Tôi quen anh từ khá lâu, nhưng mới đây tôi mới biết anh chị còn đang nuôi con nhỏ. Tôi buột miệng nói đùa: Hay đứa lớn là con của "bà lớn", đứa nhỏ con của "bà nhỏ".
Tưởng anh sẽ giận, ai dè quay sang tôi, anh nói: Cô thật hiểu anh.
Thú thật tôi khá bất ngờ, nhưng cũng cố vớt vát: Chị nhà anh chấp nhận chứ phải em thì “một đi không trở lại” từ lâu rồi.
“Cô chưa rơi vào hoàn cảnh đó, đừng mạnh miệng, cô à”, anh vẫn bình thản nói.
Tôi đành "xuống nước": Vậy anh làm sao mà giải quyết được vụ này? Có mấy người phụ nữ chấp nhận chuyện chồng mình ngoại tình, bây giờ còn có cả “sản phẩm” mang về.
Với nụ cười vẫn rất “hút” phụ nữ, anh giải thích, tất cả đều phải có “kế sách” cô ạ, không thì “xôi hỏng bỏng không”, tan nát gia đình ngay.
Rồi anh kể: Anh chị đều là người của thế hệ 6X, sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh của đất nước. Đến tuổi trưởng thành đều hừng hực khí thế ra trận. Hòa bình lập lại, trở về quê hương thì vội lập gia đình và lao vào kiếm tiền để duy trì cái gia đình ấy.
Thời gian đó ai mà chẳng khó khăn, tất cả đều phải chú tâm vào làm việc để có thu nhập nuôi bản thân và gia đình, có ai nghĩ đến chuyện khác đâu. Thậm chí, vì sợ không nuôi nổi con nên vợ chồng anh chỉ dám sinh có một cháu.
Đến bây giờ, khi kinh tế gia đình ổn định, con cái cũng đã lớn khôn, vợ chồng có nhu cầu sinh thêm một đứa trẻ cho vui cửa, vui nhà thì chị lại không thể sinh được nữa.
Mình lại trót dại “léng phéng” bên ngoài và “để lại hậu quả”. Thế là “lợi dụng” tình thế vợ cũng đang muốn có một đứa nhỏ để ẵm bồng, đành dựng lên kịch bản quen một bà bác sỹ. Bà bác sỹ này lại vừa cho biết có một cô gái lỡ có bầu mà không thể nuôi con sắp đến ngày sinh. Mình về kể lại câu chuyện với vợ như thế, rồi bảo vợ: Khi nào mình vào thăm đứa nhỏ, nếu thấy nó kháu khỉnh thì nhận nó về nuôi. Âu cũng là để tạo phúc lộc về sau.
Nghe thế, vợ cũng đồng tình.* Sau đó, đứa trẻ được vợ chồng mình nhận nuôi một cách đường hoàng.
“Nhưng anh có sợ chị sẽ phát hiện và ghét bỏ đứa trẻ”, tôi “chất vấn”.
Anh tiếp lời: Khi mới mang đứa trẻ về, bà ấy cũng chẳng nghĩ gì, nhưng sau này thấy mọi người xì xầm, bà cũng sinh nghi. Dạo đó gia đình sóng gió cũng nổi lên "đùng đùng". Nhưng phần vì mình sai, mình cũng phải thành khẩn và hứa sửa sai. Phần khác, cô thử hình dung mình bế ẵm một đứa trẻ thì khi nó còn đỏ hoẻn, đến bây giờ nó gọi mình là mẹ, phụ nữ mấy ai có thể bỏ được.
Câu chuyện đã vãn, tôi lấy cớ là “sợ chồng đi xin con nuôi”, rồi chào anh ra về.
Thực sự câu chuyện của anh khiến trên đường đi, tôi cứ miên man suy nghĩ. Tôi thấy khâm phục và nể trọng vợ anh. Phụ nữ mấy người có thể làm như chị. Nhưng có lẽ ngoài mục đích muốn níu kéo hạnh phúc gia đình, người phụ nữ ấy có lẽ còn có những lý do cao đẹp và thánh thiện hơn rất nhiều.
Bỗng dưng, tôi chợt nhớ đến một câu chuyện khác. Người chồng là một cán bộ có chức quyền trong một công ty lớn. Nội bộ đấu đá nhau, anh bị cấp dưới gài bẫy. Những tấm ảnh của anh cùng người tình và đứa con được chuyển tới tay chị vợ. Những đối thủ của anh hỉ hả “phen này chắc lão thân bại, danh liệt”, nhà tan cửa nát.
Nhưng không, chính những kẻ đó lại phải tím mặt khi thấy chị vẫn ở bên anh, thậm chí còn chấp nhận nuôi đứa trẻ.
Chị [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url], có người phụ nữ nào không đau khi biết mình bị phản bội. Nhưng điều đã níu giữ bước chân tôi chính là câu nói của anh. Sao em lại ra đi đúng lúc anh cần em nhất. Có thể mọi người không tin anh, nhưng người anh thực sự cần lòng tin là em, chứ không phải họ. Vì thế chị đã gạt nước mắt, cùng chồng bước qua sóng gió.
