➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
(VOV) - Cuộc trò chuyện của các nhà báo quân đội với một Bà mẹ Việt Nam anh hùng*là lời tri ân với mọi bà mẹ Việt Nam có những đứa con hy sinh xương máu cho Tổ Quốc
Căn nhà mái bằng hai gian xinh xắn, nằm bên con đường rải sỏi đỏ mịn chạy ngang qua thị trấn chợ Lầu. Đó là “Ngôi nhà tình nghĩa” mà tỉnh Bình Thuận đã dành cho má Phạm Thị Lừa, một Bà mẹ Việt Nam anh hùng có ba con hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phòng ngoài rất sơ sài, chỉ có một chiếc phản gỗ đã cũ. Trên tường không thấy bằng “Tổ quốc ghi công”, cũng không thấy bàn thờ, bát hương, bằng chứng nhận Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nghĩa là một căn nhà bình thường, như hàng triệu căn nhà bình thường khác của Việt Nam. Cảm giác như ở đây, không hề có người chết trận. Bên phải là cánh cửa sổ khép hờ, nhưng người ta vẫn thấy qua khe cửa, một khu vườn xao xác gió. Ngoài xa là con sông Luỹ. Xa nữa là những miệt rừng xanh om, những dãy núi mờ mịt sương khói. Đó là căn cứ địa cách mạng trong những năm chống Mỹ gian khổ và bi tráng.
[TD="class: dtContentImgFig"]
[TD="class: dtContentImgDesc"]Tri ân những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hoạ sĩ Đặng*Ái Việt vẽ 300 bức*chân dung các mẹ.
Má Lừa ngồi trên tấm phản gỗ. Quây quanh má là các nhà văn quân đội. Ngồi chếch bên cửa sổ là ông Huỳnh Thường, chồng má Lừa. Má Phạm Thị Lừa : Má nói đến đâu rồi hà? À, phải rồi, má biểu ông Thường biên thư cho các con, cám ơn các con. Giục ông già hoài hoài mà ổng cứ lần khân mãi.
Ba Huỳnh Thường : Tôi có viết chớ! Viết lâu rồi chớ. Thế nhưng rồi chẳng biết gởi đi đâu? Có địa chỉ đâu mà gởi? Chẳng biết chúng nó ở chỗ nào. Bà già biểu cứ gởi lên xanh! Trời đất ơi! Giải phóng mấy chục năm rồi. Trên xanh chỉ còn hùm beo, chớ có thằng bộ đội nào ở đó nữa.
Nhà văn Lê Thành Nghị : Cái đó là lỗi tại chúng con, chúng con bận quá, lại ở xa nữa, mãi ngoài Hà Nội nên bữa nay mới về thăm ba má được. Địa chỉ của chúng con là “Nhà số 4 Lý Nam Đế”.
Má Phạm Thị Lừa : Thế các con không có số hòm thư à?
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Dạ, đó là hòm thư của tụi con đó. Nhà số 4 Lý Nam Đế.
Má Phạm Thị Lừa : Chà, bây giờ không còn chiến tranh nữa, nên không phải giữ bí mật. Cái địa chỉ dễ ợt mà bây giờ má mới biết.
Nhà văn Lê Thành Nghị : Cái đó cũng tại lỗi chúng con. Chúng con chưa thư được cho má. Vả lại, chút tiền chúng con gửi má, lại nằm chung trong số tiền cơ quan Tổng cục Chính trị gửi vào trong này. Cơ quan Tổng cục Chính trị nhận phụng dưỡng 40 Bà mẹ Anh hùng. Riêng ở huyện Bắc Bình này có 20 Mẹ. Má nhận được đều không?
Má Phạm Thị Lừa: Đều! Quý nào vào ngày đầu tháng, mấy anh ở huyện đội cũng mang tiền tới, không có tháng nào chậm.
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Má sống được không?
Má Phạm Thị Lừa : Sống được! Tiền của các con, cùng với tiền của mấy đứa đã chết, cộng lại được ba triệu bảy trăm tám mươi lăm ngàn. Ba triệu là sống khoẻ rồi. Ở đây mọi thứ đều rẻ. Rau quả mua như được cho không. Mỳ một ký bốn trăm đồng. Thịt cá cũng không quá mắc. Ông Thường thỉnh thoảng vẫn đi nương trỉa lúa. Ổng làm cho khoẻ người thôi, chứ ăn nhằm gì mấy sào lúa nương. Còn má thì không làm gì được. Má già rồi. Đi trong nhà cũng đã thấy mỏi.
Má còn năm sáu đứa con nữa, nhưng chẳng nhờ gì được chúng. Chúng ở xa, lại đẻ nhiều. Đứa nào cũng chín, mười đứa con. Chúng nuôi con chúng còn chẳng nổi. Thỉnh thoảng, năm thì mười hoạ, chúng mới về nhà. Về ào một cái, rồi lại kéo nhau đi. ( Rơm rớm nước mắt ). Thành thử các con thấy đó, nuôi má bây giờ, ai dè lại là ba đứa đã chết và mấy thằng bộ đội ngoài Bắc chúng mày...
Nhà thơ Trần Đăng Khoa : Con muốn thắp cho anh chị mấy nén nhang...
Má Phạm Thị Lừa : Cám ơn các con. Má không để bàn thờ. Mấy tấm bằng ghi công, má cho hết vào trong rương.
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Sao thế, má?
Má Phạm Thị Lừa : Vì má không thể chịu được, khi nhìn những tấm giấy ghi tên mấy đứa đặt trên bàn thờ. Thôi cứ cất đi cho thoáng. Cứ coi như mấy đứa đi đâu vắng, chúng ra nương, ra rẫy, còn con Xuân đi lấy chồng xa. Ba má có đến mười đứa con, có đứa nào ở với ông bà già lọm khọm này đâu. Má không muốn nghĩ là ba đứa đã chết. Làm sao tụi nó có thể chết được khi ba má chúng ngày một già yếu mà lúc nào cũng luôn thương nhớ chúng? Làm sao chúng có thể chết được khi tháng nào má cũng nhận được tiền chúng nó gửi về... Chà! Ngột ngạt quá! Mở cho má cánh cửa sổ, con ( Nhà văn Khuất Quang Thuỵ xoay người lại, mở toang cánh cửa sổ ). Hình như trời sắp giông hay sao mà ngột ngạt quá hà!
