Gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa, gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp. Đó là các biểu hiện bệnh gút mà người bệnh cần để ý.
Cơn gút cấp tính
Xuất hiện đột ngột ban đêm, bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp, thường là khớp bàn ngón chân cái (60 - 70%): khớp sưng to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, và chạm nhẹ cũng rất đau; các khớp khác có thể bị: cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu. Hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống. Lúc đầu chỉ một khớp sau có thể bị nhiều khớp.
Cơn kéo dài nhiều ngày, thường 5 - 7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần. Hết cơn khớp trở lại hoàn toàn bình thường. Trong cơn có thể có sốt vừa hoặc nhẹ, tốc độ lắng máu tăng, dịch khớp thấy bạch cầu khoảng 5000/mm3 phần lớn là đa nhân, dưới kính hiển vi thấy nhiều tinh thể natri urat. Cơn dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi.
Chế độ ăn trong cơn gout cấp tính
Chế độ ăn là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh Gout. Sau đây là một số chế độ dinh dưỡng tốt cho giai đoạn Gout cấp:
1. Uống 2 – 3 chất lỏng (8-12 cốc), ít nhất 1 nửa là nước.
2. Hạn chế uống rượu hoặc kiêng tuyệt đối rượu. Rượu làm tăng acid uric trong máu, tuy nhiên nếu công việc bạn phải uống, mỗi tuần bạn không nên uống quá 3 lần, mỗi lần không quá 1 ly. Nếu bạn không chắc chắn uống được rượu, hãy trao đổi với bác sỹ.
3. Hàm lượng purin trong thực phẩm trình bày trong bảng sau:
- Tránh thực phẩm thuộc nhóm “Purin cao”
– Ăn điều độ các thực phẩm nhóm “Purin vừa”
– Ăn hàng ngày thực phầm nhóm ‘ Purin thấp”
4. Ăn lượng vừa phải protein. Các thực phẩm chứa protein tốt là đậu phụ, sữa ít chất béo, lượng nhỏ bơ đậu phộng và trứng. Hạn chế thịt, cá và gia cầm (Tối đa là 110-170 gam mỗi ngày).
5. Ăn nhiều thực phẩm có carbohydrat cao như bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, mì, rau và trái cây.
6. Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, cá, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
chuabenhgout.net
Cơn gút cấp tính
Xuất hiện đột ngột ban đêm, bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp, thường là khớp bàn ngón chân cái (60 - 70%): khớp sưng to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, và chạm nhẹ cũng rất đau; các khớp khác có thể bị: cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu. Hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống. Lúc đầu chỉ một khớp sau có thể bị nhiều khớp.
Cơn kéo dài nhiều ngày, thường 5 - 7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần. Hết cơn khớp trở lại hoàn toàn bình thường. Trong cơn có thể có sốt vừa hoặc nhẹ, tốc độ lắng máu tăng, dịch khớp thấy bạch cầu khoảng 5000/mm3 phần lớn là đa nhân, dưới kính hiển vi thấy nhiều tinh thể natri urat. Cơn dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi.
Chế độ ăn trong cơn gout cấp tính
Chế độ ăn là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh Gout. Sau đây là một số chế độ dinh dưỡng tốt cho giai đoạn Gout cấp:
1. Uống 2 – 3 chất lỏng (8-12 cốc), ít nhất 1 nửa là nước.
2. Hạn chế uống rượu hoặc kiêng tuyệt đối rượu. Rượu làm tăng acid uric trong máu, tuy nhiên nếu công việc bạn phải uống, mỗi tuần bạn không nên uống quá 3 lần, mỗi lần không quá 1 ly. Nếu bạn không chắc chắn uống được rượu, hãy trao đổi với bác sỹ.
3. Hàm lượng purin trong thực phẩm trình bày trong bảng sau:
- Tránh thực phẩm thuộc nhóm “Purin cao”
– Ăn điều độ các thực phẩm nhóm “Purin vừa”
– Ăn hàng ngày thực phầm nhóm ‘ Purin thấp”
4. Ăn lượng vừa phải protein. Các thực phẩm chứa protein tốt là đậu phụ, sữa ít chất béo, lượng nhỏ bơ đậu phộng và trứng. Hạn chế thịt, cá và gia cầm (Tối đa là 110-170 gam mỗi ngày).
5. Ăn nhiều thực phẩm có carbohydrat cao như bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, mì, rau và trái cây.
6. Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, cá, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
chuabenhgout.net