Nước mắt tủi phận của những người phụ nữ sau vụ cháy

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
15
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
[TD="class: news_body"](VnMedia) - May mắn sống sót trong vụ cháy kinh hoàng nhưng bất hạnh vẫn đeo đẳng những người phụ nữ yếu đuối. Người từng có gia đình hạnh phúc bỗng dưng bị chồng ghẻ lạnh, ruồng bỏ, coi “như chó giữ nhà”. Người vừa bước vào ngưỡng cửa cuộc đời thì bao hoài bão, ước mơ bị thiêu rụi bởi những vết bỏng gớm ghiếc.*
*
Tủi thận vợ yêu thành “chó giữ nhà”
*



[TD="class: c15"]
vnm_2012_471054.JPG



[TD="class: c15"]Chị Liễu tủi phận khóc




Đã gần một năm kể từ ngày thoát khỏi đám cháy kinh hoàng ở xưởng may giày da nhưng nỗi hoảng sợ, đau đớn vẫn chưa lúc nào nguôi ngoai trong ký ức và cuộc sống hiện tại của chị Đào Thị Liễu (SN 1976, ở thôn Lai Thị, Tân Dân, An Lão, Hải Phòng). Đã có lúc, chị Liễu ao ước xuẩn ngốc: “Giá ngày ấy chết trong đám cháy, có lẽ còn sướng hơn sống như bây giờ…”.*Trước thời điểm bị tai nạn, chị Liễu cùng chồng là anh Vũ Văn Lực đã có 2 đứa con, với cuộc sống yên bình. Khi vụ cháy xảy ra,*chị vừa vào làm*ở xưởng giày được 4 ngày.
Những ngày chị Liễu phải cố sức giành giật sự sống từ tay tử thần cũng là ngày chị lờ mờ nhận ra sự thay lòng đổi dạ của người chồng. Nhắc lại những ngày tháng cam go của đời mình, chị Liễu tủi phận khóc. “Có lẽ gia đình nhà chồng nghĩ tôi là gánh nặng, tàn phế nên không muốn quan tâm, chăm sóc nữa. Lúc ở Viện bỏng được một tuần đầu, thấy tôi chưa qua khỏi anh ấy còn chăm sóc tận tình, nhưng lúc thấy khỏe hơn, có hy vọng sống thì anh ấy thờ ơ lắm. Một mình chị gái tôi phải chăm sóc hơn một tháng trời. Từ ngày xuất viện là hôm Rằm tháng 8 năm ngoái đến giờ anh ấy cũng không hỏi han quan tâm gì cả”.
*
Ngày chị Liễu được ra viện, thương con gái bất hạnh và cũng là để chia sẻ gánh nặng với con rể, bố mẹ đẻ chị Liễu đã đón chị về bên nhà chăm sóc. Chẳng ngờ, đó lại là cái cớ để chồng chị Liễu rũ bỏ trách nhiệm, chẳng đoái hoài gì đến sự tồn tại của vợ, mọi sự chăm sóc chị Liễu và đứa con gái nhỏ đều phải do một tay người mẹ đã ngoài 70 tuổi của chị lo toan. Và cho đến thời điểm hiện tại, những vết bỏng khắp cơ thể vẫn hành hạ tấm thân gầy guộc của chị Liễu.
Những vết bỏng giờ đã lên da non, nhìn vết thương được bao bọc bởi lớp da mỏng tang, hồng hồng khiến bất cứ ai nhìn thấy đều có cảm giác, chỉ cần chạm nhẹ thôi, làn da mỏng sẽ rách toác, máu sẽ chảy và sẽ sổ toàn bộ những khối thịt bên trong ra ngoài. Và dù trời nắng hay trời mưa, dù lạnh hay nóng nắng như đổ lửa, chị Liễu vẫn phải băng bó kín vết thương bởi nếu không thế, vết bỏng như có hàng ngàn mũi kim châm đau rát và sẽ rúm ró, gớm giếc hơn bởi bị co cơ.
Đã gần một năm nay, từ vệ sinh cá nhân đến những ngày khó nói của cánh phụ nữ , chị Liễu đều phải nhờ bàn tay già nua của người mẹ đẻ. Những lúc như thế, chị Liễu đau đớn lắm, nỗi đau đớn thể xác một thì những dày vò, dằn vặt, mặc cảm lại hành hạ tinh thần chị Liễu gấp nhiều lần hơn thế.
*
Dù bị chồng ra mặt lạnh nhạt nhưng chị Liễu vẫn cố nín nhịn, níu giữ tình cảm bấy lâu vun đắp. Chị Liễu bảo, chịu đựng mọi thiệt thòi những mong qua đi thời gian đau yếu, chị sẽ lại được chồng cảm thông, yêu thương như thủa nào. Với suy nghĩ ấy nên ngay từ sau khi xuất viện, ở nhà ngoại được hơn một tháng, chị Liễu đã nhờ bố mẹ đẻ đưa về sống tại ngôi nhà riêng của vợ chồng chị, cách nhà bố mẹ đẻ chị Liễu không quá xa. Chị Liễu hy vọng, sự gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp vợ chồng chị có cơ hội cảm thông cho nhau hơn, hàn gắn được những rạn nứt.
Nhưng trái với tất cả những mong mỏi tốt đẹp ấy, chị Liễu chỉ nhận được sự ghẻ lạnh đau lòng từ chồng.*Sáng ra, anh chồng dắt xe ra khỏi nhà đến tối mịt mới trở về, bỏ mặc chị Liễu và đứa con nhỏ, thậm chí chẳng thể tự nấu được nồi cơm để ăn. Bước đường cùng, chị Liễu lại phải cầu cứu bố mẹ đẻ và anh chị em ruột. Chị Liễu cắn răng, ngọt nhạt với chồng thì anh ta tuyên bố: “Tôi coi cô như con chó giữ nhà, không hơn không kém”.
Không đành lòng nhìn con gái sống trong cảnh đói khát, đau ốm chẳng ai đoái hoài, bố mẹ chị Liễu lại một lần nữa đón con gái*về nhà chăm sóc cho đến thời điểm hiện tại. Và ngay cả khi người chồng đang tâm đưa đơn ly dị, chị vẫn nuôi hy vọng, thời gian qua đi, những vết bỏng gớm ghiếc thôi hành hạ thân thể, chị sẽ khỏe lại để làm lụng nuôi con, để tìm lại hạnh phúc đang bên bờ vực tan vỡ.
*
Đau đớn gái 18 thành dị nhân