Nhà văn Khuất Quang Thuỵ : Không! Trời trong lắm, má à. Còn hơn tháng nữa mới tới mùa mưa. Coi chừng, má bị cảm đó!
Má Phạm Thị Lừa : Cảm chi! Lâu lắm rồi má đâu có ốm. Các con đã nuôi má, lại về thăm má thế này là quý lắm rồi, còn quà cáp cho má làm chi nữa
Nhà văn Lê Thành Nghị : Có gì đâu má! Chỉ một chút lụa bọn con mang từ Hà Nội vào để má may một bộ quần áo...
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : ( Giở xấp lụa ướm lên vai má Lừa). Đó, các anh thấy không? Rất hợp với má (với má Lừa ). Bọn con chọn loại lụa này thích hợp với tuổi má. Má có thể mặc đi chơi hay đi lễ chùa cũng được. Ngày nóng sẽ thấy mát. Má phải may ngay nhé. Kẻo rồi, má lại đem cho...
Má Phạm Thị Lừa : Không! Không! Má may, má sẽ may...
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : Ở đây có cửa hiệu nào không, để con dẫn má đi...
Má Phạm Thị Lừa : Thôi, các con khỏi lo. Việc đó để má tự làm! Má sẽ may bộ đồ thật đẹp để khi nào các con vô, má sẽ mặc đón các con...
Nhà thơ Trần Đăng Khoa : Má đừng may rộng quá, cứ đo khít với khổ người. Eo má rất chuẩn nhá. Ngày xưa, có lẽ má đẹp lắm...
Ba Huỳnh Thường : Đúng đấy! Ngày xưa, bà ấy rất đẹp. Bả có đẹp thì tôi mới mê chớ!
Má Phạm Thị Lừa : Cái nhà ông này! Già rồi mà còn ăn nói xí xớn, chúng nó lại cười cho.
Ba Huỳnh Thường : Chớ không à? Ngày xưa bà làm khổ bao nhiêu người, bà có biết không?
Má Phạm Thị Lừa : Ai khổ đâu chả biết! Tôi chỉ thấy mỗi tôi khổ thôi. Hết vô tù lại ra tội...
Ba Huỳnh Thường : Đó, thì cũng vì bà đẹp, bà mới bị bắt chớ!
Má Phạm Thị Lừa : Tôi bị bắt đâu phải vì đẹp. Tôi hoạt động cách mạng, chẳng may bị lộ nên phải vô tù. Mà vô tù cũng vì những chuyện chẳng đâu vào đâu.
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : Sao lại thế, má?
Má Phạm Thị Lừa : À, chuyện chỉ có thế này thôi. Hồi đó, má đi đưa thư. Thư của ông Lê Thạch, ở đây còn gọi là ông Tám. Ông ấy là Ấp trưởng. Ổng làm việc cho địch ban ngày, nhưng ban đêm lại là người của ta. Ổng có hai thằng con đều đi theo bộ đội, lên xanh cả. Má chuyển thư của con ổng cho ổng. Thư giấu trong vạt áo. Thư bí mật nên không thể đưa công khai, phải kêu ổng ra chỗ vắng, phải thầm thầm thì thì. Bà Mười Đen, vợ ông Tám, lại tưởng má với ông ấy có tư tình gì. Thế là bả làm toáng lên. Rồi bả lên đồn tâu báo. Thế là má bị bắt. Ông Tám cũng bị bắt. Chúng nhốt mỗi người vào một nhà lao, rồi chúng tra tấn, đánh đập. Cũng may mà không chết. Đánh chán rồi, chúng thả cho về. Chúng tưởng đó chỉ là chuyện ghen tuông trai gái...
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Bây giờ ông Lê Thạch ở đâu má?
Má Phạm Thị Lừa : Ổng chết lâu rồi. Còn bà Mười Đen thì vẫn còn sống. Nghe đâu bây giờ bả chuyển ra ngoài Thừa Thiên, ở với con gái...
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : Thế bây giờ bà ấy còn ghen không má?
Má Phạm Thị Lừa : Ghen chi mà ghen! Già khọm cả một lũ với nhau rồi. Má thì răng rụng. Còn bà ấy thì lưng còng, đi lại khó khăn lắm! Vừa rồi, bà ấy về quê, có qua đây, má cho mấy đấu gạo. Bà ấy nghèo lắm, đói lắm. Người già mà đói thì khổ lắm. Nghĩ lại thời ấy, sao mà thấy cực...
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Hồi kháng chiến, vùng này thế nào, má?
Má Phạm Thị Lừa : Khổ lắm. Đây là ấp chiến lược mà, con. Kẻ thù dồn dân về trại tập trung. Chúng biến con người thành một bầy súc vật. Ngày chúng thả cho ra, tối chúng lùa tất cả vô chuồng, cứ như là lùa trâu, lùa bò. Chúng muốn tách dân ra, không để dân nuôi giấu bộ đội, nuôi giấu cách mạng. Nhưng mà chúng lại ngu, chúng không biết chúng chỉ cách ly được dân, chớ làm sao cách ly được lòng dân với cách mạng, với bộ đội Cụ Hồ.
Ngày nào đi làm nương, chúng cũng cho người lục soát từng cái túi, cái quần của người ta. Chúng sợ bà con tiếp tế cho bộ đội. Nhưng chúng chỉ kiểm soát được cái quần, cái áo, chớ làm sao kiểm soát được cái bụng của dân. Khi thu hoạch lúa, bà con để lại lúa ngoài rẫy, vùi rạ lên, đêm bộ đội về lấy. Sáng nào ra rẫy, thấy bó lúa còn nguyên, là lại khóc thầm, biết bộ đội không tới được.
