"Thượng mã phong" hay "phạm phòng" vẫn là một điều gì đó còn bí ẩn với không ít người; thực tế đang xảy ra thường xuyên với nhiều đôi quan hệ tình dục.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, nhiều người vẫn nghĩ phạm phòng chỉ là sự hù dọa đối với đôi vợ chồng trẻ đêm tân hôn, nó hiếm khi xảy ra và không có thực. Thực tế, sự cố này vẫn xảy ra thường xuyên, không chỉ ở các đôi tân nương mà cả ở các cặp vợ chồng đã chung sống với nhau một thời gian, chỉ có điều người ta giấu không nói ra mà thôi.
Hằng năm bác sĩ Toàn đều giải quyết cho khoảng 5-7 cặp vợ chồng bị tình trạng này. Như trường hợp anh Nguyễn (36 tuổi ở Nguyễn Cao, Hà Nội) nửa đêm được đưa vào cấp cứu trong tình trạng khó thở, rối loạn thần kinh thực vật nặng (mất ý thức, vã mồ hôi, huyết áp tụt...). Người vợ cho biết, anh đi uống rượu về và hai vợ chồng vừa "sinh hoạt" xong thì anh trở nên như vậy. Ngay lập tức anh được cấp cứu khẩn cấp, cho dùng thuốc bổ dương, làm ôn ấm... Sau 3 ngày anh được xuất viện nhưng phải uống thuốc mấy tháng mới hồi phục.
Ngược với anh Nguyễn xuất tinh xong mới bị, anh Hoàng (40 tuổi ở Hoàng Cầu, Hà Nội), sau một ngày lao động mệt mỏi, trong lúc đang "ân ái" thì toàn thân tê cứng, liệt hết tay chân... May mắn người vợ quen với bác sĩ nên ngay lập tức gọi điện. Vì không có trâm cài như các cụ xưa, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn đã hướng dẫn chị vợ nhổ lông vùng xương cụt của chồng, đồng thời bấm mạnh huyệt nhân trung, sau đó mới cho anh rời khỏi bụng vợ và cho uống nước gừng nóng, xoa cao làm ấm cơ thể. Sau đó anh cũng phải điều trị rất lâu để phục hồi sức khỏe.
"Thượng mã phong" = trúng phong khi đang giao hợp
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn cho biết, phạm phòng trong y học cổ truyền gọi là chứng "phòng sự hôn quyết". Nghĩa là đang trong cuộc "mây mưa", bỗng nhiên người đàn ông bất tỉnh nhân sự, thở nhanh và nông, mồ hôi vã ra như tắm, tay chân lạnh toát. Tùy theo chứng trạng mà có cách gọi khác nhau.
Theo dân gian gọi "thượng mã phong" hoặc "hạ mã phong" là theo nghĩa Hán - Việt, "thượng" = ở trên, "mã" = ngựa; "thượng mã" = nam nữ giao hòa, nam trên nữ dưới; "phong" = trúng phong - một loại bệnh cấp tính, nguy hiểm, dễ gây chết người. "Thượng mã phong" = trúng phong khi đang giao hợp.
Theo y văn còn phân biệt theo kiểu trúng khi "trên ngựa" gọi là "thượng mã phong" hay "mã thượng phong". Đã "xuống ngựa" mới bị trúng thì gọi là "mã hạ phong" hoặc "hạ mã phong". "Thượng mã phong" là ngôn ngữ dân gian.
Đông y cổ truyền gọi là chứng "sắc quyết". "Quyết" là tình trạng chân tay lạnh toát, ngất xỉu, hôn mê. Ở nam giới gọi là "thoát dương". Ở nữ giới bị gọi là "thoát âm". Y thư cổ còn gọi là "tẩu dương" khi muốn nhấn mạnh nguyên nhân bệnh. Tẩu dương nghĩa là dương khí bị thất thoát do tinh dịch tiết ra quá nhiều, dẫn tới hôn mê, tử vong.
