PNO - Năm ấy tôi 50 tuổi – cái tuổi mà hầu hết bạn bè đã thảnh thơi có điều kiện để đi du lịch thăm thú nơi này, nơi khác thì tôi vẫn còn bao lo toan với đồng lương công chức, con cái lại còn nhỏ...
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Mùa hè năm đó nhiều chuyện không vui đã liên tiếp ập đến với tôi. Đầu tiên là số tiền dành dụm trong một dây hụi bị mất trắng khi đến kỳ áp chót người chủ hụi bỏ trốn! Món tiền 30 triệu tôi định đổi chiếc xe máy thế là đi tong. Tiếp theo là hai con tôi nhập viện phẫu thuật. Tuy không nặng lắm nhưng cũng gây xáo trộn và tốn kém. Một đứa vào cấp cứu vì đau ruột thừa, đứa kia thì mổ một u máu. Chưa kịp “kín miệng vết thương” thì đùng một cái, chồng tôi nhận quyết định cho thôi việc với lý do công ty sắp xếp lại bộ máy nhưng thật ra là do bất đồng quan điểm, chồng tôi nhiều lúc không kềm được tính nóng nảy đã để xảy ra tranh cãi không nên có, làm mất mặt các sếp.
Mọi thứ giờ chỉ mình tôi gánh. Chưa bao giờ tôi cảm thấy nặng nề như vậy, dù đó không phải là lần đầu tiên chồng tôi thất nghiệp. Nhưng ngày xưa, chồng thất nghiệp khi tôi còn trẻ, có sức bật để vượt qua; giờ ở tuổi này, những ý nghĩ bi quan, chán chường, mệt mỏi cứ đè nặng lên tôi từ ngày này sang ngày khác. Muộn phiền, cộng thêm cuộc sống túng quẫn, nhìn quanh bạn bè ai cũng xênh xang, khiến tôi càng thêm tủi thân, mặc cảm, sinh ra stress và trở nên nóng nảy, thất thường. Tôi hết trách cứ chồng đến con – những người mà tôi cho là đã kéo trì tôi xuống.
Những lời nặng nề, đay nghiến chồng, con từ miệng tôi cứ nhè bữa cơm mà tuôn ra. Tôi chì chiết chồng không biết làm ăn như người ta, đi làm không biết nhịn, cứ cậy mình giỏi, muốn sinh sự với ai thì sinh sự, để giờ ra nông nỗi này...Tôi đay nghiến con cái học hành không ra sao…Cuộc sống gia đình tôi khi đó không chỉ nặng nề về vật chất mà còn nặng nề về tinh thần bởi người phụ nữ trong gia đình là tôi không lúc nào thấy vui.
Đến một ngày, dự đám cưới con một người bạn, tôi ngồi cạnh người bạn thân ngày xưa, lâu lắm không gặp lại. Bạn hỏi tôi về cuộc sống gia đình. Trong cơn muộn phiền tôi than thở việc chồng thất nghiệp. Nghe xong, bạn tôi nói: “Chắc là anh ấy buồn lắm!”. Chỉ thế thôi mà sau đó về nhà, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều và tự mình kiểm điểm lại những ngày đã qua.
Thêm một lần gặp gỡ nữa đã thật sự làm thay đổi cái nhìn bi quan của tôi về cuộc sống. Cuối năm đó, để “giải hạn”, tôi quyết định sơn sửa nhà lại cho khang trang, “phong thủy” hơn. Tôi quen một chị là chủ cửa hàng vật liệu xây dựng. Chị kể với tôi, chồng chị mất sớm, chị có hai con trai nhưng bất hạnh là đứa lớn đang ở trong trại cai nghiện, còn đứa nhỏ vì không có điều kiện chăm sóc và sợ cháu theo vết xe của thằng anh, chị phải gởi vào một trường nội trú. Điều tôi bất ngờ nhất là tinh thần lạc quan của chị: “Ban đầu chị cũng buồn lắm, có lúc còn nghĩ đến cái chết. Tuy nhiên, đi thăm cháu chị mới thấy mình còn may mắn hơn nhiều người là con mình còn mạnh khỏe, còn cai nghiện được, còn nghĩ đến ngày cháu trở về cuộc sống đời thường. Nhiều người đã không thể có được diễm phúc ấy vì con nhiễm HIV, phải chứng kiến con mình chết dần. Thậm chí, có một chị bị ung thư, vừa mới xạ trị vội vã đi thăm con, nói với con là mẹ gặp con lần này có lẽ là lần cuối, mẹ mong con quyết tâm làm lại cuộc đời, tự lo cho bản thân khi không có mẹ …”.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nghe chuyện người, nghĩ chuyện mình, tôi thấy tôi vẫn còn may mắn. Tất nhiên không thể một sớm, một chiều mà thay đổi ngay cách sống nhưng tôi đã biết tập quen dần với những khó khăn mình đang gặp phải và lạc quan hơn khi nghĩ đến tương lai. Tôi luôn tự nhủ, phải bình tĩnh và hy vọng. Và, tôi đã vượt qua. Giờ thì tôi đã nhận ra và thấm thía một điều: hãy yêu những gì mình đang có. Nếu chưa vượt qua được thì hãy biết chấp nhận. Bình tĩnh và hy vọng là hai điều cần thiết khi có sự cố xảy đến với mình. Đời có lúc thăng, lúc trầm, bất cứ việc gì trên đời này cũng có cách giải quyết!