Một lần, có anh bộ đội người Bắc về lấy lúa, lấy mì bị quân thằng Bạn bắt được. Thằng Bạn là ác ôn. Nó ác còn hơn cả thú dữ. Lần đầu tiên, má được thấy một anh bộ đội người Bắc. Thằng nhỏ hiền lành lắm, da xanh bủng vì sốt rét. Khi đó, nó cũng đang bị sốt, vậy mà thằng Bạn cũng đâu có chịu buông tha. Chúng cho quân đánh đập dã man lắm. Người thằng nhỏ bê bết máu. Khi nó chết rồi, thằng Bạn còn buộc xác nó vô xe cam-nhông, cho kéo lê dọc suốt con đường này, vòng qua các xóm ấp này. Máu thằng nhỏ thấm xuống suốt một rẻo đường kia. Chiều ấy, cả nhà má bỏ cơm. Không ai nuốt được một miếng.
Rồi sớm hôm sau, thằng Tư, thằng Lương trốn má, đi lên xanh theo bộ đội. Khổ! Má đâu có ngăn cấm chúng nó mà chúng nó phải trốn má. Ít ngày sau, con Xuân cũng lại nằng nặc xin má cho nó đi...
Nhà văn Lê Thành Nghị : Năm ấy, chị Xuân bao tuổi, má?
Má Phạm Thị Lừa : Mười tám!
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Mười tám... Trẻ quá! Chị ấy sao má?
Má Phạm Thị Lừa : Con bé ngoan lắm, lại đẹp gái nữa. Năm mười sáu tuổi, nom nó đã rực rỡ lắm rồi. Da nó trắng như ngà ấy. Mấy bà ở chợ Lầu biểu: “Làm sao bà đẻ được con bé đẹp thế?” Bao nhiêu thằng con trai gầm ghè nhau, đánh nhau vì nó. Năm nó mười tám tuổi, nhiều đứa tới cầu hôn. Nhưng chẳng đứa nào ra hồn người. Toàn là một lũ giặc. Con Xuân nằn nì xin má cho nó theo bộ đội. Má biểu: “Ừa, con lớn rồi! Má chẳng giữ con nữa. Ở nhà cho thằng Mỹ, thằng nguỵ nó hiếp à? Thôi con đi đi. Má gửi con cho Cụ Hồ”. Thế rồi nó đi...
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : Sau đó, má còn gặp lại chị ấy không?
Má Phạm Thị Lừa : Có! Gặp mỗi một đận thôi. Nó lần ra nương tìm má!
Nhà văn Lê Thành Nghị : Chị ấy có nói gì không?
Má Phạm Thị Lừa : Không! Nó biểu, nó đi công tác, tiện thể ghé thăm má. Chỉ thế thôi. Nó vẫn mặc tấm áo bà ba như hôm nó ra đi. Rồi nó kêu đói. Rủi là bữa đó, nhà chẳng còn củ mì nào...
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Chị ấy đi bộ đội mà không mặc đồ bộ đội à, má?
Má Phạm Thị Lừa : Làm sao có đồ bộ đội. Chỉ mấy đứa ngoài Bắc, chớ tụi trong này có gì mặc nấy. Nhiều đứa đi bộ đội mà vẫn ăn cơm nhà. Thằng Tư là bộ đội địa phương, nó vẫn bận tấm áo của ông Huỳnh. Khi chết, nó vẫn chết trong tấm áo của ba nó. Còn thằng Lương vào bộ đội đặc công, hy sinh trong một trận tập kích ở núi Tràng Rông. Hai đứa đầu còn kiếm được xác, đưa vào nghĩa trang liệt sĩ, mả xây đàng hoàng. Chỉ có con Xuân là không tìm được...
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : Chị ấy hy sinh thế nào, má có biết không?
Má Phạm Thị Lừa : Má chỉ nghe người ta nói, con Xuân làm y tá trong một bệnh viện dã chiến của mặt trận ở trong rừng. Một lần, trực thăng ập đến, con Xuân cõng thương binh ra khe đá ven suối. Đến chuyến thứ ba thì nó bị trúng đạn. Cả bệnh viện chỉ sống sót một y sĩ bị thương nặng, còn thì thầy thuốc, thương binh, chết hết cả. Mộ con Xuân chôn ở bên suối. Anh em khác cũng chôn dọc theo suối. Thế rồi sau một trận lũ rừng, tất cả những ngôi mộ ấy đều bị cuốn trôi hết. Bây giờ, má cũng chẳng biết xác nó trôi dạt về đâu. Muốn thắp cho nó nén nhang, cũng chẳng biết cắm chỗ nào?
Nhà văn Lê Thành Nghị : Má à, hiện nay có đến hàng vạn bà mẹ cùng chung cảnh ngộ như má. Trên báo chí, trên ti-vi, buổi truyền hình quân đội nào cũng có mục Nhắn tìm đồng đội.
Ở cơ quan con có anh Nguyễn Trí Huân. Anh ấy có người anh trai hy sinh ở tận miền Nam, may còn tìm được mộ mà đưa hài cốt về quê. Hôm hài cốt về, cả xã ùa ra, đứng chật cả hai bên triền đê để đón. Rồi cả một dải người cùng khóc. Họ khóc vì chồng con họ, những người lính không tìm được hài cốt. Ngay trong nhà anh Huân, bà mẹ anh ấy thì thảng thốt, cứ như con mình đã sống lại, đã trở về. Thực ra thì chỉ còn mấy rảnh xương với một ít đất gói trong vuông vải đỏ. Còn bà cô ruột anh Huân lại đóng chặt cửa, nằm vật ra giường, rồi úp mặt vào vách đất mà khóc. Bà cụ có đứa con không biết hài cốt ở đâu...
Má Phạm Thị Lừa : ( Nâng vạt áo lau nước mắt ). Mở cho má cánh cửa, con...
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Cửa vẫn mở đó má!
