➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
QĐND - Tôi đến với Trường Sa trong những ngày biển lặng. Con tàu HQ 936 rẽ sóng ra khơi sau hồi còi hú vang tạm biệt đất liền. Đối với các thành viên trong đoàn thì đây là chuyến đi đầy ý nghĩa - Chuyến hành trình “Góp đá xây Trường Sa”. Còn với tôi - một phụ nữ trẻ có chồng là Trung úy Phạm Quốc Huy, Trợ lý Hậu cần, đang công tác trên đảo Sinh Tồn thì chuyến đi này càng thêm phần đặc biệt - hành trình nối những yêu thương.
[TD="class: c16"] Vợ chồng Huy – Mỹ lúc chia tay tại chân cầu cảng đảo Sinh Tồn.
Lần đầu tôi được đến Trường Sa. Vượt qua quãng đường dài từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, đến cảng Cát Lái chuẩn bị cho cuộc hành trình. Bốn ngày lênh đênh trên biển, tuy có lúc sóng yên nhưng cũng có khi gió mạnh. Tàu dập dềnh, lắc lư làm tôi có cảm giác lâng lâng say sóng, nhưng cứ nghĩ đến lúc sắp được gặp lại người chồng thương yêu sau gần một năm xa cách thì tôi lại như được tiếp thêm sức mạnh, đứng trên mũi tàu nhìn về hướng tàu chạy với cảm giác xốn xang. Đoàn đến Sinh Tồn trong một buổi sáng mưa giông. Chuyến xuồng thứ nhất cập bến, tôi gọi điện bảo với anh là có lẽ tôi vào chuyến thứ ba. Nhìn không thấy vợ, chồng tôi nôn nóng theo xuồng ra tàu đón đoàn, nhưng tôi lại được bố trí đi chuyến thứ hai nên hai xuồng lướt qua nhau. Có lẽ sau gần một năm xa nhau bây giờ mới gặp lại, khiến cho giây phút đứng trên cầu cảng chờ chồng quay về như dài thêm, dài thêm mãi… Trời mưa mỗi lúc thêm nặng hạt, nước mưa chan hòa cùng nước mắt khi tôi nhìn thấy dáng hao gầy quen thuộc của anh làm cho vị nước biển hôm ấy mặn thêm. Vợ chồng gặp nhau vui mừng khôn xiết, anh vụng về lau những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má tôi. Còn tôi, những cảm xúc trong lòng trào dâng như sóng biển nhưng lại ngượng ngùng chẳng dám ôm anh. Đó là những tình cảm rất lính mà tôi luôn tự hào với bạn bè rằng, tuy cưới nhau đã hơn 3 năm nhưng tình yêu của hai vợ chồng lúc nào cũng như mới, vẫn cứ thẹn thùng như thủa đang yêu.
Líu ríu bước theo anh vào đảo, bao nhiêu mệt mỏi của những ngày tàu lênh đênh trên biển bỗng dưng tan biến. Trong tôi chỉ còn lại cảm giác thân quen giống như đang trở về với ngôi nhà thân yêu. Những gì tôi nhìn thấy ở đây sao mà đẹp, mà thiêng liêng đến thế. Hàng cây tra, cây phong ba, bàng quả vuông gần gũi như bờ tre, ruộng lúa quê tôi. Các anh lính trẻ trêu đùa thân thiết tựa anh em. Họ í ới gọi theo bảo: “Anh Huy hôm nay không đón vợ lại đi đón văn công ở chuyến xuồng khác, chị phải phạt anh ấy nặng vào nhé”. Mọi người lại cười ồ lên vui vẻ.
Lúc đầu theo lịch thì tôi chỉ được ở trên đảo hai tiếng rồi đi về theo đoàn nhưng nhờ sự quan tâm và ưu tiên đặc biệt của lãnh đạo Quân chủng Hải quân, tôi được ở lại đảo thêm 9 ngày. Khi biết tin về sự ưu ái đặc biệt này, thì vợ chồng tôi vui mừng khôn xiết, song tôi lại phân vân vì sợ ảnh hưởng tới công việc của anh. Và tôi đã nói với mọi người sẽ không ở lại. Như thấu hiểu được những băn khoăn lo ngại của tôi, nên đồng chí Đặng Minh Hải, Đại tá, khi ấy là Phó chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải Quân, Trưởng đoàn công tác "ra lệnh" cho tôi ở lại và coi đó là một nhiệm vụ của người hậu phương. Tôi ở lại trong tình cảm yêu thương của toàn đảo cùng sự động viên của tất cả các thành viên trong đoàn cùng lời chúc hai vợ chồng cố gắng… “tuyển được quân, sau này lại cho đi giữ đảo”.
