➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
blackberry97
New member
Theo ông Bùi Văn Nam, phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, nghề giáo không phải là nghề kinh doanh nên không nên nhắc đến chuyện thưởng Tết. Phát biểu này đã nhận được rất nhiều ý kiến không đồng tình của độc giả.
Giáo viên không phải ngành nghề kinh doanh nên không thưởng tết
Cuối năm câu chuyện về thưởng tết Nguyên đán lại khiến nhiều người trong mọi ngành nghề đều mong đợi. Đối với giáo viên cũng vậy, theo nghị định 43/2006/ NĐ- CP, những khoản thu nhập từ kết dư vào dịp gần Tết đã mang đến niềm vui cho nhiều giáo viên và đây được xem như một khoản tiền thưởng Tết cho giáo viên. Theo nhà giáo Đàm Lê Đức hiệu trưởng Trường THCS – THPT Trí Đức cho rằng, trước đây cán bộ, giáo viên không có thưởng Tết như ngày nay. Vì vậy nếu được nhận một khoản tiền hay món quà nào đó hãy nhìn nhận đó như là một món quà Tết để khích lệ tinh thần của các giáo viên.
Nghề giáo không phải là nghề kinh doanh nên không nên nhắc đến chuyện thưởng Tết.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một nhà giáo khác cho rằng, thực tế nhiều nhà giáo không nên kêu than rằng lương thấp, không có thưởng Tết, nhưng mỗi năm các giáo viên đều được hưởng lương đầy đủ 12 tháng/ 9 tháng làm việc bởi theo quy định mỗi một năm các thầy cô giáo được nghỉ 3 tháng hè đó là chưa kể những ngày nghỉ phép, Tết, lễ... Vậy hãy xem đó như một món quà.
Đồng ý kiến trên, ông Bùi Văn Nam, phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, nghề giáo không phải là nghề kinh doanh nên không nên nhắc đến chuyện thưởng Tết. Việc quà cho GV tùy vào cách chi của từng trường. Có nhiều trường chi cho ứng trước từng tháng, quý nên tiền kết dư sẽ ít lại, nhưng có trường tiết kiệm chi, để giành đến cuối năm nên tiền kết dư nhiều hơn.
Trường nào có nhiều giáo viên thâm niên thì hệ số lương cao, tiền tiết kiệm chi sẽ nhiều hơn. Điều này cũng như chiếc bánh nếu cắt miếng đầu to thì miếng sau sẽ nhỏ lại và ngược lại. Nếu so trong điều kiện hiện nay, nhất là đối với các doanh nghiệp đang phá sản, công nhân thất nghiệp thì mức tiền tết mà nhiều giáo viên nhận được khoảng vài triệu đồng được coi là tạm đủ.
"Nhắc đến tiền thưởng mà chúng tôi tủi thân"
Đáp lại ý kiến trên về "thưởng tết" của ông Bùi Văn Nam, độc giả Van Thanh đưa ý kiến "Ông có hiểu nghề giáo cực khổ thế nào khi ngoài giờ lên lớp, buổi tối phải chấm bài, soạn giáo án, làm báo cáo thi đua, sáng kiến kinh nghiệm..v v, Nhất là đối với giáo viên ngoại thành Củ Chi, Cần Giờ khó khăn thì những 100.000 đ, 200.000 đ tiền tết nó quí như thế nào, nó vừa là nguồn động viên, vừa giúp chúng tôi có thêm chút thịt cá cho ngày tết.."
Đồng tình, độc giả Nguyễn Gia Thanh cho rằng "Thiết nghĩ Bác đã quá mơ hồ đối với "nghề giáo" hiện tại bởi lẽ Bác chẳng làm đúng "chức danh" mà Bác đã có hay đã quá cũ rồi ! Xin hỏi Bác : -giáo viên nơi nào nghỉ 3 tháng hè !? - tại sao giáo viên không nên nhắc thưởng Tết? - chỉ có giáo viên ngành giáo dục là nghỉ lễ, nghỉ phép ,..thôi sao ?! - quà Tết mà Bác nói có thực không?