( Một thoáng im lặng. Sự im lặng trùm ngợp khắp căn nhà tình nghĩa của má Lừa. Hình như ai cũng thấy ngạt thở. Mấy nhà văn áo lính nhìn ra ngoài cửa sổ mở rộng. Ở đó dào dạt một vùng nắng gió miền Nam Trung Bộ. Những miệt vườn, những dải núi mờ xanh. Xanh một cách lặng lẽ, dửng dưng như không hề có máu chảy ).
Má Phạm Thị Lừa : Má chỉ ân hận hôm con Xuân về, nhà lại sạch bách chẳng có gì ăn. Con nhỏ thì đói. Mà tại sao hôm ấy, má lại lú lẫn, không biết chạy sang hàng xóm, vay cho nó một củ mì. Bây giờ, thỉnh thoảng, má vẫn thấy con Xuân về luôn. Có hôm, má vừa chợp mắt thì nó về. Nó ôm chầm lấy má. Rồi nó dụi đầu vào vai má. Người nó ướt sũng và lạnh toát như một cây nước đá. Má biểu: “Mày ở đâu về mà ướt vậy con?”. “Nước suối đó, má! Con rét quá!" Má ôm riết lấy nó, muốn sưởi cho nó như những đêm mưa lạnh ngày nào, hồi nó còn bé. Nhưng người nó cứ run lên bần bật, rồi tan rữa ra thành nước. “Trời đất ơi! Con tôi làm sao vậy nè?”. Má kêu ầm lên, rồi bừng tỉnh. Mồ hôi vã đầm đìa. Vai áo má ướt rượt. Không biết đó là nước mắt má hay nước mắt con Xuân?
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Thôi! Má đi nghỉ đi! Má nghỉ một chút cho đỡ mệt. Tụi con ngồi chơi với ba...
Má Phạm Thị Lừa : Má có làm chi đâu mà mệt.
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Thế đã bao giờ má ra Hà Nội chưa?
Má Phạm Thị Lừa : Chưa đâu! Má chỉ nghe nói Hà Nội thôi, Hà Nội có lăng Cụ Hồ...
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Bao giờ má ra Hà Nội, viếng Bác, chúng con sẽ đón má về cơ quan con chơi. Cơ quan con ở gần lăng Bác...
Má Phạm Thị Lừa : Má già rồi! Yếu lắm rồi, ra ngõ bây giờ cũng còn ngại, làm sao ra được ngoải, đi bao nhiêu là đường đất...
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Bọn con sẽ lo vé máy bay cho má đi...
Má Phạm Thị Lừa : Má già rồi...
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Con tưởng khi tuyên dương Bà mẹ Việt Nam anh hùng, má có ra Hà Nội chứ?
Má Phạm Thị Lừa : Không! Đi đại biểu thôi. Mà khi chọn đại biểu thì má lại không đạt tiêu chuẩn đại biểu rồi. Ở đây có nhiều má hơn má lắm...
Nhà văn Lê Thành Nghị : Vâng! Chúng con biết tỉnh Bình Thuận ta là một vùng đất kiên cường và oanh liệt. Ngay trong mấy đợt đầu, toàn tỉnh đã có hàng trăm bà mẹ được phong danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Có má mấy lần anh hùng như má Phạm Thị Ngư. Má Ngư có 7 người con liệt sĩ, bản thân má còn là Anh hùng Lực lượng vũ trang, là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ở đây còn có ba chị em ruột đều là Bà mẹ Việt Nam anh hùng như má Bùi Thị Nhỏ, má Bùi Thị Tư, má Bùi Thị Hải. Ba chị em ruột này đã cống hiến cho đất nước 12 người con liệt sĩ.
Ở ngay trên đất Chợ Lầu này, còn có một đội du kích nữ, gồm mười một người, do chị Trần Thị Liên làm đội trưởng, đã chiến đấu rất dũng cảm. Chính chị Liên đã cùng đồng đội tiêu diệt tên ác ôn khét tiếng Nguyễn Duy Bạn ở ngay trước cổng nhà hắn...
Má Phạm Thị Lừa : ( ngạc nhiên ) Ủa? Sao mấy con ở xa mà rành chuyện trong này vậy?
Nhà văn Lê Thành Nghị : Tụi con là nhà báo mà, má!
Má Phạm Thị Lừa : Vậy ở đơn vị các con, có còn ai như các con không?
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Nhiều chứ, má! Chúng con có 30 người cơ. Ở cơ quan con, có anh đã từng sống ở đây, chiến đấu ở đây đến hàng chục năm trời...
Má Phạm Thị Lừa : Ai vậy con?
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Nhà văn Nam Hà. Trong thời chiến tranh, anh ấy ở trên rừng. Anh ấy bảo hồi đó không thể nào vào Chợ Lầu được. Chợ Lầu bị kiểm soát, kìm kẹp gay gắt lắm. Nhiều đêm, anh ấy về ấp Xuân Quang lấy gạo...
Má Phạm Thị Lừa : Ừa, cái ấp ở bên kia sông Lũy, cách đây một đoạn đường ngắn thôi. Đó là ấp tranh chấp. Ngày của địch, đêm của ta. Bà con bên ấy vẫn sang đây mua gạo, thực phẩm mang về cho bộ đội. Vậy thằng Hà chuyến này không vô đây à?
Nhà văn Lê Thành Nghị : Anh Nam Hà về Bình Thuận luôn đấy. Đối với anh ấy, Bình Thuận là quê hương thứ hai. Anh Nam Hà đã viết đến hàng ngàn trang sách mà phần lớn là viết về vùng chiến trường khu Sáu ác liệt này. Bữa nay, anh ấy đi công tác vắng nên không vào được. Cơ quan cử tụi con về thăm má. Rồi chúng con sẽ thay nhau về...
Má Phạm Thị Lừa : ( Nâng vạt áo lau nước mắt ). Má cám ơn mấy con. Má mất ba đứa con, nhưng lại có 30 đứa con thương yêu, chăm chút má như là con đẻ. Tất cả tụi bay đều là con má ( bỗng bật khóc ). Lương ơi, Tư ơi, Xuân ơi, các anh của các con về cả đây rồi nè. Ông Thường đâu rồi? Kìa, ông Thường... Ông kê cho tôi cái bàn thờ, để chúng nó thắp hương cho các em!.../.
