➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Người đàn ông gầy gò 65 tuổi này tên thật là là Bùi Văn Oanh (Ba Oanh), nhưng người ta thường gọi là "Oanh khùng".
Cơ ngơi đại gia đình 17 người của ông là một ngôi nhà xập xệ chưa đến 20m2 nằm sát miếu Bà Cố và một căn gác mượn đặt sẵn những chiếc quan tài ngổn ngang đồ khâm liệm...
Chân dung ông Bùi Văn Oanh (Ba Oanh), nhưng người ta thường gọi là "Oanh khùng".
Dành dụm mua quan tài
Chào ông Ba, hôm nay ông được rảnh rỗi ha?
Cũng hay, tối qua tới giờ chưa nghe điện thoại reo báo tin có người lâm chung, chớ mấy ngày trước là liên tục. Tối nào tôi cũng thắp hương khấn vái cho những người bệnh tật, vô gia cư trong 12 quận, huyện này được bình an...
Tháng 6 vừa rồi ông lo được bao nhiêu đám?
20 đám, đang hết "hàng", phải lo chạy để sẵn dự trữ đó. Tôi nguyện không bao giờ bỏ mặc một xác chết vô thừa nhận nào.
Ông chạy bằng cách nào?
Thì lấy tiền dành dụm được ra mua. Nặng nhất là lo áo quan. Tôi thì lâu nay hết đạp ba gác rồi, mỗi tháng 6 đứa con góp cho được 3 triệu đồng, hai vợ chồng tiêu hết 500.000đ, còn lại thì gom bỏ ống mua các thứ áo quan, đồ khâm liệm, hương hoa, đồ trang trí áo quan... bằng cách tốt nhất có thể để cho vong linh đỡ tủi. Những việc khác thì tôi và các anh em tình nguyện trong đội mai táng từ thiện Phước Thiện lo hết.
Nhưng nếu gặp tình trạng nhiều đám gọi ông như tháng vừa rồi thì làm sao có đủ chi phí để lo, có "Mạnh Thường Quân" giúp đỡ ông không?
Xưa nay tôi làm việc này âm thầm, thậm chí lúc đầu giấu cả người thân. Việc thiện cá nhân mình làm mình biết, tôi không kêu gọi, không vận động, sợ bị nghi ngờ là lợi dụng lòng tốt. Nhưng rồi cũng có người biết và hiểu việc tôi làm nên cũng thầm lặng giúp đỡ mỗi khi tôi quá "túng". Có những người đồng hành mà tôi thật sự mang ơn như cô Kim Lan ở quận 3, chú Hoàng Thành ở quận 11, chú Nguyễn Văn Đức ở quận 4... Họ đồng cảm với nỗi khổ và sẵn lòng giúp đỡ khi tôi cầu cứu, dù là ngay trong ngày mùng 1 Tết.
Chuẩn bị quần áo liệm.
Thiện nguyện xuất phát từ cái chết của người cha
Cơ duyên nào khiến ông gắn bó với công việc này?
Nói ra thì dài dòng. Nhà tôi mấy đời đều nghèo, cha tôi trước cũng đạp ba gác, mắc trọng bệnh rồi qua đời năm 1979, tôi chạy vạy khắp nơi mà không vay được đồng nào để lo hậu sự. Tôi phải quỳ gối trước mặt một ông chủ trại hòm xin mua nợ chiếc áo quan giá 200đ với lời hứa là trả nợ ngay sau khi chôn cất. Khi chủ trại hòm tới đòi tiền, tôi bán hết đồ dùng và gom tiền phúng điếu chỉ trả được 150đ nên bị kiện ra công an. Tôi bị công an gọi lên nhắc nhở. Tôi khóc và thề trả nợ bằng mọi giá để cha tôi được an nghỉ vĩnh hằng.
Ông trả nợ bằng cách nào?
Thì chỉ bằng cách đạp ba gác kiếm tiền. Hơn 10 năm sau mới trả hết các khoản nợ cả gốc lẫn lãi. Thấm thía cái tủi hổ của người nghèo, đồng thời chứng kiến nhiều cảnh tang thương xảy ra hàng ngày như những xác chết trôi sông, chết bệnh, chết đói vô thừa nhận, tôi nghĩ đến việc lập ra đội mai táng miễn phí để an ủi những linh hồn bơ vơ. Đội mai táng lúc đầu có tên là Oanh Lập, sau đổi thành Phước Thiện. Các thành viên trong đội đều đi làm kiếm sống, khi nhận tin báo có người chết vô thừa nhận thì tôi tập hợp lại làm nhiệm vụ. Tinh thần của đội là hoàn toàn tự nguyện.
Gia đình có ủng hộ việc làm của ông không?
Trước kia vợ con không hiểu việc làm của tôi vì thấy không lo chạy xe kiếm tiền mà cứ đi đám tang cả ngày. Bây giờ thì đã thông suốt rồi. Trong đội mai táng có con trai và con rể của tôi nữa đó.
