➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
tuyetnhungnapa
New member
1. Chăm sóc vận động trẻ 7 tháng tuổi
Bé 7 tháng tuổi đã có khả năng lật người, bò khá nhanh và thành thạo. Bé hiếm khi chịu nằm ngửa mà luôn cố gắng lật úp người, xoay ngang xoay dọc để đến những nơi mình thích, với lấy thứ mà mình muốn. Do đó, bạn cần luôn “để mắt” đến bé, đừng để bé bò đến nơi không an toàn hoặc tự làm mình bị thương.
Bé đã có thể ngồi một mình vững vàng. Một số bé thích bám lấy đồ vật như chân bàn, ghế,… để tự đứng lên. Nếu thấy bé có những biểu hiện đó, bố mẹ cần nhanh chóng đỡ bé bởi đôi chân còn non yếu chưa thể tự đứng lên, ngồi xuống linh hoạt được. Để an toàn mà lại khuyến khích trẻ nhanh biết đi, bố mẹ có thể mua cho bé xe tập đi để bé dễ dàng và thoải mái di chuyển hơn.
Nhiều bà mẹ chia sẻ rằng chăm sóc bé 7 tháng tuổi đỡ vất vả hơn vì ít phải đau đầu đoán ý muốn của bé thông qua tiếng khóc nữa. Bé đã biết bộc lộ thái độ, cảm xúc qua hành động như: nhăn mặt, cười, giơ tay ra đón lấy, quay đi tỏ vẻ không đồng tình,… Bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện, “hỏi” ý kiến của bé để bé được bộc lộ cảm xúc nhiều hơn đồng thời tạo tiền đề cho khả năng nghe và phát triển ngôn ngữ sau này.
2. Chăm sóc dinh dưỡng trẻ 7 tháng tuổi
Thời điểm này, chắc chắn bạn phải chuẩn bị cho bé ăn dặm. Việc bú sữa mẹ vẫn cần được duy trì nhưng cùng với sự phát triển của bé, sữa mẹ đang dần không còn đáp ứng đủ năng lượng và chất dinh dưỡng nữa.
Bố mẹ có thể tham khảo chế độ ăn dặm, chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho việc ăn dặm của bé nhưng tất nhiên nên cân đối để hợp với thể trạng bé nhà mình và điều kiện của gia đình.
Các thực phẩm thích hợp cho bé tập ăn dặm như thịt nạc, lòng đỏ trứng, cá, các loại rau củ, hoa quả,…
Bố mẹ nên xay hoặc nghiền nhỏ, nấu thành bột, cháo loãng để bé nhai và tiêu hóa dễ hơn. Các loại bánh kẹo, nước ngọt không được khuyến khích dùng cho bé. Ngoài ra, bố mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa, ăn mặn hay ăn nhiều gia vị cay nóng vì chúng gây ảnh hưởng xấu cho thận và gan.
3. Chăm sóc sức khỏe bé 7 tháng tuổi
Bé 7 tháng tuổi thường bò khắp nhà, nghịch ngợm đồ chơi nên hay mắc bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa,… Bạn cần lưu ý vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của bé thường xuyên. Ngoài ra, bé cần được tắm rửa, thay quần áo sạch hàng ngày nhất là vào mùa hè nóng bức. Nếu bạn dùng sữa tắm gội, phấn rôm hay sản phẩm chăm sóc da bé thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ cũng hay mắc các bệnh như cảm cúm, sốt, viêm tai, viêm phổi, viêm họng,… đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. Các bệnh này có thể phòng chống bằng cách giữ vệ sinh và chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Khi bé mắc bệnh, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống mà cần đưa bé tới khám tại các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.
Nguồn: Nhà thuốc Nghĩa Hưng
Bé 7 tháng tuổi đã có khả năng lật người, bò khá nhanh và thành thạo. Bé hiếm khi chịu nằm ngửa mà luôn cố gắng lật úp người, xoay ngang xoay dọc để đến những nơi mình thích, với lấy thứ mà mình muốn. Do đó, bạn cần luôn “để mắt” đến bé, đừng để bé bò đến nơi không an toàn hoặc tự làm mình bị thương.
Bé đã có thể ngồi một mình vững vàng. Một số bé thích bám lấy đồ vật như chân bàn, ghế,… để tự đứng lên. Nếu thấy bé có những biểu hiện đó, bố mẹ cần nhanh chóng đỡ bé bởi đôi chân còn non yếu chưa thể tự đứng lên, ngồi xuống linh hoạt được. Để an toàn mà lại khuyến khích trẻ nhanh biết đi, bố mẹ có thể mua cho bé xe tập đi để bé dễ dàng và thoải mái di chuyển hơn.
Nhiều bà mẹ chia sẻ rằng chăm sóc bé 7 tháng tuổi đỡ vất vả hơn vì ít phải đau đầu đoán ý muốn của bé thông qua tiếng khóc nữa. Bé đã biết bộc lộ thái độ, cảm xúc qua hành động như: nhăn mặt, cười, giơ tay ra đón lấy, quay đi tỏ vẻ không đồng tình,… Bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện, “hỏi” ý kiến của bé để bé được bộc lộ cảm xúc nhiều hơn đồng thời tạo tiền đề cho khả năng nghe và phát triển ngôn ngữ sau này.
2. Chăm sóc dinh dưỡng trẻ 7 tháng tuổi
Thời điểm này, chắc chắn bạn phải chuẩn bị cho bé ăn dặm. Việc bú sữa mẹ vẫn cần được duy trì nhưng cùng với sự phát triển của bé, sữa mẹ đang dần không còn đáp ứng đủ năng lượng và chất dinh dưỡng nữa.
Bố mẹ có thể tham khảo chế độ ăn dặm, chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho việc ăn dặm của bé nhưng tất nhiên nên cân đối để hợp với thể trạng bé nhà mình và điều kiện của gia đình.
Các thực phẩm thích hợp cho bé tập ăn dặm như thịt nạc, lòng đỏ trứng, cá, các loại rau củ, hoa quả,…
Bố mẹ nên xay hoặc nghiền nhỏ, nấu thành bột, cháo loãng để bé nhai và tiêu hóa dễ hơn. Các loại bánh kẹo, nước ngọt không được khuyến khích dùng cho bé. Ngoài ra, bố mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa, ăn mặn hay ăn nhiều gia vị cay nóng vì chúng gây ảnh hưởng xấu cho thận và gan.
3. Chăm sóc sức khỏe bé 7 tháng tuổi
Bé 7 tháng tuổi thường bò khắp nhà, nghịch ngợm đồ chơi nên hay mắc bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa,… Bạn cần lưu ý vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của bé thường xuyên. Ngoài ra, bé cần được tắm rửa, thay quần áo sạch hàng ngày nhất là vào mùa hè nóng bức. Nếu bạn dùng sữa tắm gội, phấn rôm hay sản phẩm chăm sóc da bé thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ cũng hay mắc các bệnh như cảm cúm, sốt, viêm tai, viêm phổi, viêm họng,… đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. Các bệnh này có thể phòng chống bằng cách giữ vệ sinh và chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Khi bé mắc bệnh, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống mà cần đưa bé tới khám tại các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.
Nguồn: Nhà thuốc Nghĩa Hưng