Căn nhà mái bằng hai gian xinh xắn, nằm bên con đường rải sỏi đỏ mịn chạy ngang qua thị trấn chợ Lầu. Đó là “Ngôi nhà tình nghĩa” mà tỉnh Bình Thuận đã dành cho má Phạm Thị Lừa, một Bà mẹ Việt Nam anh hùng có ba con hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phòng ngoài rất sơ sài, chỉ có một chiếc phản gỗ đã cũ. Trên tường không thấy bằng “Tổ quốc ghi công”, cũng không thấy bàn thờ, bát hương, bằng chứng nhận Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nghĩa là một căn nhà bình thường, như hàng triệu căn nhà bình thường khác của Việt Nam. Cảm giác như ở đây, không hề có người chết trận. Bên phải là cánh cửa sổ khép hờ, nhưng người ta vẫn thấy qua khe cửa, một khu vườn xao xác gió. Ngoài xa là con sông Luỹ. Xa nữa là những miệt rừng xanh om, những dãy núi mờ mịt sương khói. Đó là căn cứ địa cách mạng trong những năm chống Mỹ gian khổ và bi tráng.
[TD="class: dtContentImgFig"]
[TD="class: dtContentImgDesc"]Tri ân những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hoạ sĩ Đặng*Ái Việt vẽ 300 bức*chân dung các mẹ.
Má Lừa ngồi trên tấm phản gỗ. Quây quanh má là các nhà văn quân đội. Ngồi chếch bên cửa sổ là ông Huỳnh Thường, chồng má Lừa. Má Phạm Thị Lừa : Má nói đến đâu rồi hà? À, phải rồi, má biểu ông Thường biên thư cho các con, cám ơn các con. Giục ông già hoài hoài mà ổng cứ lần khân mãi.
Ba Huỳnh Thường : Tôi có viết chớ! Viết lâu rồi chớ. Thế nhưng rồi chẳng biết gởi đi đâu? Có địa chỉ đâu mà gởi? Chẳng biết chúng nó ở chỗ nào. Bà già biểu cứ gởi lên xanh! Trời đất ơi! Giải phóng mấy chục năm rồi. Trên xanh chỉ còn hùm beo, chớ có thằng bộ đội nào ở đó nữa.
Nhà văn Lê Thành Nghị : Cái đó là lỗi tại chúng con, chúng con bận quá, lại ở xa nữa, mãi ngoài Hà Nội nên bữa nay mới về thăm ba má được. Địa chỉ của chúng con là “Nhà số 4 Lý Nam Đế”.
Má Phạm Thị Lừa : Thế các con không có số hòm thư à?
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Dạ, đó là hòm thư của tụi con đó. Nhà số 4 Lý Nam Đế.
Má Phạm Thị Lừa : Chà, bây giờ không còn chiến tranh nữa, nên không phải giữ bí mật. Cái địa chỉ dễ ợt mà bây giờ má mới biết.
Nhà văn Lê Thành Nghị : Cái đó cũng tại lỗi chúng con. Chúng con chưa thư được cho má. Vả lại, chút tiền chúng con gửi má, lại nằm chung trong số tiền cơ quan Tổng cục Chính trị gửi vào trong này. Cơ quan Tổng cục Chính trị nhận phụng dưỡng 40 Bà mẹ Anh hùng. Riêng ở huyện Bắc Bình này có 20 Mẹ. Má nhận được đều không?
Má Phạm Thị Lừa: Đều! Quý nào vào ngày đầu tháng, mấy anh ở huyện đội cũng mang tiền tới, không có tháng nào chậm.
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Má sống được không?
Má Phạm Thị Lừa : Sống được! Tiền của các con, cùng với tiền của mấy đứa đã chết, cộng lại được ba triệu bảy trăm tám mươi lăm ngàn. Ba triệu là sống khoẻ rồi. Ở đây mọi thứ đều rẻ. Rau quả mua như được cho không. Mỳ một ký bốn trăm đồng. Thịt cá cũng không quá mắc. Ông Thường thỉnh thoảng vẫn đi nương trỉa lúa. Ổng làm cho khoẻ người thôi, chứ ăn nhằm gì mấy sào lúa nương. Còn má thì không làm gì được. Má già rồi. Đi trong nhà cũng đã thấy mỏi.
Má còn năm sáu đứa con nữa, nhưng chẳng nhờ gì được chúng. Chúng ở xa, lại đẻ nhiều. Đứa nào cũng chín, mười đứa con. Chúng nuôi con chúng còn chẳng nổi. Thỉnh thoảng, năm thì mười hoạ, chúng mới về nhà. Về ào một cái, rồi lại kéo nhau đi. ( Rơm rớm nước mắt ). Thành thử các con thấy đó, nuôi má bây giờ, ai dè lại là ba đứa đã chết và mấy thằng bộ đội ngoài Bắc chúng mày...
Nhà thơ Trần Đăng Khoa : Con muốn thắp cho anh chị mấy nén nhang...
Má Phạm Thị Lừa : Cám ơn các con. Má không để bàn thờ. Mấy tấm bằng ghi công, má cho hết vào trong rương.
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Sao thế, má?
Má Phạm Thị Lừa : Vì má không thể chịu được, khi nhìn những tấm giấy ghi tên mấy đứa đặt trên bàn thờ. Thôi cứ cất đi cho thoáng. Cứ coi như mấy đứa đi đâu vắng, chúng ra nương, ra rẫy, còn con Xuân đi lấy chồng xa. Ba má có đến mười đứa con, có đứa nào ở với ông bà già lọm khọm này đâu. Má không muốn nghĩ là ba đứa đã chết. Làm sao tụi nó có thể chết được khi ba má chúng ngày một già yếu mà lúc nào cũng luôn thương nhớ chúng? Làm sao chúng có thể chết được khi tháng nào má cũng nhận được tiền chúng nó gửi về... Chà! Ngột ngạt quá! Mở cho má cánh cửa sổ, con ( Nhà văn Khuất Quang Thuỵ xoay người lại, mở toang cánh cửa sổ ). Hình như trời sắp giông hay sao mà ngột ngạt quá hà!