Ông có nhớ là đã tham gia chia sẻ bao nhiêu trường hợp bất hạnh rồi không?
Không thể nhớ hết đâu chú ơi, nhưng trung bình mỗi năm khoảng 100 trường hợp, hầu hết là những người neo đơn, lang thang. Cũng có trường hợp cháu bé qua đời bị bỏ trong Bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi lo an táng, hỏa thiêu rồi gửi lên chùa. Cũng không hiếm những trường hợp nghiện ngập, thân tàn ma dại hoặc mắc AIDS chết nơi xó chợ gầm cầu vô thừa nhận... Với những người ở nơi khác thì chúng tôi khâm liệm rồi điều phương tiện đưa xác miễn phí về tận quê.
Ông Ba Oanh đang bốc hài cốt.
"Thi ân bất cầu báo"
Là người đứng bái quan, lo tang ma cho hàng ngàn xác chết, có lúc nào ông cảm thấy... sợ không?
Viêc gì mà sợ? Nhiều mảnh đời tội nghiệp lắm. Tôi luôn coi mình chính người thân của họ đứng ra lo khi họ giã từ cuộc đời, để linh hồn đỡ tủi. Tôi cũng chẳng kiêng kỵ gì cả, ngày tết hay nửa đêm, dưới sông hay nhà xác, bất cứ lúc nào, ở đâu hễ nghe gọi là đi ngay.
Ông Ba Oanh (áo đỏ) cùng đội từ thiện đang hành lễ.
Ông gầy yếu như vậy, nói dại rủi chẳng may nhiễm bệnh từ người chết thì sao?
Đã sợ thì không làm, đã làm thì không sợ, nghĩa tử là nghĩa tận. Cũng thật kỳ lạ là từ lúc tôi làm công việc này thì người không bị đau ốm gì cả. Bởi vậy, tôi thấy mình là người giàu nhất Đông Dương này vì tránh được ốm đau, làm được việc mình muốn và được mọi người thương mến.
Ông có ước nguyện gì cho riêng mình?
Tôi không hề tiếc cuộc đời này, nhưng tôi mong được sống lâu. Để những việc làm của mình như sợi dây nối lòng nhân ái của mọi người, làm cho xã hội thấy rằng con người ai cũng có thiện căn và đối với nhau phải có tình thương. Điều ước thứ hai là có được một miếng đất khoảng 3 x 5m làm nơi chứa áo quan và làm lễ.
Xin cảm ơn và chúc ông sức khoẻ để tiếp tục cuộc hành trình thiện nguyện này!
Cơ ngơi đại gia đình 17 người của ông là một ngôi nhà xập xệ chưa đến 20m2 nằm sát miếu Bà Cố và một căn gác mượn đặt sẵn những chiếc quan tài ngổn ngang đồ khâm liệm...
Chân dung ông Bùi Văn Oanh (Ba Oanh), nhưng người ta thường gọi là "Oanh khùng".
Dành dụm mua quan tài
Chào ông Ba, hôm nay ông được rảnh rỗi ha?
Cũng hay, tối qua tới giờ chưa nghe điện thoại reo báo tin có người lâm chung, chớ mấy ngày trước là liên tục. Tối nào tôi cũng thắp hương khấn vái cho những người bệnh tật, vô gia cư trong 12 quận, huyện này được bình an...
Tháng 6 vừa rồi ông lo được bao nhiêu đám?
20 đám, đang hết "hàng", phải lo chạy để sẵn dự trữ đó. Tôi nguyện không bao giờ bỏ mặc một xác chết vô thừa nhận nào.
Ông chạy bằng cách nào?
Thì lấy tiền dành dụm được ra mua. Nặng nhất là lo áo quan. Tôi thì lâu nay hết đạp ba gác rồi, mỗi tháng 6 đứa con góp cho được 3 triệu đồng, hai vợ chồng tiêu hết 500.000đ, còn lại thì gom bỏ ống mua các thứ áo quan, đồ khâm liệm, hương hoa, đồ trang trí áo quan... bằng cách tốt nhất có thể để cho vong linh đỡ tủi. Những việc khác thì tôi và các anh em tình nguyện trong đội mai táng từ thiện Phước Thiện lo hết.
Nhưng nếu gặp tình trạng nhiều đám gọi ông như tháng vừa rồi thì làm sao có đủ chi phí để lo, có "Mạnh Thường Quân" giúp đỡ ông không?
Xưa nay tôi làm việc này âm thầm, thậm chí lúc đầu giấu cả người thân. Việc thiện cá nhân mình làm mình biết, tôi không kêu gọi, không vận động, sợ bị nghi ngờ là lợi dụng lòng tốt. Nhưng rồi cũng có người biết và hiểu việc tôi làm nên cũng thầm lặng giúp đỡ mỗi khi tôi quá "túng". Có những người đồng hành mà tôi thật sự mang ơn như cô Kim Lan ở quận 3, chú Hoàng Thành ở quận 11, chú Nguyễn Văn Đức ở quận 4... Họ đồng cảm với nỗi khổ và sẵn lòng giúp đỡ khi tôi cầu cứu, dù là ngay trong ngày mùng 1 Tết.
