tuyetnhungnapa
New member
Sai lầm 1 – Nấu chín tỏi
Bạn có thể dùng tỏi đã nấu chín như một gia vị cho món ăn của mình. Tuy nhiên, việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi – allicin. Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates.
Để tỏi vẫn giữ được tác dụng chữa bệnh khi dùng tỏi để nấu ăn bạn nên lưu ý như sau: nghiền nát tỏi, đợi ít nhất 10 phút sau mới cho vào nấu ăn.
Điều này sẽ tăng thêm sự hình thành của chất allicin, đảm bảo sự tổng hợp tối đa của allicin và cũng làm cho nó chịu nhiệt tốt hơn. Sau đó đun lửa nhỏ trong thời gian ngắn khoảng 15 phút.
Sai lầm 2 – Dùng viên thuốc tỏi thay vì dung tỏi tươi
Để tránh mùi tỏi, một số người đã uống viên thuốc tỏi (như viên dầu tỏi) thay thế cho dùng tỏi tự nhiên. Đây là điều thường thấy, nhưng cách dễ dàng này không thực sự hiệu quả. Như đã nói, để kích hoạt chất chữa bệnh của tỏi, bạn cần phải ăn thô, nghiền tỏi.
Không có loại thuốc viên, bột hoặc dạng tỏi khô nào có thể sánh được với tiềm năng chữa bệnh của tỏi trong trạng thái tự nhiên của nó.
Sai lầm 3 – Sử dụng tỏi để quá lâu
Hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu.
Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Tỏi hữu cơ là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.
Sai lầm 4 – Dùng quá ít tỏi
Thỉnh thoảng mới ăn một tép tỏi nhỏ sẽ không đem lại hiệu quả mong đợi. Một liều điều trị nên là 2 – 3 tép tỏi trung bình mỗi ngày. Theo nghiên cứu, những người khỏi nhiễm trùng đã nhai 2 – 3 tép tỏi/ hai lần/ngày.
Sai lầm 5 – Ăn tỏi nhưng quên bổ sung các thức ăn cho hệ thực vật đường ruột
Vì tỏi đóng vai trò như một kháng sinh, nên nếu ăn số lượng lớn, có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thực vật đường ruột và làm tiêu hao các vi khuẩn có lợi.
Cũng như các kháng sinh khác, bạn cần cung cấp các chế phẩm sinh học cho đường ruột để đường ruột trở lại cân bằng khi bạn ăn nhiều tỏi tươi. Cách tốt nhất để làm điều này là bạn cần ăn các thực phẩm lên men chứa probiotics như sữa chua, miso, rau quả lên men.
Nguồn: Nhà thuốc Nghĩa Hưng
Bạn có thể dùng tỏi đã nấu chín như một gia vị cho món ăn của mình. Tuy nhiên, việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi – allicin. Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates.
Để tỏi vẫn giữ được tác dụng chữa bệnh khi dùng tỏi để nấu ăn bạn nên lưu ý như sau: nghiền nát tỏi, đợi ít nhất 10 phút sau mới cho vào nấu ăn.
Điều này sẽ tăng thêm sự hình thành của chất allicin, đảm bảo sự tổng hợp tối đa của allicin và cũng làm cho nó chịu nhiệt tốt hơn. Sau đó đun lửa nhỏ trong thời gian ngắn khoảng 15 phút.
Sai lầm 2 – Dùng viên thuốc tỏi thay vì dung tỏi tươi
Để tránh mùi tỏi, một số người đã uống viên thuốc tỏi (như viên dầu tỏi) thay thế cho dùng tỏi tự nhiên. Đây là điều thường thấy, nhưng cách dễ dàng này không thực sự hiệu quả. Như đã nói, để kích hoạt chất chữa bệnh của tỏi, bạn cần phải ăn thô, nghiền tỏi.
Không có loại thuốc viên, bột hoặc dạng tỏi khô nào có thể sánh được với tiềm năng chữa bệnh của tỏi trong trạng thái tự nhiên của nó.
Sai lầm 3 – Sử dụng tỏi để quá lâu
Hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu.
Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Tỏi hữu cơ là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.
Sai lầm 4 – Dùng quá ít tỏi
Thỉnh thoảng mới ăn một tép tỏi nhỏ sẽ không đem lại hiệu quả mong đợi. Một liều điều trị nên là 2 – 3 tép tỏi trung bình mỗi ngày. Theo nghiên cứu, những người khỏi nhiễm trùng đã nhai 2 – 3 tép tỏi/ hai lần/ngày.
Sai lầm 5 – Ăn tỏi nhưng quên bổ sung các thức ăn cho hệ thực vật đường ruột
Vì tỏi đóng vai trò như một kháng sinh, nên nếu ăn số lượng lớn, có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thực vật đường ruột và làm tiêu hao các vi khuẩn có lợi.
Cũng như các kháng sinh khác, bạn cần cung cấp các chế phẩm sinh học cho đường ruột để đường ruột trở lại cân bằng khi bạn ăn nhiều tỏi tươi. Cách tốt nhất để làm điều này là bạn cần ăn các thực phẩm lên men chứa probiotics như sữa chua, miso, rau quả lên men.
Nguồn: Nhà thuốc Nghĩa Hưng