Nhà văn Khuất Quang Thuỵ : Không! Trời trong lắm, má à. Còn hơn tháng nữa mới tới mùa mưa. Coi chừng, má bị cảm đó!
Má Phạm Thị Lừa : Cảm chi! Lâu lắm rồi má đâu có ốm. Các con đã nuôi má, lại về thăm má thế này là quý lắm rồi, còn quà cáp cho má làm chi nữa
Nhà văn Lê Thành Nghị : Có gì đâu má! Chỉ một chút lụa bọn con mang từ Hà Nội vào để má may một bộ quần áo...
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : ( Giở xấp lụa ướm lên vai má Lừa). Đó, các anh thấy không? Rất hợp với má (với má Lừa ). Bọn con chọn loại lụa này thích hợp với tuổi má. Má có thể mặc đi chơi hay đi lễ chùa cũng được. Ngày nóng sẽ thấy mát. Má phải may ngay nhé. Kẻo rồi, má lại đem cho...
Má Phạm Thị Lừa : Không! Không! Má may, má sẽ may...
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : Ở đây có cửa hiệu nào không, để con dẫn má đi...
Má Phạm Thị Lừa : Thôi, các con khỏi lo. Việc đó để má tự làm! Má sẽ may bộ đồ thật đẹp để khi nào các con vô, má sẽ mặc đón các con...
Nhà thơ Trần Đăng Khoa : Má đừng may rộng quá, cứ đo khít với khổ người. Eo má rất chuẩn nhá. Ngày xưa, có lẽ má đẹp lắm...
Ba Huỳnh Thường : Đúng đấy! Ngày xưa, bà ấy rất đẹp. Bả có đẹp thì tôi mới mê chớ!
Má Phạm Thị Lừa : Cái nhà ông này! Già rồi mà còn ăn nói xí xớn, chúng nó lại cười cho.
Ba Huỳnh Thường : Chớ không à? Ngày xưa bà làm khổ bao nhiêu người, bà có biết không?
Má Phạm Thị Lừa : Ai khổ đâu chả biết! Tôi chỉ thấy mỗi tôi khổ thôi. Hết vô tù lại ra tội...
Ba Huỳnh Thường : Đó, thì cũng vì bà đẹp, bà mới bị bắt chớ!
Má Phạm Thị Lừa : Tôi bị bắt đâu phải vì đẹp. Tôi hoạt động cách mạng, chẳng may bị lộ nên phải vô tù. Mà vô tù cũng vì những chuyện chẳng đâu vào đâu.
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : Sao lại thế, má?
Má Phạm Thị Lừa : À, chuyện chỉ có thế này thôi. Hồi đó, má đi đưa thư. Thư của ông Lê Thạch, ở đây còn gọi là ông Tám. Ông ấy là Ấp trưởng. Ổng làm việc cho địch ban ngày, nhưng ban đêm lại là người của ta. Ổng có hai thằng con đều đi theo bộ đội, lên xanh cả. Má chuyển thư của con ổng cho ổng. Thư giấu trong vạt áo. Thư bí mật nên không thể đưa công khai, phải kêu ổng ra chỗ vắng, phải thầm thầm thì thì. Bà Mười Đen, vợ ông Tám, lại tưởng má với ông ấy có tư tình gì. Thế là bả làm toáng lên. Rồi bả lên đồn tâu báo. Thế là má bị bắt. Ông Tám cũng bị bắt. Chúng nhốt mỗi người vào một nhà lao, rồi chúng tra tấn, đánh đập. Cũng may mà không chết. Đánh chán rồi, chúng thả cho về. Chúng tưởng đó chỉ là chuyện ghen tuông trai gái...
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Bây giờ ông Lê Thạch ở đâu má?
Má Phạm Thị Lừa : Ổng chết lâu rồi. Còn bà Mười Đen thì vẫn còn sống. Nghe đâu bây giờ bả chuyển ra ngoài Thừa Thiên, ở với con gái...
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : Thế bây giờ bà ấy còn ghen không má?
Má Phạm Thị Lừa : Ghen chi mà ghen! Già khọm cả một lũ với nhau rồi. Má thì răng rụng. Còn bà ấy thì lưng còng, đi lại khó khăn lắm! Vừa rồi, bà ấy về quê, có qua đây, má cho mấy đấu gạo. Bà ấy nghèo lắm, đói lắm. Người già mà đói thì khổ lắm. Nghĩ lại thời ấy, sao mà thấy cực...
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Hồi kháng chiến, vùng này thế nào, má?
Má Phạm Thị Lừa : Khổ lắm. Đây là ấp chiến lược mà, con. Kẻ thù dồn dân về trại tập trung. Chúng biến con người thành một bầy súc vật. Ngày chúng thả cho ra, tối chúng lùa tất cả vô chuồng, cứ như là lùa trâu, lùa bò. Chúng muốn tách dân ra, không để dân nuôi giấu bộ đội, nuôi giấu cách mạng. Nhưng mà chúng lại ngu, chúng không biết chúng chỉ cách ly được dân, chớ làm sao cách ly được lòng dân với cách mạng, với bộ đội Cụ Hồ.
Ngày nào đi làm nương, chúng cũng cho người lục soát từng cái túi, cái quần của người ta. Chúng sợ bà con tiếp tế cho bộ đội. Nhưng chúng chỉ kiểm soát được cái quần, cái áo, chớ làm sao kiểm soát được cái bụng của dân. Khi thu hoạch lúa, bà con để lại lúa ngoài rẫy, vùi rạ lên, đêm bộ đội về lấy. Sáng nào ra rẫy, thấy bó lúa còn nguyên, là lại khóc thầm, biết bộ đội không tới được.