Chuẩn bị quần áo liệm.
Thiện nguyện xuất phát từ cái chết của người cha
Cơ duyên nào khiến ông gắn bó với công việc này?
Nói ra thì dài dòng. Nhà tôi mấy đời đều nghèo, cha tôi trước cũng đạp ba gác, mắc trọng bệnh rồi qua đời năm 1979, tôi chạy vạy khắp nơi mà không vay được đồng nào để lo hậu sự. Tôi phải quỳ gối trước mặt một ông chủ trại hòm xin mua nợ chiếc áo quan giá 200đ với lời hứa là trả nợ ngay sau khi chôn cất. Khi chủ trại hòm tới đòi tiền, tôi bán hết đồ dùng và gom tiền phúng điếu chỉ trả được 150đ nên bị kiện ra công an. Tôi bị công an gọi lên nhắc nhở. Tôi khóc và thề trả nợ bằng mọi giá để cha tôi được an nghỉ vĩnh hằng.
Ông trả nợ bằng cách nào?
Thì chỉ bằng cách đạp ba gác kiếm tiền. Hơn 10 năm sau mới trả hết các khoản nợ cả gốc lẫn lãi. Thấm thía cái tủi hổ của người nghèo, đồng thời chứng kiến nhiều cảnh tang thương xảy ra hàng ngày như những xác chết trôi sông, chết bệnh, chết đói vô thừa nhận, tôi nghĩ đến việc lập ra đội mai táng miễn phí để an ủi những linh hồn bơ vơ. Đội mai táng lúc đầu có tên là Oanh Lập, sau đổi thành Phước Thiện. Các thành viên trong đội đều đi làm kiếm sống, khi nhận tin báo có người chết vô thừa nhận thì tôi tập hợp lại làm nhiệm vụ. Tinh thần của đội là hoàn toàn tự nguyện.
Gia đình có ủng hộ việc làm của ông không?
Trước kia vợ con không hiểu việc làm của tôi vì thấy không lo chạy xe kiếm tiền mà cứ đi đám tang cả ngày. Bây giờ thì đã thông suốt rồi. Trong đội mai táng có con trai và con rể của tôi nữa đó.
Ông có nhớ là đã tham gia chia sẻ bao nhiêu trường hợp bất hạnh rồi không?
Không thể nhớ hết đâu chú ơi, nhưng trung bình mỗi năm khoảng 100 trường hợp, hầu hết là những người neo đơn, lang thang. Cũng có trường hợp cháu bé qua đời bị bỏ trong Bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi lo an táng, hỏa thiêu rồi gửi lên chùa. Cũng không hiếm những trường hợp nghiện ngập, thân tàn ma dại hoặc mắc AIDS chết nơi xó chợ gầm cầu vô thừa nhận... Với những người ở nơi khác thì chúng tôi khâm liệm rồi điều phương tiện đưa xác miễn phí về tận quê.
Ông Ba Oanh đang bốc hài cốt.
"Thi ân bất cầu báo"
Là người đứng bái quan, lo tang ma cho hàng ngàn xác chết, có lúc nào ông cảm thấy... sợ không?
Viêc gì mà sợ? Nhiều mảnh đời tội nghiệp lắm. Tôi luôn coi mình chính người thân của họ đứng ra lo khi họ giã từ cuộc đời, để linh hồn đỡ tủi. Tôi cũng chẳng kiêng kỵ gì cả, ngày tết hay nửa đêm, dưới sông hay nhà xác, bất cứ lúc nào, ở đâu hễ nghe gọi là đi ngay.
Ông Ba Oanh (áo đỏ) cùng đội từ thiện đang hành lễ.
Ông gầy yếu như vậy, nói dại rủi chẳng may nhiễm bệnh từ người chết thì sao?
Đã sợ thì không làm, đã làm thì không sợ, nghĩa tử là nghĩa tận. Cũng thật kỳ lạ là từ lúc tôi làm công việc này thì người không bị đau ốm gì cả. Bởi vậy, tôi thấy mình là người giàu nhất Đông Dương này vì tránh được ốm đau, làm được việc mình muốn và được mọi người thương mến.
Ông có ước nguyện gì cho riêng mình?
Tôi không hề tiếc cuộc đời này, nhưng tôi mong được sống lâu. Để những việc làm của mình như sợi dây nối lòng nhân ái của mọi người, làm cho xã hội thấy rằng con người ai cũng có thiện căn và đối với nhau phải có tình thương. Điều ước thứ hai là có được một miếng đất khoảng 3 x 5m làm nơi chứa áo quan và làm lễ.
Xin cảm ơn và chúc ông sức khoẻ để tiếp tục cuộc hành trình thiện nguyện này!