Cẩn Trọng Trẻ Sơ Sinh Co Giật

tuyetnhungnapa

New member
User ID
101917
Tham gia
25 Tháng chín 2015
Bài viết
93
Điểm tương tác
0
Tuổi
29
Đồng
0
Trước 4 tháng tuổi, nếu mẹ thấy trẻ có dấu hiệu tay và chân của bé run nhẹ nhưng khi mẹ dùng tay giữ lại thì nó sẽ hết rung thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và nó sẽ dần biến mất khi trẻ lớn hơn.
Nhưng ngược lại, nếu bé co giật thật sự và ngay cả khi mẹ giữ chân, tay bé lại nhưng hiện tượng này cũng không mất đi thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, siêu âm não và đo điện não đồ vì rất có thể nguyên nhân của tình trạng này là hạ canxi huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, động kinh, viêm màng não mũ, xuất huyết não, nhiễm khuẩn huyết….
cogiat1.jpg

Tóm lại, khi bé bị co giật, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh việc để kiểm tra chắc chắn về vấn đề sức khỏe của bé, nhất là khi điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh co giật khi ngủ có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm
Cách khắc phục tình trạng co giật ở trẻ
– Tắm nắng cho trẻ sơ sinh thường xuyên vì co giật cũng là một trong những dấu hiệu còi xương sớm ở trẻ nhỏ.
– Chế độ dinh dưỡng của mẹ cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất để có thể bổ sung cho bé thông qua sữa mẹ.
– Cho bé uống bổ sung vitamin D nếu có sự chỉ định của bác sĩ.
Cẩn trọng với bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
Không loại trừ khả năng trẻ bị co giật là dấu hiệu của bệnh động kinh, do đó, mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu sau:
– Giai đoạn trương lực: Xuất hiện đầu tiên lúc trẻ phát bệnh và kéo dài trong khoảng 30 giây. Mẹ sẽ thấy trẻ bị ngất đột ngột dù trước đó vẫn đang chơi vui vẻ, chân tay co cứng lại, đi kèm là khó thở, da xanh tái, hai hàm răng nghiến chặt và mắt trợn ngược lên.
cogiat2.jpg

– Giai đoạn giật rung: Người trẻ co giật mạnh, lưỡi thụt ra thụt vào theo từng cơn co giật, răng nghiến chặt nên trẻ rất dễ cắn vào lưỡi. Vì vậy mẹ cần giữ chặt miệng trẻ, chân tay trẻ vẫn co quắp, mặt bị méo, miệng sùi bọt mép. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 phút sau đó trẻ rơi vào trạng thái hôn mê.
– Giai đoạn hôn mê: Người trẻ mềm nhũn, miệng thở khò khè, da xanh tái. Trung bình trẻ sẽ hôn mê khoảng 15 phút tới 1 giờ. Khi tỉnh dậy, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và không nhớ chuyện đã xảy ra.
Nếu các cơn co giật của trẻ kéo dài hơn 5 phút, hay trẻ bị phát bệnh thường xuyên thì tình trạng bênh đã trở lên nặng hơn. Nó có thể gây ra những tổn thương não bộ và gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ.
Nguồn: Nhà thuốc Nghĩa Hưng
 

HangMinh1985

New member
User ID
124717
Tham gia
29 Tháng tám 2016
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Những lúc như này chỉ mong có thể liên lạc được bác sỹ để hỏi ý kiến ngay và luôn, kiểu như bác sỹ từ xa =))
 
User ID
141542
Tham gia
20 Tháng bảy 2017
Bài viết
20
Điểm tương tác
0
Tuổi
30
Đồng
0
mình cũng bầu bì 2 tháng rồi.. nghĩ tới sinh em ra mà ko biết gì thì quá nguy hiểm. Cám ơn bài viết:-s
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom