ... Ảnh: Khánh Hòa.
Đặt nồi lên bếp, làm nóng dầu ăn rồi phi thơm tỏi. Đổ hỗn hợp móng giò đã ướp vào, đảo đều đến khi phần thịt săn lại. Cho nước vào xâm xấp mặt thịt và đun sôi. Khi món ăn sôi bùng lên thì để lửa nhỏ đun cho đến khi món ăn chín nhừ. Trong quá trình ninh, bạn cần phải canh lửa để món giò không chín quá mềm, không ngon. Ăn thử miếng bì giòn, thịt đủ mềm là được. Nêm lại gia vị vừa ăn trước khi tắt bếp.
[TD="class: Image"] Phần da bên ngoài của giò được nướng chín vàng rất đẹp mắt. Ảnh: Khánh Hòa.
Múc thức ăn ra bát, cho lên bên trên một ít hành, ngò thái nhỏ và ăn nóng với bún tươi. Hương thơm chân giò nướng đã ninh kỹ trộn hoà với mùi thơm của riềng, của mẻ xông lên mũi rất hấp dẫn. Ăn miếng móng giò, cảm nhận cái giòn giòn của lớp da bên ngoài, cái mềm của lớp thịt bên trong hòa quyện trong nước nhựa mận được nêm đậm đà rất vừa miệng. Trong những ngày trở gió, món bún giả cầy quen thuộc đem đến cho bạn một món ăn ngon miệng và ấm bụng.
Theo VNE
[TD="class: Image"] Bún giả cầy là món ăn quen thuộc của người miền Bắc. Ảnh: Khánh Hòa.
Trong những món ăn đó, bún giả cầy luôn chiếm được cảm tình của thực khách. Cách chế biến món ăn này đơn giản Nguyên liệu gồm có bún tươi, giò lợn, sả, riềng, mẻ, mắm tôm và các loại gia vị khác.
Chân giò, móng giò được rửa sạch với nước muối pha loãng. Để ráo nước và nướng vàng lớp da bên ngoài, chặt khúc vừa ăn. Riềng, sả được giã nát hoặc băm nhuyễn. Trộn móng giò với riềng, sả và các loại gia vị khác như mắm tôm, mẻ, nước mắm, hạt nêm, muối... sau đó để khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ cho thấm gia vị.
[TD="class: Image"] Bát giả cầy hấp dẫn với màu vàng ruộm của móng giò, màu xanh của các loại rau, màu vàng của nghệ... Ảnh: Khánh Hòa.
Đặt nồi lên bếp, làm nóng dầu ăn rồi phi thơm tỏi. Đổ hỗn hợp móng giò đã ướp vào, đảo đều đến khi phần thịt săn lại. Cho nước vào xâm xấp mặt thịt và đun sôi. Khi món ăn sôi bùng lên thì để lửa nhỏ đun cho đến khi món ăn chín nhừ. Trong quá trình ninh, bạn cần phải canh lửa để món giò không chín quá mềm, không ngon. Ăn thử miếng bì giòn, thịt đủ mềm là được. Nêm lại gia vị vừa ăn trước khi tắt bếp.
[TD="class: Image"] Phần da bên ngoài của giò được nướng chín vàng rất đẹp mắt. Ảnh: Khánh Hòa.
Múc thức ăn ra bát, cho lên bên trên một ít hành, ngò thái nhỏ và ăn nóng với bún tươi. Hương thơm chân giò nướng đã ninh kỹ trộn hoà với mùi thơm của riềng, của mẻ xông lên mũi rất hấp dẫn. Ăn miếng móng giò, cảm nhận cái giòn giòn của lớp da bên ngoài, cái mềm của lớp thịt bên trong hòa quyện trong nước nhựa mận được nêm đậm đà rất vừa miệng. Trong những ngày trở gió, món bún giả cầy quen thuộc đem đến cho bạn một món ăn ngon miệng và ấm bụng.
Theo VNE