Ngủ là 1 nhu cầu tự nhiên giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sinh lực. Nhịp sống nhanh và nhiều áp lực trong cuộc sống hiện đại dễ gây căng thẳng tâm lý, rối loạn thần kinh giao cảm dễ dẫn đến mất ngủ, khó ngủ. Mất ngủ kéo dài làm tăng những đáp ứng stress và gia tăng nguy cơ của nhiều loại bệnh khác nhau. Ngoại trừ một số rất ít trường hợp mất ngủ có liên quan đến những tổn thương thực tế cần được chữa trị riêng biệt, vài biện pháp tự nhiên sau đây có thể giúp phục hồi giấc ngủ bình thường.
Ăn uống: Tránh ăn quá no hoặc những vật thực nhiều chất béo khó tiêu vào buổi chiều. Không uống nhiều nước vào buổi tối để khỏi mất ngủ do đi tiểu đêm. Không uống cafe hoặc các loại chất kích thích sau buổi trưa. Trước khi đi ngủ nên uống 1 ly sữa ấm. Sữa có hàm lượng cao tryptophan. Trytophan là 1 loại acid amin tiền chất của serotonin, nội tiết tốt giúp dễ đi vào giấc ngủ. Người mất ngủ có thể sử dụng một số loại trà thảo dược như trà tâm sen (tim sen), trả thảo quyết minh, trà chùm bao để uống hàng ngày thay trà.
Tâm sen khô Thúy LiễuVận động: Các hình thức vận động có tác dụng làm tắt những đáp ứng stress, cải thiện cân bằng hóa học trong não bằng cách làm gián đoạn việc xuất tiết ra những hormon atress như cortisol, adrenalin và làm gia tăng chất serotonin. Năng vận động là 1 biện pháp đơn giản nhưng góp phần quan trọng trong việc điều hòa hoạt động nội tiết để cải thiện tâm lý và chữa mất ngủ. Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ, đi bộ chậm xen kẽ với đi bộ nhanh phù hợp với điều kiện sức khỏe. Đi bộ mỗi ngày từ 30 đến 45 phút mỗi tuần khoảng 5 lần đủ tạo ra hiệu quả chữa bệnh.
Quan sát hơi thở: quan sát hơi thở ở bụng dưới có thể giúp điều hòa thần kinh, chống stress và vị trí mất ngủ. Ngồi bán già, kiết già ngồi xếp bằng hoặc ngồi trên ghế chân chạm đất, lưng thẳng, cằm hơi thu vào, đầu lưỡi chạm chân nướu răng trên, eo hơi thóp lại, hơi thở vào -ra đều bằng mũi. Hít vào và biết rõ ta đang hít vào, bụng dưới hơi nhô lên. Thở ra và ý thức rõ ta đang thở ra , bụng dưới xẹp xuống. Chú tâm quan sát hơi thở vào và ra khi bụng chuyển động phồng lên hay xẹp xuống ở bụng dưới.Thở bình thường không quan tâm đến thở sâu hay cạn, ngắn hay dài, không nín không cố gắng điều tiết hơi thở hoặc đếm hơi thở. Phồng hay xẹp là ý niệm, là cảm giác để ý thức rõ sự đang bay vào hay đang ra của thở mà không cần cố gắng phồng bụng lên hay xẹp bụng xuống. Mỗi ngày nên thực hành 2 hoặc 3 lần trên 10 phút. Ngoài ra, bài tập: "quan sát hơi thở vào ra ở bụng cũng có thể thực hành mỗi lần khi nằm xuống chuẩn bị ngủ
- Xoa dầu, mang vỡ: Kích thích huyệt Dũng tuyền và ủ ấm chân là những biện pháp của Đông y nhằm thực hiện quy luật mắt chân ấm để chữa 1 số bệnh lý về khí nghịch dẫn đến đau đầu, mất ngủ, ho hen, cao huyết áp mà không có tổn thương thực thể.
Thực hành: chuẩn bị 1 đôi vớ và 1 lọ dầu nóng, chỉ cần loại vớ thường, vớ ngắn, tránh lại vớ bó chặt ở miệng vớ để ống chân được thoải mái khi nằm ngủ. Thoa đều dầu nóng và dùng cùi tay xoa mạnh khoảng 20 vòng quanh vùng huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân trước khi mang vớ vào và để qua đêm trong khi ngủ. Thực hành liên tục từ 3-5 đêm. Động tác đơn giản nhưng hiệu quả rất kỳ diệu, Nhiều trường hợp hiệu quả có thể thấy được ngay sau đêm đầu tiên. Huyệt Dũng Tuyền ở chỗ lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau của gót chân.
Ngoài ra, người mất ngủ hoặc khó ngủ không nên ngủ trưa quá 20 phút. Ngủ trưa lâu hoặc ngủ trưa quá trễ vào buổi chiều sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ về đêm.
