GemMylove
New member
- User ID
- 72364
- Tham gia
- 7 Tháng mười một 2014
- Bài viết
- 11
- Điểm tương tác
- 0
- Tuổi
- 39
- Địa chỉ
- Hồ chí minh
- Đồng
- 0
Bệnh huyết trắng là một trong những chứng viêm nhiễm phụ khoa mà phụ nữ rất thường hay gặp phải. Tuy nhiên, rất nhiều chị em chưa quan tâm cách điều trị bệnh huyết trắng đúng mức, khiến bệnh trở nên trầm trọng và gây nhiều hậu quả không tốt về sau.
Dưới đây là những chỉ dẫn chi tiết về các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách khắc phục để chị em yên tâm cải thiện sức khỏe sinh sản của mình.
1. Các nguyên nhân gây bệnh huyết trắng, khí hư
Huyết trắng do vi khuẩn: Đó là do sự rối loạn hệ vi khuẩn thường trú ở âm đạo, làm cho các vi trùng có hại phát triển và gây viêm nhiễm, có thể do lạm dụng thuốc đặt âm đạo, sử dụng kháng sinh lâu dài, thụt rửa âm đạo… Huyết trắng có màu xám trắng, có mùi hôi, đặc biệt hôi nhiều hơn sau khi giao hợp.
Huyết trắng do nấm: Nấm vốn sống cộng sinh trong cơ thể, không gây bệnh, nhưng trong một số điều kiện như sử dụng kháng sinh lâu dài, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư, thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen liều cao, có thai, bệnh đái tháo đường…, nấm sẽ phát triển và gây bệnh. Khi nhiễm nấm Candida Albicans, huyết trắng sẽ có màu trắng đục, dính từng mảng như váng sữa, có lúc có mùi hôi, có triệu chứng ngứa ở âm hộ..
Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Khi mắc bệnh, huyết trắng có màu trắng xám, vàng hoặc xanh, có bọt và mùi hôi, ra với số lượng nhiều, ngứa rát ở âm hộ.
Viêm lộ tuyến tử cung: Là tình trạng các lộ tuyến bị viêm nhiễm, khi vùng kín có các dấu hiệu ra nhiều khí hư, ra huyết trắng màu sữa đục, dính bệt thành từng mảng, có thể có mùi hôi… hoặc bị xuất huyết nhẹ sau khi giao hợp tình dục.
U sơ tử cung, u nang buồng trứng: Thường liên quan đến sự rối loạn chức năng buồng trứng, sự xuất tiết quá nhiều nội tiết tố nữ cho nên bệnh có xu hướng teo sau thời kỳ mãn kinh… Với triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, một số ít ra máu bất thường ở âm đạo. Bên cạnh đó kèm theo huyết trắng ra nhiều, nếu bị nhiễm khuẩn thì huyết trắng có lẫn máu hoặc mủ.
Rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật thì huyết trắng có màu hơi vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa.
2. Phòng và trị bệnh khí hư, huyết trắng
Bệnh huyết trắng có thể gặp ở người có gia đình hay chưa có gia đình, trẻ nhỏ hay thậm chí người lớn tuổi mãn kinh. Khi gặp các triệu chứng như trên, chị em nên đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời bởi đó là những dấu hiệu liên quan đến tử cung. Cơ địa một số người dễ bị huyết trắng tái phát.
Vì vậy, để phòng bệnh cần:
– Vệ sinh sạch vùng kín sạch sẽ nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa.
– Luôn giữ sạch và khô thoáng vùng kín bằng cách năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt, sử dụng chất liệu mềm mại, thấm hút tốt.
– Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và là nóng bề trái trước khi mặc lại.
– Không thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài. – Sử dụng băng vệ sinh có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, đúng cách.
– Khám phụ khoa định kì 3 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng chống lại mầm bệnh lây nhiễm.
Có thể bổ sung thêm các viên uống chức năng chiết xuất từ thảo dược như Đẳng sâm, Bán hạ, Trần bì, Khiếm thực, Liên nhục, Kim anh… để hỗ trợ điều trị huyết trắng bệnh lý đồng thời giúp lưu thông khí huyết.
Dưới đây là những chỉ dẫn chi tiết về các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách khắc phục để chị em yên tâm cải thiện sức khỏe sinh sản của mình.
1. Các nguyên nhân gây bệnh huyết trắng, khí hư
Huyết trắng do vi khuẩn: Đó là do sự rối loạn hệ vi khuẩn thường trú ở âm đạo, làm cho các vi trùng có hại phát triển và gây viêm nhiễm, có thể do lạm dụng thuốc đặt âm đạo, sử dụng kháng sinh lâu dài, thụt rửa âm đạo… Huyết trắng có màu xám trắng, có mùi hôi, đặc biệt hôi nhiều hơn sau khi giao hợp.
Huyết trắng do nấm: Nấm vốn sống cộng sinh trong cơ thể, không gây bệnh, nhưng trong một số điều kiện như sử dụng kháng sinh lâu dài, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư, thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen liều cao, có thai, bệnh đái tháo đường…, nấm sẽ phát triển và gây bệnh. Khi nhiễm nấm Candida Albicans, huyết trắng sẽ có màu trắng đục, dính từng mảng như váng sữa, có lúc có mùi hôi, có triệu chứng ngứa ở âm hộ..
Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Khi mắc bệnh, huyết trắng có màu trắng xám, vàng hoặc xanh, có bọt và mùi hôi, ra với số lượng nhiều, ngứa rát ở âm hộ.
Viêm lộ tuyến tử cung: Là tình trạng các lộ tuyến bị viêm nhiễm, khi vùng kín có các dấu hiệu ra nhiều khí hư, ra huyết trắng màu sữa đục, dính bệt thành từng mảng, có thể có mùi hôi… hoặc bị xuất huyết nhẹ sau khi giao hợp tình dục.
U sơ tử cung, u nang buồng trứng: Thường liên quan đến sự rối loạn chức năng buồng trứng, sự xuất tiết quá nhiều nội tiết tố nữ cho nên bệnh có xu hướng teo sau thời kỳ mãn kinh… Với triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, một số ít ra máu bất thường ở âm đạo. Bên cạnh đó kèm theo huyết trắng ra nhiều, nếu bị nhiễm khuẩn thì huyết trắng có lẫn máu hoặc mủ.
Rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật thì huyết trắng có màu hơi vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa.
2. Phòng và trị bệnh khí hư, huyết trắng
Bệnh huyết trắng có thể gặp ở người có gia đình hay chưa có gia đình, trẻ nhỏ hay thậm chí người lớn tuổi mãn kinh. Khi gặp các triệu chứng như trên, chị em nên đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời bởi đó là những dấu hiệu liên quan đến tử cung. Cơ địa một số người dễ bị huyết trắng tái phát.
Vì vậy, để phòng bệnh cần:
– Vệ sinh sạch vùng kín sạch sẽ nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa.
– Luôn giữ sạch và khô thoáng vùng kín bằng cách năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt, sử dụng chất liệu mềm mại, thấm hút tốt.
– Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và là nóng bề trái trước khi mặc lại.
– Không thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài. – Sử dụng băng vệ sinh có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, đúng cách.
– Khám phụ khoa định kì 3 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng chống lại mầm bệnh lây nhiễm.
Có thể bổ sung thêm các viên uống chức năng chiết xuất từ thảo dược như Đẳng sâm, Bán hạ, Trần bì, Khiếm thực, Liên nhục, Kim anh… để hỗ trợ điều trị huyết trắng bệnh lý đồng thời giúp lưu thông khí huyết.