Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh sỏi thận và phòng tái phát sau này. Người đã bị sỏi thận sẽ khó khỏi hẳn bệnh nếu không biết duy trì chế độ ăn uống thích hợp.
Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã tìm ra cấu tạo của sỏi thận, nguyên nhân gây bệnh, đồng thời, từ đó chỉ ra các thực phẩm có lợi và có hại cho mỗi loại sỏi. Các khoa niệu bệnh viện thường thấy treo một bảng "phong thần" các món ăn có thể gây sỏi để bệnh nhân theo đó mà thay đổi chế độ dinh dưỡng tại nhà. Mỗi bệnh nhân, mỗi cơ địa có một loại sỏi đặc trưng riêng. Theo đó, bác sĩ sẽ có các biện pháp chung và biện pháp chữa bệnh sỏi thận riêng cho từng loại sỏi.
Các biện pháp chung
Uống thật nhiều nước: để tiểu nhiều, như vậy, sỏi sẽ ít có nguy cơ tái phát: "Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi tiểu, nước tiểu trong là được". Nếu bệnh nhân có thói quen nhâm nhi trà đặc thì nên chuyển qua "hệ trà đá ly cối", dùng nhiều canh trong bữa ăn.
Tạm dừng các loại thuốc: thuốc bổ, thực phẩm chức năng khi chưa có ý kiến bác sĩ về việc dùng kèm thuốc trị sỏi thận.
Hạn chế ăn muối: Cố hạn chế lượng muối ăn vào trong ngày không quá 3g. Khi ăn các loại đồ hộp, snack, dưa muối, kim chi, phomat nên xem kỹ lượng muối trên vỏ hộp.
Tránh ăn nhiều protein (chất đạm): Bác sĩ Brian thuộc Đại học New York (Mỹ) sau nhiều cuộc nghiên cứu cho biết: "Giữa việc ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có mối liên hệ mật thiết, do làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu". Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa chừng 200g thịt cá.
Sinh tố hữu ích: vitamin B6 và vitamin A có ích cho bệnh nhân sỏi thận. Vitamin B6 làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu, do đó, giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat. Vitamin A có tác dụng giữ cho hệ thống bài tiết nước tiểu được điều hoà để chống lại sự thành hình của sỏi thận. Lượng cần thiết vào khoảng 5.000 IU vitamin A và 20 - 30mg vitamin B6 mỗi ngày.
Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã tìm ra cấu tạo của sỏi thận, nguyên nhân gây bệnh, đồng thời, từ đó chỉ ra các thực phẩm có lợi và có hại cho mỗi loại sỏi. Các khoa niệu bệnh viện thường thấy treo một bảng "phong thần" các món ăn có thể gây sỏi để bệnh nhân theo đó mà thay đổi chế độ dinh dưỡng tại nhà. Mỗi bệnh nhân, mỗi cơ địa có một loại sỏi đặc trưng riêng. Theo đó, bác sĩ sẽ có các biện pháp chung và biện pháp chữa bệnh sỏi thận riêng cho từng loại sỏi.
Các biện pháp chung
Uống thật nhiều nước: để tiểu nhiều, như vậy, sỏi sẽ ít có nguy cơ tái phát: "Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi tiểu, nước tiểu trong là được". Nếu bệnh nhân có thói quen nhâm nhi trà đặc thì nên chuyển qua "hệ trà đá ly cối", dùng nhiều canh trong bữa ăn.
Tạm dừng các loại thuốc: thuốc bổ, thực phẩm chức năng khi chưa có ý kiến bác sĩ về việc dùng kèm thuốc trị sỏi thận.
Hạn chế ăn muối: Cố hạn chế lượng muối ăn vào trong ngày không quá 3g. Khi ăn các loại đồ hộp, snack, dưa muối, kim chi, phomat nên xem kỹ lượng muối trên vỏ hộp.
Tránh ăn nhiều protein (chất đạm): Bác sĩ Brian thuộc Đại học New York (Mỹ) sau nhiều cuộc nghiên cứu cho biết: "Giữa việc ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có mối liên hệ mật thiết, do làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu". Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa chừng 200g thịt cá.
Sinh tố hữu ích: vitamin B6 và vitamin A có ích cho bệnh nhân sỏi thận. Vitamin B6 làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu, do đó, giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat. Vitamin A có tác dụng giữ cho hệ thống bài tiết nước tiểu được điều hoà để chống lại sự thành hình của sỏi thận. Lượng cần thiết vào khoảng 5.000 IU vitamin A và 20 - 30mg vitamin B6 mỗi ngày.