Giờ lên lớp của môt giáo viên vùng cao
Độc giả Nguyễn Lan Anh cũng chia sẻ thêm " thưởng tết đối với chúng tôi xa vời quá. Năm nào nhiều nhất chúng tôi được 200nghìn đồng gọi là qùa cho giáo viên, người nào cũng như nhau làm gi có tiền mà thưởng. Gọi là ba tháng hè nhưng nhiều nhất là được nghỉ một tháng còn lại là đi bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng học sinh yếu, học sinh giỏi, làm phổ cập chứ làm gì mà được nghỉ nhiều thế, bản thân tôi là giáo viên quanh năm bồi dưỡng học sinh giỏi mà có bao giờ nhận dược đồng tiền bồi dưỡng nào đâu. Có đến 15 giải học sinh giỏi cả huyện và tỉnh mà cuối năm chỉ được nhận 300nghìn đồng cộng với một gam giấy in. Đừng nhắc đến tiền thưởng mà chúng tôi tủi thân".
"Lương giáo viên đã thấp, không có thu nhập thêm vì vậy cứ nói đến thưởng, tôi tin rằng 100% giáo viên (không bao gồm các sếp - khoảng 20%) đều háo hức chờ đợi thưởng tết. Ở trường tôi, chúng tôi mong ngóng từng ngày chờ lương nên chỉ cần có thông tin là có lương, đặc biệt là thưởng là như một luồng gió mới thổi, làm cho tinh thần giáo viên phấn chấn làm việc" - Bạn Nguyễn Thu Hằng chia sẻ.
"Nghề giáo không phải là nghề kinh doanh, nhưng giáo viên cũng là con người, cũng cần sống, cần chi tiêu, cũng tự hào và mặc cảm với nghề. Ngày thường, đồng lương ít ỏi, đã chật vật với cuộc sống. Ngày Tết, dù không kỳ vọng nhiều nhưng cũng trông mong có chút tiền thưởng để mua sắm cho tươm tất, thấy các ngành khác thưởng nhiều mà mình không có gì, ắt phải tủi thân và mặc cảm. "Có thực mới vực được đạo", câu nói xưa nhưng không hề cũ. Để giữ được "đạo" nghề giáo, không chỉ cần những lời động viên suông" - đó là ý kiến của bạn Hải Hà.
Đó là phần đông ý kiến của những độc giả khác có thể cũng là giáo viên hoặc trong ngành nghề khác đều cho rằng dù là giáo viên hay bất cứ người lao động nào khác cũng cần phải được chăm lo về đời sống nhất là vào những dịp lễ tết một phần vì động viên tinh thần, phần khác là hỗ trợ thêm vê cuộc sống mỗi giáo viên.
Minh Đức (Tổng hợp từ VNN)
Giáo viên không phải ngành nghề kinh doanh nên không thưởng tết
Cuối năm câu chuyện về thưởng tết Nguyên đán lại khiến nhiều người trong mọi ngành nghề đều mong đợi. Đối với giáo viên cũng vậy, theo nghị định 43/2006/ NĐ- CP, những khoản thu nhập từ kết dư vào dịp gần Tết đã mang đến niềm vui cho nhiều giáo viên và đây được xem như một khoản tiền thưởng Tết cho giáo viên. Theo nhà giáo Đàm Lê Đức hiệu trưởng Trường THCS – THPT Trí Đức cho rằng, trước đây cán bộ, giáo viên không có thưởng Tết như ngày nay. Vì vậy nếu được nhận một khoản tiền hay món quà nào đó hãy nhìn nhận đó như là một món quà Tết để khích lệ tinh thần của các giáo viên.
Nghề giáo không phải là nghề kinh doanh nên không nên nhắc đến chuyện thưởng Tết.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một nhà giáo khác cho rằng, thực tế nhiều nhà giáo không nên kêu than rằng lương thấp, không có thưởng Tết, nhưng mỗi năm các giáo viên đều được hưởng lương đầy đủ 12 tháng/ 9 tháng làm việc bởi theo quy định mỗi một năm các thầy cô giáo được nghỉ 3 tháng hè đó là chưa kể những ngày nghỉ phép, Tết, lễ... Vậy hãy xem đó như một món quà.
Đồng ý kiến trên, ông Bùi Văn Nam, phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, nghề giáo không phải là nghề kinh doanh nên không nên nhắc đến chuyện thưởng Tết. Việc quà cho GV tùy vào cách chi của từng trường. Có nhiều trường chi cho ứng trước từng tháng, quý nên tiền kết dư sẽ ít lại, nhưng có trường tiết kiệm chi, để giành đến cuối năm nên tiền kết dư nhiều hơn.