"Phòng sự hôn quyết" theo lý giải của Đông y hiện đại thì "phòng sự" chỉ sự việc ở chốn phòng the, "hôn quyết" là choáng váng, ngất xỉu, hôn mê, chân tay lạnh ngắt. "Phòng sự hôn quyết" chỉ tình trạng nam nữ đang giao hòa bỗng nhiên mặt trắng bệch, chân tay lạnh toát hoặc mồ hôi vã ra đầm đìa, hôn mê, bất tỉnh nhân sự, nếu không xử lý hoặc cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Nữ giới cũng "ngã ngựa"
Hầu hết mọi người đều cho rằng, phạm phòng chỉ xảy ra đối với nam nhưng theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, bệnh xảy ra ở cả nam và nữ. Nguyên nhân: "Khi nam hoặc nữ bị bệnh chưa khỏi, khí huyết còn hư suy, cơ thể yếu đuối hoặc đi xa về mệt mỏi; hoặc giả đêm tân hôn hay lâu ngày mới gặp nhau mà quan hệ tình dục làm cho lửa dục tình bốc lên quá mạnh mà sinh ra phạm phòng. Xảy ra với phái nam gọi là dương dịch, với phái nữ gọi là âm dịch, nhưng thường xảy ra ở nam nhiều hơn nữ".
"Thượng mã phong" theo y học cổ truyền gọi là "thoát tinh" hoặc "thoát dương" là do nam giới tư chất vốn yếu, lại thêm mệt mỏi quá sức, căng thẳng tinh thần, sinh hoạt tình dục thái quá đến mức thận khí tổn thất, tinh dịch tiết ra liên tục, chủ yếu biểu hiện sau khi phóng tinh trong lúc giao hợp, đột nhiên sắc mặt trắng bệch, thở ngắn, tay chân co giật, lạnh toàn thân, mạch đập yếu.
Khi phát bệnh có bạo phát và trầm phát. Bạo phát thì nặng đầu, cấm khẩu, tay chân co quắp, bụng dưới đầy, mình đau, bí đái, hôn mê, bất tỉnh... Trầm phát thì hơi thở ngắn, sắc vàng, bụng trên trướng.
Những cơn "địa chấn" khoái cảm
Dù phạm phòng được người dân và Đông y nói tới rất nhiều, nhưng theo GS.TS Đỗ Trọng Hiếu, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ sinh sản, Bộ Y tế, trong 50 năm làm nghề và trong tất cả các sách y văn mà ông biết thì đều không có chứng bệnh này. Ông chỉ được nghe kể một vài trường hợp người ta nói là "thượng mã phong" dẫn tới mệt mỏi chứ không tử vong, nhưng thực tế có đúng hay không thì chỉ người trong cuộc mới biết. Tuy nhiên, theo ông Hiếu, việc một số người trong và sau "ân ái" mệt lả là do bệnh lý hoặc do "giao hợp" nhiều dẫn tới kiệt sức.
GS.TS Đỗ Trọng Hiếu phân tích, trung bình một lần "quan hệ" con người ta tiêu tốn mất khoảng 100 Kcal tương đương với đi bộ 3 km hoặc leo 5 tầng cầu thang. Người bình thường, chuyện này rất nhẹ nhàng, thậm chí thanh niên, người khoẻ mạnh, có khi "giao hợp" được 2-3 lần liên tục, 5-7 lần một đêm. Nhưng cần chú ý rằng, để tạo khoái cảm và cực khoái, cơ thể gần như phải huy động toàn bộ "phòng ban" từ thần kinh, tuần hoàn đến nội tiết...
Hầu hết hạ tầng của chúng ta được thiết kế để chịu được những cơn "địa chấn" khoái cảm mức phổ thông hoặc đột biến vừa phải. Nhưng khi phấn kích, say mê quá mức, tim đương nhiên phải hoạt động mạnh, thần kinh phải kích thích, vỏ não hưng phấn quá độ, ngay lập tức cơ thể sẽ tìm cách hãm lại bằng cách gây ra ức chế. Khi ức chế người đàn ông chỉ cần thư giãn một lúc (ngủ một giấc) là trở lại bình thường. Nhưng nếu sự ức chế đó quá mạnh, lan toả ra, nó sẽ làm dừng lại toàn bộ hoạt động của cơ thể, trong đó có tim, dẫn tới người đàn ông bị bất tỉnh, thậm chí chết luôn. Tây y gọi là đột quỵ, nhồi máu não.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, nhiều người vẫn nghĩ phạm phòng chỉ là sự hù dọa đối với đôi vợ chồng trẻ đêm tân hôn, nó hiếm khi xảy ra và không có thực. Thực tế, sự cố này vẫn xảy ra thường xuyên, không chỉ ở các đôi tân nương mà cả ở các cặp vợ chồng đã chung sống với nhau một thời gian, chỉ có điều người ta giấu không nói ra mà thôi.
