Táo bón hoặc tiêu chảy là những biểu hiện thường gặp ở trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng khác như trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ, phân sống, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu,…
Táo bón hoặc tiêu chảy
Là những biểu hiện thường gặp ở trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng khác như trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ, phân sống, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu chất dinh dưỡng để phát triển.
Nếu để tình trạng này kéo dài trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, khi đó càng dễ bị rối loạn tiêu hoá hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Sau đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà các mẹ nên biết để phòng tránh.
Sức đề kháng yếu
Khi còn trong bụng mẹ, bé được sống trong môi trường vô trùng, được che chắn, bảo bọc cẩn thận nhưng khi chào đời, bé được tiếp xúc với cuộc sống mới trong khi hệ miễn dịch của bé lại rất non nớt là điều kiện dễ dàng để các vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh khác nói chung và rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nói riêng. Đặc biệt, đối với những trẻ không được bú sữa mẹ khi vừa chào đời thì tắc sữa chính là nguy cơ gây nên rối loạn tiêu hóa cao ở trẻ.
Do dùng kháng sinh
Kháng sinh được hiểu là “kháng” lại sự “sinh sống” của các “sinh vật”. Kháng sinh có thể trực tiếp tiêu diệt vi trùng (diệt khuẩn) hoặc làm cho chúng yếu đi (kiềm khuẩn) để cơ thể tiếp tục tiêu diệt chúng. Tuy nhiên đối với trẻ em, do lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa hoàn chỉnh, kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa tiêu biểu như phân sống, tiêu chảy, táo bón, rất nguy hiểm.
Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.
Chính vì vậy, trước, trong khi mang thai mẹ cần tiêm phòng đầy đủ và tiến hành tiêm phòng cho bé ngay khi vừa chào đời để phát huy tác dụng phòng ngừa bệnh tật một cách tốt nhất cho trẻ, tránh tối đa việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi còn quá nhỏ. Trường hợp trẻ bị bệnh phải dùng thuốc bạn cần tuân thủ nghiêm hướng dẫn của bác sỹ để hạn chế việc gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.
Táo bón hoặc tiêu chảy
Là những biểu hiện thường gặp ở trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng khác như trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ, phân sống, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu chất dinh dưỡng để phát triển.
Nếu để tình trạng này kéo dài trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, khi đó càng dễ bị rối loạn tiêu hoá hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Sau đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà các mẹ nên biết để phòng tránh.
Sức đề kháng yếu
Khi còn trong bụng mẹ, bé được sống trong môi trường vô trùng, được che chắn, bảo bọc cẩn thận nhưng khi chào đời, bé được tiếp xúc với cuộc sống mới trong khi hệ miễn dịch của bé lại rất non nớt là điều kiện dễ dàng để các vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh khác nói chung và rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nói riêng. Đặc biệt, đối với những trẻ không được bú sữa mẹ khi vừa chào đời thì tắc sữa chính là nguy cơ gây nên rối loạn tiêu hóa cao ở trẻ.
Do dùng kháng sinh
Kháng sinh được hiểu là “kháng” lại sự “sinh sống” của các “sinh vật”. Kháng sinh có thể trực tiếp tiêu diệt vi trùng (diệt khuẩn) hoặc làm cho chúng yếu đi (kiềm khuẩn) để cơ thể tiếp tục tiêu diệt chúng. Tuy nhiên đối với trẻ em, do lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa hoàn chỉnh, kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa tiêu biểu như phân sống, tiêu chảy, táo bón, rất nguy hiểm.
Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.
Chính vì vậy, trước, trong khi mang thai mẹ cần tiêm phòng đầy đủ và tiến hành tiêm phòng cho bé ngay khi vừa chào đời để phát huy tác dụng phòng ngừa bệnh tật một cách tốt nhất cho trẻ, tránh tối đa việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi còn quá nhỏ. Trường hợp trẻ bị bệnh phải dùng thuốc bạn cần tuân thủ nghiêm hướng dẫn của bác sỹ để hạn chế việc gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.