Trường nào có nhiều giáo viên thâm niên thì hệ số lương cao, tiền tiết kiệm chi sẽ nhiều hơn. Điều này cũng như chiếc bánh nếu cắt miếng đầu to thì miếng sau sẽ nhỏ lại và ngược lại. Nếu so trong điều kiện hiện nay, nhất là đối với các doanh nghiệp đang phá sản, công nhân thất nghiệp thì mức tiền tết mà nhiều giáo viên nhận được khoảng vài triệu đồng được coi là tạm đủ.
"Nhắc đến tiền thưởng mà chúng tôi tủi thân"
Đáp lại ý kiến trên về "thưởng tết" của ông Bùi Văn Nam, độc giả Van Thanh đưa ý kiến "Ông có hiểu nghề giáo cực khổ thế nào khi ngoài giờ lên lớp, buổi tối phải chấm bài, soạn giáo án, làm báo cáo thi đua, sáng kiến kinh nghiệm..v v, Nhất là đối với giáo viên ngoại thành Củ Chi, Cần Giờ khó khăn thì những 100.000 đ, 200.000 đ tiền tết nó quí như thế nào, nó vừa là nguồn động viên, vừa giúp chúng tôi có thêm chút thịt cá cho ngày tết.."
Đồng tình, độc giả Nguyễn Gia Thanh cho rằng "Thiết nghĩ Bác đã quá mơ hồ đối với "nghề giáo" hiện tại bởi lẽ Bác chẳng làm đúng "chức danh" mà Bác đã có hay đã quá cũ rồi ! Xin hỏi Bác : -giáo viên nơi nào nghỉ 3 tháng hè !? - tại sao giáo viên không nên nhắc thưởng Tết? - chỉ có giáo viên ngành giáo dục là nghỉ lễ, nghỉ phép ,..thôi sao ?! - quà Tết mà Bác nói có thực không?
Giờ lên lớp của môt giáo viên vùng cao
Độc giả Nguyễn Lan Anh cũng chia sẻ thêm " thưởng tết đối với chúng tôi xa vời quá. Năm nào nhiều nhất chúng tôi được 200nghìn đồng gọi là qùa cho giáo viên, người nào cũng như nhau làm gi có tiền mà thưởng. Gọi là ba tháng hè nhưng nhiều nhất là được nghỉ một tháng còn lại là đi bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng học sinh yếu, học sinh giỏi, làm phổ cập chứ làm gì mà được nghỉ nhiều thế, bản thân tôi là giáo viên quanh năm bồi dưỡng học sinh giỏi mà có bao giờ nhận dược đồng tiền bồi dưỡng nào đâu. Có đến 15 giải học sinh giỏi cả huyện và tỉnh mà cuối năm chỉ được nhận 300nghìn đồng cộng với một gam giấy in. Đừng nhắc đến tiền thưởng mà chúng tôi tủi thân".
"Lương giáo viên đã thấp, không có thu nhập thêm vì vậy cứ nói đến thưởng, tôi tin rằng 100% giáo viên (không bao gồm các sếp - khoảng 20%) đều háo hức chờ đợi thưởng tết. Ở trường tôi, chúng tôi mong ngóng từng ngày chờ lương nên chỉ cần có thông tin là có lương, đặc biệt là thưởng là như một luồng gió mới thổi, làm cho tinh thần giáo viên phấn chấn làm việc" - Bạn Nguyễn Thu Hằng chia sẻ.
"Nghề giáo không phải là nghề kinh doanh, nhưng giáo viên cũng là con người, cũng cần sống, cần chi tiêu, cũng tự hào và mặc cảm với nghề. Ngày thường, đồng lương ít ỏi, đã chật vật với cuộc sống. Ngày Tết, dù không kỳ vọng nhiều nhưng cũng trông mong có chút tiền thưởng để mua sắm cho tươm tất, thấy các ngành khác thưởng nhiều mà mình không có gì, ắt phải tủi thân và mặc cảm. "Có thực mới vực được đạo", câu nói xưa nhưng không hề cũ. Để giữ được "đạo" nghề giáo, không chỉ cần những lời động viên suông" - đó là ý kiến của bạn Hải Hà.
Đó là phần đông ý kiến của những độc giả khác có thể cũng là giáo viên hoặc trong ngành nghề khác đều cho rằng dù là giáo viên hay bất cứ người lao động nào khác cũng cần phải được chăm lo về đời sống nhất là vào những dịp lễ tết một phần vì động viên tinh thần, phần khác là hỗ trợ thêm vê cuộc sống mỗi giáo viên.
Minh Đức (Tổng hợp từ VNN)
Nguồn : Phunutoday