Hằng năm bác sĩ Toàn đều giải quyết cho khoảng 5-7 cặp vợ chồng bị tình trạng này. Như trường hợp anh Nguyễn (36 tuổi ở Nguyễn Cao, Hà Nội) nửa đêm được đưa vào cấp cứu trong tình trạng khó thở, rối loạn thần kinh thực vật nặng (mất ý thức, vã mồ hôi, huyết áp tụt...). Người vợ cho biết, anh đi uống rượu về và hai vợ chồng vừa "sinh hoạt" xong thì anh trở nên như vậy. Ngay lập tức anh được cấp cứu khẩn cấp, cho dùng thuốc bổ dương, làm ôn ấm... Sau 3 ngày anh được xuất viện nhưng phải uống thuốc mấy tháng mới hồi phục.
Ngược với anh Nguyễn xuất tinh xong mới bị, anh Hoàng (40 tuổi ở Hoàng Cầu, Hà Nội), sau một ngày lao động mệt mỏi, trong lúc đang "ân ái" thì toàn thân tê cứng, liệt hết tay chân... May mắn người vợ quen với bác sĩ nên ngay lập tức gọi điện. Vì không có trâm cài như các cụ xưa, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn đã hướng dẫn chị vợ nhổ lông vùng xương cụt của chồng, đồng thời bấm mạnh huyệt nhân trung, sau đó mới cho anh rời khỏi bụng vợ và cho uống nước gừng nóng, xoa cao làm ấm cơ thể. Sau đó anh cũng phải điều trị rất lâu để phục hồi sức khỏe.
"Thượng mã phong" = trúng phong khi đang giao hợp
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn cho biết, phạm phòng trong y học cổ truyền gọi là chứng "phòng sự hôn quyết". Nghĩa là đang trong cuộc "mây mưa", bỗng nhiên người đàn ông bất tỉnh nhân sự, thở nhanh và nông, mồ hôi vã ra như tắm, tay chân lạnh toát. Tùy theo chứng trạng mà có cách gọi khác nhau.
Theo dân gian gọi "thượng mã phong" hoặc "hạ mã phong" là theo nghĩa Hán - Việt, "thượng" = ở trên, "mã" = ngựa; "thượng mã" = nam nữ giao hòa, nam trên nữ dưới; "phong" = trúng phong - một loại bệnh cấp tính, nguy hiểm, dễ gây chết người. "Thượng mã phong" = trúng phong khi đang giao hợp.
Theo y văn còn phân biệt theo kiểu trúng khi "trên ngựa" gọi là "thượng mã phong" hay "mã thượng phong". Đã "xuống ngựa" mới bị trúng thì gọi là "mã hạ phong" hoặc "hạ mã phong". "Thượng mã phong" là ngôn ngữ dân gian.
Đông y cổ truyền gọi là chứng "sắc quyết". "Quyết" là tình trạng chân tay lạnh toát, ngất xỉu, hôn mê. Ở nam giới gọi là "thoát dương". Ở nữ giới bị gọi là "thoát âm". Y thư cổ còn gọi là "tẩu dương" khi muốn nhấn mạnh nguyên nhân bệnh. Tẩu dương nghĩa là dương khí bị thất thoát do tinh dịch tiết ra quá nhiều, dẫn tới hôn mê, tử vong.