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ, người lớn tuổi nên ngủ trung bình từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm, người độ tuổi trưởng thành khoảng 9 giờ mỗi đêm, trẻ em tuổi đi học từ 10 giờ đến 11 giờ, trẻ nhỏ hơn từ 11 đến 13 giờ. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều tác động đến sức khỏe của toàn thân và làm tăng nguy cơ các loại bệnh đường, tim mạch.
Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ không nhất thiết sẽ dẫn đến bệnh, hơn nữa nhu cầu về giấc ngủ có thể khác nhau ở mỗi người. Do dù ngủ ít hơn giấc ngủ trung bình những vẫn đảm bảo được sự linh hoạt về tinh thần và khỏe mạnh về thể chất thì vẫn xem là những giấc ngủ tốt và ngủ đủ.
Ăn uống: Tránh ăn quá no hoặc những vật thực nhiều chất béo khó tiêu vào buổi chiều. Không uống nhiều nước vào buổi tối để khỏi mất ngủ do đi tiểu đêm. Không uống cafe hoặc các loại chất kích thích sau buổi trưa. Trước khi đi ngủ nên uống 1 ly sữa ấm. Sữa có hàm lượng cao tryptophan. Trytophan là 1 loại acid amin tiền chất của serotonin, nội tiết tốt giúp dễ đi vào giấc ngủ. Người mất ngủ có thể sử dụng một số loại trà thảo dược như trà tâm sen (tim sen), trả thảo quyết minh, trà chùm bao để uống hàng ngày thay trà.
Tâm sen khô Thúy Liễu
Quan sát hơi thở: quan sát hơi thở ở bụng dưới có thể giúp điều hòa thần kinh, chống stress và vị trí mất ngủ. Ngồi bán già, kiết già ngồi xếp bằng hoặc ngồi trên ghế chân chạm đất, lưng thẳng, cằm hơi thu vào, đầu lưỡi chạm chân nướu răng trên, eo hơi thóp lại, hơi thở vào -ra đều bằng mũi. Hít vào và biết rõ ta đang hít vào, bụng dưới hơi nhô lên. Thở ra và ý thức rõ ta đang thở ra , bụng dưới xẹp xuống. Chú tâm quan sát hơi thở vào và ra khi bụng chuyển động phồng lên hay xẹp xuống ở bụng dưới.Thở bình thường không quan tâm đến thở sâu hay cạn, ngắn hay dài, không nín không cố gắng điều tiết hơi thở hoặc đếm hơi thở. Phồng hay xẹp là ý niệm, là cảm giác để ý thức rõ sự đang bay vào hay đang ra của thở mà không cần cố gắng phồng bụng lên hay xẹp bụng xuống. Mỗi ngày nên thực hành 2 hoặc 3 lần trên 10 phút. Ngoài ra, bài tập: "quan sát hơi thở vào ra ở bụng cũng có thể thực hành mỗi lần khi nằm xuống chuẩn bị ngủ
- Xoa dầu, mang vỡ: Kích thích huyệt Dũng tuyền và ủ ấm chân là những biện pháp của Đông y nhằm thực hiện quy luật mắt chân ấm để chữa 1 số bệnh lý về khí nghịch dẫn đến đau đầu, mất ngủ, ho hen, cao huyết áp mà không có tổn thương thực thể.
Thực hành: chuẩn bị 1 đôi vớ và 1 lọ dầu nóng, chỉ cần loại vớ thường, vớ ngắn, tránh lại vớ bó chặt ở miệng vớ để ống chân được thoải mái khi nằm ngủ. Thoa đều dầu nóng và dùng cùi tay xoa mạnh khoảng 20 vòng quanh vùng huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân trước khi mang vớ vào và để qua đêm trong khi ngủ. Thực hành liên tục từ 3-5 đêm. Động tác đơn giản nhưng hiệu quả rất kỳ diệu, Nhiều trường hợp hiệu quả có thể thấy được ngay sau đêm đầu tiên. Huyệt Dũng Tuyền ở chỗ lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau của gót chân.
Ngoài ra, người mất ngủ hoặc khó ngủ không nên ngủ trưa quá 20 phút. Ngủ trưa lâu hoặc ngủ trưa quá trễ vào buổi chiều sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ về đêm.
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ, người lớn tuổi nên ngủ trung bình từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm, người độ tuổi trưởng thành khoảng 9 giờ mỗi đêm, trẻ em tuổi đi học từ 10 giờ đến 11 giờ, trẻ nhỏ hơn từ 11 đến 13 giờ. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều tác động đến sức khỏe của toàn thân và làm tăng nguy cơ các loại bệnh đường, tim mạch.
Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ không nhất thiết sẽ dẫn đến bệnh, hơn nữa nhu cầu về giấc ngủ có thể khác nhau ở mỗi người. Do dù ngủ ít hơn giấc ngủ trung bình những vẫn đảm bảo được sự linh hoạt về tinh thần và khỏe mạnh về thể chất thì vẫn xem là những giấc ngủ tốt và ngủ đủ.