TÂM AN
Xem bài theo ngày 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 */*123456789101112 */*200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Mùa hè năm đó nhiều chuyện không vui đã liên tiếp ập đến với tôi. Đầu tiên là số tiền dành dụm trong một dây hụi bị mất trắng khi đến kỳ áp chót người chủ hụi bỏ trốn! Món tiền 30 triệu tôi định đổi chiếc xe máy thế là đi tong. Tiếp theo là hai con tôi nhập viện phẫu thuật. Tuy không nặng lắm nhưng cũng gây xáo trộn và tốn kém. Một đứa vào cấp cứu vì đau ruột thừa, đứa kia thì mổ một u máu. Chưa kịp “kín miệng vết thương” thì đùng một cái, chồng tôi nhận quyết định cho thôi việc với lý do công ty sắp xếp lại bộ máy nhưng thật ra là do bất đồng quan điểm, chồng tôi nhiều lúc không kềm được tính nóng nảy đã để xảy ra tranh cãi không nên có, làm mất mặt các sếp.
Mọi thứ giờ chỉ mình tôi gánh. Chưa bao giờ tôi cảm thấy nặng nề như vậy, dù đó không phải là lần đầu tiên chồng tôi thất nghiệp. Nhưng ngày xưa, chồng thất nghiệp khi tôi còn trẻ, có sức bật để vượt qua; giờ ở tuổi này, những ý nghĩ bi quan, chán chường, mệt mỏi cứ đè nặng lên tôi từ ngày này sang ngày khác. Muộn phiền, cộng thêm cuộc sống túng quẫn, nhìn quanh bạn bè ai cũng xênh xang, khiến tôi càng thêm tủi thân, mặc cảm, sinh ra stress và trở nên nóng nảy, thất thường. Tôi hết trách cứ chồng đến con – những người mà tôi cho là đã kéo trì tôi xuống.
Những lời nặng nề, đay nghiến chồng, con từ miệng tôi cứ nhè bữa cơm mà tuôn ra. Tôi chì chiết chồng không biết làm ăn như người ta, đi làm không biết nhịn, cứ cậy mình giỏi, muốn sinh sự với ai thì sinh sự, để giờ ra nông nỗi này...Tôi đay nghiến con cái học hành không ra sao…Cuộc sống gia đình tôi khi đó không chỉ nặng nề về vật chất mà còn nặng nề về tinh thần bởi người phụ nữ trong gia đình là tôi không lúc nào thấy vui.
Đến một ngày, dự đám cưới con một người bạn, tôi ngồi cạnh người bạn thân ngày xưa, lâu lắm không gặp lại. Bạn hỏi tôi về cuộc sống gia đình. Trong cơn muộn phiền tôi than thở việc chồng thất nghiệp. Nghe xong, bạn tôi nói: “Chắc là anh ấy buồn lắm!”. Chỉ thế thôi mà sau đó về nhà, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều và tự mình kiểm điểm lại những ngày đã qua.
Thêm một lần gặp gỡ nữa đã thật sự làm thay đổi cái nhìn bi quan của tôi về cuộc sống. Cuối năm đó, để “giải hạn”, tôi quyết định sơn sửa nhà lại cho khang trang, “phong thủy” hơn. Tôi quen một chị là chủ cửa hàng vật liệu xây dựng. Chị kể với tôi, chồng chị mất sớm, chị có hai con trai nhưng bất hạnh là đứa lớn đang ở trong trại cai nghiện, còn đứa nhỏ vì không có điều kiện chăm sóc và sợ cháu theo vết xe của thằng anh, chị phải gởi vào một trường nội trú. Điều tôi bất ngờ nhất là tinh thần lạc quan của chị: “Ban đầu chị cũng buồn lắm, có lúc còn nghĩ đến cái chết. Tuy nhiên, đi thăm cháu chị mới thấy mình còn may mắn hơn nhiều người là con mình còn mạnh khỏe, còn cai nghiện được, còn nghĩ đến ngày cháu trở về cuộc sống đời thường. Nhiều người đã không thể có được diễm phúc ấy vì con nhiễm HIV, phải chứng kiến con mình chết dần. Thậm chí, có một chị bị ung thư, vừa mới xạ trị vội vã đi thăm con, nói với con là mẹ gặp con lần này có lẽ là lần cuối, mẹ mong con quyết tâm làm lại cuộc đời, tự lo cho bản thân khi không có mẹ …”.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nghe chuyện người, nghĩ chuyện mình, tôi thấy tôi vẫn còn may mắn. Tất nhiên không thể một sớm, một chiều mà thay đổi ngay cách sống nhưng tôi đã biết tập quen dần với những khó khăn mình đang gặp phải và lạc quan hơn khi nghĩ đến tương lai. Tôi luôn tự nhủ, phải bình tĩnh và hy vọng. Và, tôi đã vượt qua. Giờ thì tôi đã nhận ra và thấm thía một điều: hãy yêu những gì mình đang có. Nếu chưa vượt qua được thì hãy biết chấp nhận. Bình tĩnh và hy vọng là hai điều cần thiết khi có sự cố xảy đến với mình. Đời có lúc thăng, lúc trầm, bất cứ việc gì trên đời này cũng có cách giải quyết!
TÂM AN
Xem bài theo ngày 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 */*123456789101112 */*200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014