"Phòng sự hôn quyết" theo lý giải của Đông y hiện đại thì "phòng sự" chỉ sự việc ở chốn phòng the, "hôn quyết" là choáng váng, ngất xỉu, hôn mê, chân tay lạnh ngắt. "Phòng sự hôn quyết" chỉ tình trạng nam nữ đang giao hòa bỗng nhiên mặt trắng bệch, chân tay lạnh toát hoặc mồ hôi vã ra đầm đìa, hôn mê, bất tỉnh nhân sự, nếu không xử lý hoặc cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Nữ giới cũng "ngã ngựa"
Hầu hết mọi người đều cho rằng, phạm phòng chỉ xảy ra đối với nam nhưng theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, bệnh xảy ra ở cả nam và nữ. Nguyên nhân: "Khi nam hoặc nữ bị bệnh chưa khỏi, khí huyết còn hư suy, cơ thể yếu đuối hoặc đi xa về mệt mỏi; hoặc giả đêm tân hôn hay lâu ngày mới gặp nhau mà quan hệ tình dục làm cho lửa dục tình bốc lên quá mạnh mà sinh ra phạm phòng. Xảy ra với phái nam gọi là dương dịch, với phái nữ gọi là âm dịch, nhưng thường xảy ra ở nam nhiều hơn nữ".
"Thượng mã phong" theo y học cổ truyền gọi là "thoát tinh" hoặc "thoát dương" là do nam giới tư chất vốn yếu, lại thêm mệt mỏi quá sức, căng thẳng tinh thần, sinh hoạt tình dục thái quá đến mức thận khí tổn thất, tinh dịch tiết ra liên tục, chủ yếu biểu hiện sau khi phóng tinh trong lúc giao hợp, đột nhiên sắc mặt trắng bệch, thở ngắn, tay chân co giật, lạnh toàn thân, mạch đập yếu.
Khi phát bệnh có bạo phát và trầm phát. Bạo phát thì nặng đầu, cấm khẩu, tay chân co quắp, bụng dưới đầy, mình đau, bí đái, hôn mê, bất tỉnh... Trầm phát thì hơi thở ngắn, sắc vàng, bụng trên trướng.
Những cơn "địa chấn" khoái cảm
Dù phạm phòng được người dân và Đông y nói tới rất nhiều, nhưng theo GS.TS Đỗ Trọng Hiếu, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ sinh sản, Bộ Y tế, trong 50 năm làm nghề và trong tất cả các sách y văn mà ông biết thì đều không có chứng bệnh này. Ông chỉ được nghe kể một vài trường hợp người ta nói là "thượng mã phong" dẫn tới mệt mỏi chứ không tử vong, nhưng thực tế có đúng hay không thì chỉ người trong cuộc mới biết. Tuy nhiên, theo ông Hiếu, việc một số người trong và sau "ân ái" mệt lả là do bệnh lý hoặc do "giao hợp" nhiều dẫn tới kiệt sức.
GS.TS Đỗ Trọng Hiếu phân tích, trung bình một lần "quan hệ" con người ta tiêu tốn mất khoảng 100 Kcal tương đương với đi bộ 3 km hoặc leo 5 tầng cầu thang. Người bình thường, chuyện này rất nhẹ nhàng, thậm chí thanh niên, người khoẻ mạnh, có khi "giao hợp" được 2-3 lần liên tục, 5-7 lần một đêm. Nhưng cần chú ý rằng, để tạo khoái cảm và cực khoái, cơ thể gần như phải huy động toàn bộ "phòng ban" từ thần kinh, tuần hoàn đến nội tiết...
Hầu hết hạ tầng của chúng ta được thiết kế để chịu được những cơn "địa chấn" khoái cảm mức phổ thông hoặc đột biến vừa phải. Nhưng khi phấn kích, say mê quá mức, tim đương nhiên phải hoạt động mạnh, thần kinh phải kích thích, vỏ não hưng phấn quá độ, ngay lập tức cơ thể sẽ tìm cách hãm lại bằng cách gây ra ức chế. Khi ức chế người đàn ông chỉ cần thư giãn một lúc (ngủ một giấc) là trở lại bình thường. Nhưng nếu sự ức chế đó quá mạnh, lan toả ra, nó sẽ làm dừng lại toàn bộ hoạt động của cơ thể, trong đó có tim, dẫn tới người đàn ông bị bất tỉnh, thậm chí chết luôn. Tây y gọi là đột quỵ, nhồi máu não.