Khi đoàn công tác rời đảo, chúng tôi thu dọn hành lý đến căn phòng “riêng” mà ban chỉ huy đảo bố trí sắp xếp cho vợ chồng tôi. Tôi cảm nhận được sự quan tâm, tình đồng chí đồng đội của các anh trong mỗi lời thăm hỏi động viên đều rất ân cần, cởi mở. Những bữa cơm trên đảo tuy chưa được đầy đủ như trong đất liền, nhưng rất ấm áp. Các anh hỏi chuyện đất liền và bắt tôi kể cho nghe về chuyến hành trình trong mơ này. Các anh thay nhau kể cho tôi nghe những câu chuyện về gia đình , vợ con bằng tất cả sự yêu thương, nhung nhớ. Với niềm tự hào, anh Nguyễn Hữu Vích, Thiếu tá, Cụm phó còn khoe với tôi những bức hình của đứa con trai đã 13 tháng tuổi được vợ gửi qua điện thoại mà anh (do đặc thù nhiệm vụ) vẫn chưa được một lần ẵm bồng nó trên tay. Anh Trần Văn Dũng, Trung tá, Trợ lý Thông tin rất vui tính, anh hát những bài hát từ mọi miền quê, rồi cuối cùng mới hát về bộ đội. Tôi thấy trong giọng hát đặc trưng miền quê Thanh Hóa của anh chứa đựng tình yêu quê hương đất nước, và lấp lánh những niềm vui, niềm thương nhớ đất liền. Anh bắt nhịp để mọi người cùng hát “Khúc quân ca Trường Sa”.
Cặp đôi “hoàn hảo” cùng cán bộ, chiến sĩ trên đảo tiễn đoàn công tác.
Ảnh: Minh Trường
Những ngày sau đó, chồng tôi vẫn làm việc bình thường, đó là chăm lo bữa ăn cho anh em trong đơn vị. Cho dù trước đó đảo trưởng là Trung tá Đinh Trọng Thắm đã tạo điều kiện cho chồng tôi nghỉ ngơi để đưa tôi đi chơi thăm đảo. Nhưng chồng tôi lại muốn cho vợ mình nhanh hòa nhập được với cuộc sống chung của anh em trên đảo, nên anh không muốn nghỉ, mà còn cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình. Nhờ sự gần gũi, thân thiện của anh em toàn đảo, nhất là trong tổ hậu cần, tôi đã tự tin hơn để cùng nhặt rau, nấu cơm và giúp đảo làm những việc lặt vặt.
Có hôm, anh Nguyễn Ngọc Thu, Trung tâm 47 bắt được con ốc tuyệt đẹp đã dành tặng cho tôi. Anh Đoàn Bá Sáng, Trợ lý Phòng không với bàn tay khéo léo của mình đã làm một cây hoa ốc tặng cho tôi mang về đất liền. Anh Lê Văn Đang, anh Đinh Quang Thành, quân y của đảo, sau chuyến đi biển bắt được rất nhiều Cầu Gai đã nấu cháo mời tôi thưởng thức. Các anh coi tôi như người thân, như em gái của đảo, những tình cảm thân thương ấy làm tôi cảm động.
Khi hoàng hôn buông xuống, ngọn đèn cao áp trên đảo bừng sáng, cũng là khoảng trời riêng để chúng tôi nắm tay nhau đi dạo chơi bên bờ biển dưới ánh điện lung linh, lặng nghe tiếng sóng thở hòa với nhịp đập rộn ràng của hai con tim. Anh ngồi để tôi nằm gối đầu cùng ngắm sao trời. Tôi kể cho anh nghe chuyện quê nhà. Anh bảo: “Em yên tâm ở nhà, động viên mọi người trong gia đình giúp anh, anh sẽ cố gắng công tác thật tốt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, để mãi là niềm tự hào của gia đình . Anh hy vọng vợ chồng mình sẽ sinh ra những đứa con ngoan, khỏe mạnh và học giỏi”. Tôi bảo anh: “Sau này sinh con, chúng mình sẽ rất tự hào để nói với các con rằng cả bố và mẹ đều đã được ở Trường Sa. Quần đảo đẹp tuyệt vời của Việt Nam, khi lớn lên các con sẽ nối tiếp truyền thống của bố và gia đình , truyền thống bất khuất của quê hương…”.