[TD="class: c15"]
vnm_2012_471055.JPG



[TD="class: c15"]Hoàng Thị Hải Quỳnh




Cũng là một trong những nạn nhân của vụ cháy kinh hoàng ngày nào, Hoàng Thị Hải Quỳnh (SN 1993, ở Đại Hoàng 2, Tân Dân, An Lão, Hải Phong) tuy may mắn hơn chị Liễu, được gia đình nhất mực yêu thương, chăm sóc nhưng những ám ảnh, hậu quả bởi tai nạn ấy vẫn đeo bám cô gái chưa tròn đôi mươi ấy. Đã gần 1 năm qua nhưng tứ chi của Quỳnh vẫn phải cuốn băng kín để chống co cơ. Những vết bỏng trên khuôn mặt thì chẳng thể băng bó lâu được nên giờ biến dạng vì cháy. Cho đến giờ, tấm thân gầy yếu chưa đầy 38kg của Quỳnh thỉnh thoảng lại run lên vì quá đau nhức.Quỳnh kể, do kinh tế gia đình eo hẹp quá, chỉ trông vào 2 sào ruộng nên mẹ phải đi lao động xa. Thương bố sớm hôm vất vả nên vừa tốt nghiệp THPT, trong thời gian chờ kết quả thi đại học, Quỳnh xin vào xưởng may mũi giày, mong có thu nhập giúp bố, lo cho em ăn học. Mới vào làm được 3 tuần, chưa kịp nhận tháng lương đầu thì Quỳnh bị nạn. Với diện tích bỏng 49% cơ thể, độ 3,4 chiếm đến 90% và bỏng hô hấp nên lúc nhập viện Quỳnh tưởng rằng mình không thể sống được, trước sự đau đớn đến cùng cực về thể xác.
Những ngày Quỳnh nằm viện, mẹ Quỳnh cũng chỉ có thể về thăm con ít ngày rồi lại phải tất tả đi ngay vì không thể để mất công việc đang làm, cơ hội duy nhất để kiếm tiền lo cho gia đình . Mọi gánh nặng chăm sóc Quỳnh đều dồn cả cho hai người bác – chị gái mẹ Quỳnh.
*
Quỳnh vốn là một cô gái vui vẻ và luôn là tâm điểm của bạn bè trong lớp vì những trò “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, ấy thế mà từ sau tai nạn kinh hoàng ấy, Quỳnh mặc cảm, đau đớn thu mình trong vỏ ốc của riêng mình. Gần một năm qua, chưa khi nào Quỳnh ra khỏi căn buồng nhỏ, lụp xụp, nơi chỉ có khung cửa sổ be bé mở ra khoảng sân sau nhà.
Quỳnh không tiếp xúc với bên ngoài, phần là vì để tránh ánh nắng làm vết bỏng thêm rát đau nhưng chủ yếu là tâm lý mặc cảm, tự ti khiến cô gái hoạt bát, yêu đời ngày nào giờ như một dị nhân với vết bỏng gớm ghiếc, thu lu trong bóng tối. Bố và các bác của Quỳnh khuyên bảo nhiều nhưng cũng chẳng ăn thua, hoặc Quỳnh coi như chẳng nghe thấy, hoặc cáu giận, vùng vằng, la hét. Mãi rồi mọi người cũng chỉ biết âm thầm chăm sóc Quỳnh, bác Quỳnh cố dành dụm, mua tặng Quỳnh chiếc điện thoại rẻ tiền. Chiếc điện thoại gần như là người bạn tri kỷ của Quỳnh, không khi nào rời xa. Thi thoảng Quỳnh nhắn tin [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự [/url] với mấy đứa bạn gái thân từ hồi đi học, còn chủ yếu Quỳnh nghe nhạc hoặc chơi mấy trò chơi cài đặt sẵn trên máy.
*