Lệ Xuân
Bookmark/Search thiswith post
Tưởng anh sẽ giận, ai dè quay sang tôi, anh nói: Cô thật hiểu anh.
Thú thật tôi khá bất ngờ, nhưng cũng cố vớt vát: Chị nhà anh chấp nhận chứ phải em thì “một đi không trở lại” từ lâu rồi.
“Cô chưa rơi vào hoàn cảnh đó, đừng mạnh miệng, cô à”, anh vẫn bình thản nói.
Tôi đành "xuống nước": Vậy anh làm sao mà giải quyết được vụ này? Có mấy người phụ nữ chấp nhận chuyện chồng mình ngoại tình, bây giờ còn có cả “sản phẩm” mang về.
Với nụ cười vẫn rất “hút” phụ nữ, anh giải thích, tất cả đều phải có “kế sách” cô ạ, không thì “xôi hỏng bỏng không”, tan nát gia đình ngay.
Rồi anh kể: Anh chị đều là người của thế hệ 6X, sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh của đất nước. Đến tuổi trưởng thành đều hừng hực khí thế ra trận. Hòa bình lập lại, trở về quê hương thì vội lập gia đình và lao vào kiếm tiền để duy trì cái gia đình ấy.
Thời gian đó ai mà chẳng khó khăn, tất cả đều phải chú tâm vào làm việc để có thu nhập nuôi bản thân và gia đình, có ai nghĩ đến chuyện khác đâu. Thậm chí, vì sợ không nuôi nổi con nên vợ chồng anh chỉ dám sinh có một cháu.
Đến bây giờ, khi kinh tế gia đình ổn định, con cái cũng đã lớn khôn, vợ chồng có nhu cầu sinh thêm một đứa trẻ cho vui cửa, vui nhà thì chị lại không thể sinh được nữa.
Mình lại trót dại “léng phéng” bên ngoài và “để lại hậu quả”. Thế là “lợi dụng” tình thế vợ cũng đang muốn có một đứa nhỏ để ẵm bồng, đành dựng lên kịch bản quen một bà bác sỹ. Bà bác sỹ này lại vừa cho biết có một cô gái lỡ có bầu mà không thể nuôi con sắp đến ngày sinh. Mình về kể lại câu chuyện với vợ như thế, rồi bảo vợ: Khi nào mình vào thăm đứa nhỏ, nếu thấy nó kháu khỉnh thì nhận nó về nuôi. Âu cũng là để tạo phúc lộc về sau.
Nghe thế, vợ cũng đồng tình.* Sau đó, đứa trẻ được vợ chồng mình nhận nuôi một cách đường hoàng.
“Nhưng anh có sợ chị sẽ phát hiện và ghét bỏ đứa trẻ”, tôi “chất vấn”.
Anh tiếp lời: Khi mới mang đứa trẻ về, bà ấy cũng chẳng nghĩ gì, nhưng sau này thấy mọi người xì xầm, bà cũng sinh nghi. Dạo đó gia đình sóng gió cũng nổi lên "đùng đùng". Nhưng phần vì mình sai, mình cũng phải thành khẩn và hứa sửa sai. Phần khác, cô thử hình dung mình bế ẵm một đứa trẻ thì khi nó còn đỏ hoẻn, đến bây giờ nó gọi mình là mẹ, phụ nữ mấy ai có thể bỏ được.
Câu chuyện đã vãn, tôi lấy cớ là “sợ chồng đi xin con nuôi”, rồi chào anh ra về.
Thực sự câu chuyện của anh khiến trên đường đi, tôi cứ miên man suy nghĩ. Tôi thấy khâm phục và nể trọng vợ anh. Phụ nữ mấy người có thể làm như chị. Nhưng có lẽ ngoài mục đích muốn níu kéo hạnh phúc gia đình, người phụ nữ ấy có lẽ còn có những lý do cao đẹp và thánh thiện hơn rất nhiều.
Bỗng dưng, tôi chợt nhớ đến một câu chuyện khác. Người chồng là một cán bộ có chức quyền trong một công ty lớn. Nội bộ đấu đá nhau, anh bị cấp dưới gài bẫy. Những tấm ảnh của anh cùng người tình và đứa con được chuyển tới tay chị vợ. Những đối thủ của anh hỉ hả “phen này chắc lão thân bại, danh liệt”, nhà tan cửa nát.
Nhưng không, chính những kẻ đó lại phải tím mặt khi thấy chị vẫn ở bên anh, thậm chí còn chấp nhận nuôi đứa trẻ.
Chị [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url], có người phụ nữ nào không đau khi biết mình bị phản bội. Nhưng điều đã níu giữ bước chân tôi chính là câu nói của anh. Sao em lại ra đi đúng lúc anh cần em nhất. Có thể mọi người không tin anh, nhưng người anh thực sự cần lòng tin là em, chứ không phải họ. Vì thế chị đã gạt nước mắt, cùng chồng bước qua sóng gió.
Lệ Xuân
Bookmark/Search thiswith post