Chúng tôi lặng đi trong phút giây hạnh phúc.
Nguyễn Thị Mỹ (Tiền Hải – Thái Bình)
[TD="class: c16"] Vợ chồng Huy – Mỹ lúc chia tay tại chân cầu cảng đảo Sinh Tồn.
Lần đầu tôi được đến Trường Sa. Vượt qua quãng đường dài từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, đến cảng Cát Lái chuẩn bị cho cuộc hành trình. Bốn ngày lênh đênh trên biển, tuy có lúc sóng yên nhưng cũng có khi gió mạnh. Tàu dập dềnh, lắc lư làm tôi có cảm giác lâng lâng say sóng, nhưng cứ nghĩ đến lúc sắp được gặp lại người chồng thương yêu sau gần một năm xa cách thì tôi lại như được tiếp thêm sức mạnh, đứng trên mũi tàu nhìn về hướng tàu chạy với cảm giác xốn xang. Đoàn đến Sinh Tồn trong một buổi sáng mưa giông. Chuyến xuồng thứ nhất cập bến, tôi gọi điện bảo với anh là có lẽ tôi vào chuyến thứ ba. Nhìn không thấy vợ, chồng tôi nôn nóng theo xuồng ra tàu đón đoàn, nhưng tôi lại được bố trí đi chuyến thứ hai nên hai xuồng lướt qua nhau. Có lẽ sau gần một năm xa nhau bây giờ mới gặp lại, khiến cho giây phút đứng trên cầu cảng chờ chồng quay về như dài thêm, dài thêm mãi… Trời mưa mỗi lúc thêm nặng hạt, nước mưa chan hòa cùng nước mắt khi tôi nhìn thấy dáng hao gầy quen thuộc của anh làm cho vị nước biển hôm ấy mặn thêm. Vợ chồng gặp nhau vui mừng khôn xiết, anh vụng về lau những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má tôi. Còn tôi, những cảm xúc trong lòng trào dâng như sóng biển nhưng lại ngượng ngùng chẳng dám ôm anh. Đó là những tình cảm rất lính mà tôi luôn tự hào với bạn bè rằng, tuy cưới nhau đã hơn 3 năm nhưng tình yêu của hai vợ chồng lúc nào cũng như mới, vẫn cứ thẹn thùng như thủa đang yêu.
Líu ríu bước theo anh vào đảo, bao nhiêu mệt mỏi của những ngày tàu lênh đênh trên biển bỗng dưng tan biến. Trong tôi chỉ còn lại cảm giác thân quen giống như đang trở về với ngôi nhà thân yêu. Những gì tôi nhìn thấy ở đây sao mà đẹp, mà thiêng liêng đến thế. Hàng cây tra, cây phong ba, bàng quả vuông gần gũi như bờ tre, ruộng lúa quê tôi. Các anh lính trẻ trêu đùa thân thiết tựa anh em. Họ í ới gọi theo bảo: “Anh Huy hôm nay không đón vợ lại đi đón văn công ở chuyến xuồng khác, chị phải phạt anh ấy nặng vào nhé”. Mọi người lại cười ồ lên vui vẻ.
Lúc đầu theo lịch thì tôi chỉ được ở trên đảo hai tiếng rồi đi về theo đoàn nhưng nhờ sự quan tâm và ưu tiên đặc biệt của lãnh đạo Quân chủng Hải quân, tôi được ở lại đảo thêm 9 ngày. Khi biết tin về sự ưu ái đặc biệt này, thì vợ chồng tôi vui mừng khôn xiết, song tôi lại phân vân vì sợ ảnh hưởng tới công việc của anh. Và tôi đã nói với mọi người sẽ không ở lại. Như thấu hiểu được những băn khoăn lo ngại của tôi, nên đồng chí Đặng Minh Hải, Đại tá, khi ấy là Phó chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải Quân, Trưởng đoàn công tác "ra lệnh" cho tôi ở lại và coi đó là một nhiệm vụ của người hậu phương. Tôi ở lại trong tình cảm yêu thương của toàn đảo cùng sự động viên của tất cả các thành viên trong đoàn cùng lời chúc hai vợ chồng cố gắng… “tuyển được quân, sau này lại cho đi giữ đảo”.
Khi đoàn công tác rời đảo, chúng tôi thu dọn hành lý đến căn phòng “riêng” mà ban chỉ huy đảo bố trí sắp xếp cho vợ chồng tôi. Tôi cảm nhận được sự quan tâm, tình đồng chí đồng đội của các anh trong mỗi lời thăm hỏi động viên đều rất ân cần, cởi mở. Những bữa cơm trên đảo tuy chưa được đầy đủ như trong đất liền, nhưng rất ấm áp. Các anh hỏi chuyện đất liền và bắt tôi kể cho nghe về chuyến hành trình trong mơ này. Các anh thay nhau kể cho tôi nghe những câu chuyện về gia đình , vợ con bằng tất cả sự yêu thương, nhung nhớ. Với niềm tự hào, anh Nguyễn Hữu Vích, Thiếu tá, Cụm phó còn khoe với tôi những bức hình của đứa con trai đã 13 tháng tuổi được vợ gửi qua điện thoại mà anh (do đặc thù nhiệm vụ) vẫn chưa được một lần ẵm bồng nó trên tay. Anh Trần Văn Dũng, Trung tá, Trợ lý Thông tin rất vui tính, anh hát những bài hát từ mọi miền quê, rồi cuối cùng mới hát về bộ đội. Tôi thấy trong giọng hát đặc trưng miền quê Thanh Hóa của anh chứa đựng tình yêu quê hương đất nước, và lấp lánh những niềm vui, niềm thương nhớ đất liền. Anh bắt nhịp để mọi người cùng hát “Khúc quân ca Trường Sa”.
Những ngày sau đó, chồng tôi vẫn làm việc bình thường, đó là chăm lo bữa ăn cho anh em trong đơn vị. Cho dù trước đó đảo trưởng là Trung tá Đinh Trọng Thắm đã tạo điều kiện cho chồng tôi nghỉ ngơi để đưa tôi đi chơi thăm đảo. Nhưng chồng tôi lại muốn cho vợ mình nhanh hòa nhập được với cuộc sống chung của anh em trên đảo, nên anh không muốn nghỉ, mà còn cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình. Nhờ sự gần gũi, thân thiện của anh em toàn đảo, nhất là trong tổ hậu cần, tôi đã tự tin hơn để cùng nhặt rau, nấu cơm và giúp đảo làm những việc lặt vặt.
Có hôm, anh Nguyễn Ngọc Thu, Trung tâm 47 bắt được con ốc tuyệt đẹp đã dành tặng cho tôi. Anh Đoàn Bá Sáng, Trợ lý Phòng không với bàn tay khéo léo của mình đã làm một cây hoa ốc tặng cho tôi mang về đất liền. Anh Lê Văn Đang, anh Đinh Quang Thành, quân y của đảo, sau chuyến đi biển bắt được rất nhiều Cầu Gai đã nấu cháo mời tôi thưởng thức. Các anh coi tôi như người thân, như em gái của đảo, những tình cảm thân thương ấy làm tôi cảm động.
Khi hoàng hôn buông xuống, ngọn đèn cao áp trên đảo bừng sáng, cũng là khoảng trời riêng để chúng tôi nắm tay nhau đi dạo chơi bên bờ biển dưới ánh điện lung linh, lặng nghe tiếng sóng thở hòa với nhịp đập rộn ràng của hai con tim. Anh ngồi để tôi nằm gối đầu cùng ngắm sao trời. Tôi kể cho anh nghe chuyện quê nhà. Anh bảo: “Em yên tâm ở nhà, động viên mọi người trong gia đình giúp anh, anh sẽ cố gắng công tác thật tốt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, để mãi là niềm tự hào của gia đình . Anh hy vọng vợ chồng mình sẽ sinh ra những đứa con ngoan, khỏe mạnh và học giỏi”. Tôi bảo anh: “Sau này sinh con, chúng mình sẽ rất tự hào để nói với các con rằng cả bố và mẹ đều đã được ở Trường Sa. Quần đảo đẹp tuyệt vời của Việt Nam, khi lớn lên các con sẽ nối tiếp truyền thống của bố và gia đình , truyền thống bất khuất của quê hương…”.
Chúng tôi lặng đi trong phút giây hạnh phúc.
Nguyễn Thị Mỹ (Tiền Hải – Thái Bình)