Một lần, có anh bộ đội người Bắc về lấy lúa, lấy mì bị quân thằng Bạn bắt được. Thằng Bạn là ác ôn. Nó ác còn hơn cả thú dữ. Lần đầu tiên, má được thấy một anh bộ đội người Bắc. Thằng nhỏ hiền lành lắm, da xanh bủng vì sốt rét. Khi đó, nó cũng đang bị sốt, vậy mà thằng Bạn cũng đâu có chịu buông tha. Chúng cho quân đánh đập dã man lắm. Người thằng nhỏ bê bết máu. Khi nó chết rồi, thằng Bạn còn buộc xác nó vô xe cam-nhông, cho kéo lê dọc suốt con đường này, vòng qua các xóm ấp này. Máu thằng nhỏ thấm xuống suốt một rẻo đường kia. Chiều ấy, cả nhà má bỏ cơm. Không ai nuốt được một miếng.
Rồi sớm hôm sau, thằng Tư, thằng Lương trốn má, đi lên xanh theo bộ đội. Khổ! Má đâu có ngăn cấm chúng nó mà chúng nó phải trốn má. Ít ngày sau, con Xuân cũng lại nằng nặc xin má cho nó đi...
Nhà văn Lê Thành Nghị : Năm ấy, chị Xuân bao tuổi, má?
Má Phạm Thị Lừa : Mười tám!
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Mười tám... Trẻ quá! Chị ấy sao má?
Má Phạm Thị Lừa : Con bé ngoan lắm, lại đẹp gái nữa. Năm mười sáu tuổi, nom nó đã rực rỡ lắm rồi. Da nó trắng như ngà ấy. Mấy bà ở chợ Lầu biểu: “Làm sao bà đẻ được con bé đẹp thế?” Bao nhiêu thằng con trai gầm ghè nhau, đánh nhau vì nó. Năm nó mười tám tuổi, nhiều đứa tới cầu hôn. Nhưng chẳng đứa nào ra hồn người. Toàn là một lũ giặc. Con Xuân nằn nì xin má cho nó theo bộ đội. Má biểu: “Ừa, con lớn rồi! Má chẳng giữ con nữa. Ở nhà cho thằng Mỹ, thằng nguỵ nó hiếp à? Thôi con đi đi. Má gửi con cho Cụ Hồ”. Thế rồi nó đi...
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : Sau đó, má còn gặp lại chị ấy không?
Má Phạm Thị Lừa : Có! Gặp mỗi một đận thôi. Nó lần ra nương tìm má!
Nhà văn Lê Thành Nghị : Chị ấy có nói gì không?
Má Phạm Thị Lừa : Không! Nó biểu, nó đi công tác, tiện thể ghé thăm má. Chỉ thế thôi. Nó vẫn mặc tấm áo bà ba như hôm nó ra đi. Rồi nó kêu đói. Rủi là bữa đó, nhà chẳng còn củ mì nào...
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Chị ấy đi bộ đội mà không mặc đồ bộ đội à, má?
Má Phạm Thị Lừa : Làm sao có đồ bộ đội. Chỉ mấy đứa ngoài Bắc, chớ tụi trong này có gì mặc nấy. Nhiều đứa đi bộ đội mà vẫn ăn cơm nhà. Thằng Tư là bộ đội địa phương, nó vẫn bận tấm áo của ông Huỳnh. Khi chết, nó vẫn chết trong tấm áo của ba nó. Còn thằng Lương vào bộ đội đặc công, hy sinh trong một trận tập kích ở núi Tràng Rông. Hai đứa đầu còn kiếm được xác, đưa vào nghĩa trang liệt sĩ, mả xây đàng hoàng. Chỉ có con Xuân là không tìm được...
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung : Chị ấy hy sinh thế nào, má có biết không?
Má Phạm Thị Lừa : Má chỉ nghe người ta nói, con Xuân làm y tá trong một bệnh viện dã chiến của mặt trận ở trong rừng. Một lần, trực thăng ập đến, con Xuân cõng thương binh ra khe đá ven suối. Đến chuyến thứ ba thì nó bị trúng đạn. Cả bệnh viện chỉ sống sót một y sĩ bị thương nặng, còn thì thầy thuốc, thương binh, chết hết cả. Mộ con Xuân chôn ở bên suối. Anh em khác cũng chôn dọc theo suối. Thế rồi sau một trận lũ rừng, tất cả những ngôi mộ ấy đều bị cuốn trôi hết. Bây giờ, má cũng chẳng biết xác nó trôi dạt về đâu. Muốn thắp cho nó nén nhang, cũng chẳng biết cắm chỗ nào?
Nhà văn Lê Thành Nghị : Má à, hiện nay có đến hàng vạn bà mẹ cùng chung cảnh ngộ như má. Trên báo chí, trên ti-vi, buổi truyền hình quân đội nào cũng có mục Nhắn tìm đồng đội.
Ở cơ quan con có anh Nguyễn Trí Huân. Anh ấy có người anh trai hy sinh ở tận miền Nam, may còn tìm được mộ mà đưa hài cốt về quê. Hôm hài cốt về, cả xã ùa ra, đứng chật cả hai bên triền đê để đón. Rồi cả một dải người cùng khóc. Họ khóc vì chồng con họ, những người lính không tìm được hài cốt. Ngay trong nhà anh Huân, bà mẹ anh ấy thì thảng thốt, cứ như con mình đã sống lại, đã trở về. Thực ra thì chỉ còn mấy rảnh xương với một ít đất gói trong vuông vải đỏ. Còn bà cô ruột anh Huân lại đóng chặt cửa, nằm vật ra giường, rồi úp mặt vào vách đất mà khóc. Bà cụ có đứa con không biết hài cốt ở đâu...
Má Phạm Thị Lừa : ( Nâng vạt áo lau nước mắt ). Mở cho má cánh cửa, con...
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Cửa vẫn mở đó má!
( Một thoáng im lặng. Sự im lặng trùm ngợp khắp căn nhà tình nghĩa của má Lừa. Hình như ai cũng thấy ngạt thở. Mấy nhà văn áo lính nhìn ra ngoài cửa sổ mở rộng. Ở đó dào dạt một vùng nắng gió miền Nam Trung Bộ. Những miệt vườn, những dải núi mờ xanh. Xanh một cách lặng lẽ, dửng dưng như không hề có máu chảy ).
Má Phạm Thị Lừa : Má chỉ ân hận hôm con Xuân về, nhà lại sạch bách chẳng có gì ăn. Con nhỏ thì đói. Mà tại sao hôm ấy, má lại lú lẫn, không biết chạy sang hàng xóm, vay cho nó một củ mì. Bây giờ, thỉnh thoảng, má vẫn thấy con Xuân về luôn. Có hôm, má vừa chợp mắt thì nó về. Nó ôm chầm lấy má. Rồi nó dụi đầu vào vai má. Người nó ướt sũng và lạnh toát như một cây nước đá. Má biểu: “Mày ở đâu về mà ướt vậy con?”. “Nước suối đó, má! Con rét quá!" Má ôm riết lấy nó, muốn sưởi cho nó như những đêm mưa lạnh ngày nào, hồi nó còn bé. Nhưng người nó cứ run lên bần bật, rồi tan rữa ra thành nước. “Trời đất ơi! Con tôi làm sao vậy nè?”. Má kêu ầm lên, rồi bừng tỉnh. Mồ hôi vã đầm đìa. Vai áo má ướt rượt. Không biết đó là nước mắt má hay nước mắt con Xuân?
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm : Thôi! Má đi nghỉ đi! Má nghỉ một chút cho đỡ mệt. Tụi con ngồi chơi với ba...
Má Phạm Thị Lừa : Má có làm chi đâu mà mệt.
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Thế đã bao giờ má ra Hà Nội chưa?
Má Phạm Thị Lừa : Chưa đâu! Má chỉ nghe nói Hà Nội thôi, Hà Nội có lăng Cụ Hồ...
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Bao giờ má ra Hà Nội, viếng Bác, chúng con sẽ đón má về cơ quan con chơi. Cơ quan con ở gần lăng Bác...
Má Phạm Thị Lừa : Má già rồi! Yếu lắm rồi, ra ngõ bây giờ cũng còn ngại, làm sao ra được ngoải, đi bao nhiêu là đường đất...
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Bọn con sẽ lo vé máy bay cho má đi...
Má Phạm Thị Lừa : Má già rồi...
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Con tưởng khi tuyên dương Bà mẹ Việt Nam anh hùng, má có ra Hà Nội chứ?
Má Phạm Thị Lừa : Không! Đi đại biểu thôi. Mà khi chọn đại biểu thì má lại không đạt tiêu chuẩn đại biểu rồi. Ở đây có nhiều má hơn má lắm...
Nhà văn Lê Thành Nghị : Vâng! Chúng con biết tỉnh Bình Thuận ta là một vùng đất kiên cường và oanh liệt. Ngay trong mấy đợt đầu, toàn tỉnh đã có hàng trăm bà mẹ được phong danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Có má mấy lần anh hùng như má Phạm Thị Ngư. Má Ngư có 7 người con liệt sĩ, bản thân má còn là Anh hùng Lực lượng vũ trang, là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ở đây còn có ba chị em ruột đều là Bà mẹ Việt Nam anh hùng như má Bùi Thị Nhỏ, má Bùi Thị Tư, má Bùi Thị Hải. Ba chị em ruột này đã cống hiến cho đất nước 12 người con liệt sĩ.
Ở ngay trên đất Chợ Lầu này, còn có một đội du kích nữ, gồm mười một người, do chị Trần Thị Liên làm đội trưởng, đã chiến đấu rất dũng cảm. Chính chị Liên đã cùng đồng đội tiêu diệt tên ác ôn khét tiếng Nguyễn Duy Bạn ở ngay trước cổng nhà hắn...
Má Phạm Thị Lừa : ( ngạc nhiên ) Ủa? Sao mấy con ở xa mà rành chuyện trong này vậy?
Nhà văn Lê Thành Nghị : Tụi con là nhà báo mà, má!
Má Phạm Thị Lừa : Vậy ở đơn vị các con, có còn ai như các con không?
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Nhiều chứ, má! Chúng con có 30 người cơ. Ở cơ quan con, có anh đã từng sống ở đây, chiến đấu ở đây đến hàng chục năm trời...
Má Phạm Thị Lừa : Ai vậy con?
Nhà văn Khuất Quang Thụy : Nhà văn Nam Hà. Trong thời chiến tranh, anh ấy ở trên rừng. Anh ấy bảo hồi đó không thể nào vào Chợ Lầu được. Chợ Lầu bị kiểm soát, kìm kẹp gay gắt lắm. Nhiều đêm, anh ấy về ấp Xuân Quang lấy gạo...
Má Phạm Thị Lừa : Ừa, cái ấp ở bên kia sông Lũy, cách đây một đoạn đường ngắn thôi. Đó là ấp tranh chấp. Ngày của địch, đêm của ta. Bà con bên ấy vẫn sang đây mua gạo, thực phẩm mang về cho bộ đội. Vậy thằng Hà chuyến này không vô đây à?
Nhà văn Lê Thành Nghị : Anh Nam Hà về Bình Thuận luôn đấy. Đối với anh ấy, Bình Thuận là quê hương thứ hai. Anh Nam Hà đã viết đến hàng ngàn trang sách mà phần lớn là viết về vùng chiến trường khu Sáu ác liệt này. Bữa nay, anh ấy đi công tác vắng nên không vào được. Cơ quan cử tụi con về thăm má. Rồi chúng con sẽ thay nhau về...
Má Phạm Thị Lừa : ( Nâng vạt áo lau nước mắt ). Má cám ơn mấy con. Má mất ba đứa con, nhưng lại có 30 đứa con thương yêu, chăm chút má như là con đẻ. Tất cả tụi bay đều là con má ( bỗng bật khóc ). Lương ơi, Tư ơi, Xuân ơi, các anh của các con về cả đây rồi nè. Ông Thường đâu rồi? Kìa, ông Thường... Ông kê cho tôi cái bàn thờ, để chúng nó thắp hương cho các em!.../.