Không lập gia đình riêng, không có con nên hai người bác gái coi Quỳnh như con gái, rất mực chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ đến những điều khó nói thầm kín của phái nữ. Nhìn đứa cháu gái vốn hoạt bát, yêu đời giờ gầy quắt, héo hon, u uất, bà Phạm Thị Thìn đau đớn lắm.
Vẫn động viên cháu cố gắng tĩnh dưỡng, rằng khi những vết bỏng lành lại, gia đình sẽ cố gắng dồn tiền để cháu được thẩm mỹ những mong vết thương đỡ ghê rợn, cho cháu một tương lai tốt đẹp hơn nhưng sự thực, ước muốn ấy còn xa vời lắm bởi kinh tế gia đình Quỳnh trông cả vào ba sào ruộng, số tiền bố mẹ Quỳnh đi làm ăn xa gửi về cũng chỉ đủ thêm thắt vào sinh hoạt hằng ngày của mấy bác cháu.
“Trước ngày nó gặp nạn, nó còn hồ hởi khoe với tôi rằng sắp được lĩnh lương và có tiền khao các bác. Vậy mà!...Không biết bao giờ nó mới bình tâm trở lại được. Cho đến giờ, lúc ngủ nó vẫn mê sảng, khóc lóc vùng vẫy kêu cứu. Những cơn ác mộng liên quan đến lửa vẫn ám ảnh con bé…” – bà Thìn thở dài nhìn đứa cháu gái tội nghiệp.
Câu chuyện giữa chúng tôi rơi vào khoảng lặng. Bỗng tiếng chuông báo tin nhắn đến phát ra từ chiếc điện thoại cũ của Quỳnh phá tan khoảng lặng ấy. Tôi nhắc Quỳnh đọc tin nhắn, cô bé cười buồn bảo: “Chắc tin của đứa bạn gái em đang học đại học trên Hà Nội đấy. Em thế này mấy ai dám lại gần, nói gì đến bạn trai…”.
Lời chia sẻ của cô gái đang ở tuổi đẹp nhất cuộc đời nghe thật*cay đắng, xót xa. Bao hoài bão, ước mơ tuổi trẻ của Quỳnh đã bị ngọn lửa khủng khiếp ngày nào thiêu rụi. Dẫu vậy, Quỳnh vẫn khao khát, ngày nào đó khỏe lại, em sẽ tiếp tục thi đại học, tiếp tục con đường học hành lỡ dở của mình.


[TD="class: c17"]Chiều 29/7/2011, xưởng giày da tại thôn Đại Hoàng 3, xã Tân Dân, An Lão, Hải Phòng đã xảy ra cháy làm 13 người tử vong và 24 người bị thương nặng. Khoảng giữa tháng 4/2012, CQĐT Công an Thành phố Hải Phòng đã kết thúc điều tra, chuyển VKS đề nghị truy tố 5 bị can gồm: Lê Văn Bẩy (SN 1985), Bùi Thị Sự (SN 1967), Bùi Thị Hiền (SN 1987) - cả ba cùng trú tại Tân Dân - An Lão; Nie Shao Feng (tên gọi ở Việt Nam là Nhiếp Thiếu Phong (SN 1970, quốc tịch Trung Quốc, là chồng của Hiền) và Nguyễn Văn Linh (SN 1984, trú tại Tiên Lãng, Hải Phòng) về tội danh “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”.
Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do chủ cơ sở thuê nhân công hàn cột chống sét để phòng chống cơn bão số 3 đang chuẩn bị đổ bộ vào Hải Phòng. Khi ông Lê Văn Bẩy cùng em vợ là Linh hàn cột chống sét đã làm tàn lửa hàn rơi vào lớp xốp cách nhiệt gây ra cháy.
Ngày 30/7/2012, đúng một năm ngày giỗ các nạn nhân, vụ án được đưa ra xét xử tại TAND Thành phố Hải Phòng.





*
*
*

Bảo Nhi
p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom