Những Loại Thực Phẩm Tốt Cho Bệnh Nhân Giãn Tĩnh Mạch

trantubich

New member
User ID
123333
Tham gia
2 Tháng tám 2016
Bài viết
5
Điểm tương tác
0
Tuổi
43
Đồng
0
1. HOA HÒE
Theo nghiên cứu trong hoa hòe có chứa từ 6 – 30% rutin. Đó là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Thiếu chất này, tính chất chịu đựng của thành mao mạch bị giảm, mao mạch dễ bị đứt, vỡ. Hiện tượng này trước đây người ta cho rằng thiếu vitamin C nhưng gần đây người ta mới phát hiện ra mối liên hệ với vitamin P. Ngoài ra, hoa hòe còn tăng độ bền của thành mao mạch.

2. HỌ CAM QUÝT
Những loại trái cây thuộc họ cam quýt rất đa dạng và phong phú. Đó là một kho chứa các chất dinh dưỡng thực vật rất có lợi cho sức khỏe. Đối với bệnh giãn tĩnh mạch thì trong họ cam, quýt có chứa nhóm chất Flavanones giúp cải thiện lưu thông mạch máu, củng cố độ bền thành mạch và chống viêm. Hesperidin là loại flavanones được tìm thấy nhiều nhất ở phần vỏ và màng trắng bám vào các múi các loại trái cây họ cam quýt. Hesperidin được dùng để điều trị các trường hợp suy giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ…Chế độ dinh dưỡng thiếu Hesperidin sẽ làm giảm chức năng của các mao mạch gây ra chứng đau chân.

3. HẠT DẺ NGỰA
Hạt dẻ ngựa được biết đến với tên Horse Chestnut có nguồn gốc từ Hy Lạp. Trong hạt dẻ ngựa có chứa chất Aescin có tác dụng bảo vệ các mao mạch khỏi bị nứt, vỡ khi bị dồn khối.
Ngoài ra, cây dẻ ngựa còn có khả năng làm giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch và khả năng kiểm soát tình trạng đó. Nó giúp cho sự phát triển vững chắc của các thành tĩnh mạch khi chúng bị lỏng hoặc căng phòng do tĩnh mạch bị giãn, bị dồn khối hoặc gây ra các vấn đề tương tự. Nó cũng giúp làm giảm chứng phù nề và dùng để chữa các vết loét ở chân, chứng tĩnh mạch bị giãn, bị dồn khối hoặc bị cứng. Thuốc sắc từ vỏ hoặc lá cây có thể dùng làm thuốc có chất se trị các chứng giãn tĩnh mạch.
Trái dẻ ngựa là một phương thuốc tuyệt vời trị chứng giãn tĩnh mạch và sưng phù.

4. Hạt nhỏ và quả nho
Từ xưa, quả nho đã được nhân dân ta và nhiều nước trên thế giới sử dụng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Trong đông y, vị thuốc này được dùng để thông thủy đạo, trừ phong hàn, tê thấp, làm nhẹ mình mẩy, mạnh thần trí.
Còn đối với chứng giãn tĩnh mạch thì trong vỏ hạt nho có chứa Resveratro có tác dụng tốt thành mạch trong cơ thể, củng cố hệ tim mạch.
Hơn nữa, trong hạt nho có chứa chất Proanthocyanidin là “chất chống ôxy hóa siêu đẳng" có tác dụng rất mạnh mẽ trong việc giúp cơ thể chống lại sự lão hóa.

5. MĂNG TÂY
Nếu bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch thì măng tây là một loại thực phẩm lý tưởng đáng để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Bởi măng tây chứa nhiều hợp chất Flavanones có tên là rutin có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, củng cố các mao mạch và duy trì độ mềm dẻo của thành mạch. Vì vậy măng tây còn được ứng dụng vào điều trị rối loạn các chức năng tĩnh mạch, giãn hay suy yếu tĩnh mạch.

6. KIỀU MẠCH
Cây tam giác mạch hay còn gọi là kiều mạch. Khi non có thể dùng như một loại rau, hạt của cây này có thể xay ra làm bánh, nấu cháo hoặc chế biến nhiều món ăn có lợi cho sức khỏe. Ở VN, thì hạt của cây này chưa được biết đến rộng rãi như một loại thực phẩm bổ dưỡng thơm ngon. Trong kiều mạch chứa một lượng lớn rutin, chất có tác dụng làm tăng sức bền của thành mạch vì vậy có khả năng ngăn ngừa giãn tĩnh mạch

Nếu bệnh nhân kết hợp thêm việc sử dụng sản phẩm Giatima sẽ rút ngắn được thời gian điều trị vì Giatima là sản phẩm đông y chính hiệu hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.
facebook.com/giatima.giantinhmach/photos_stream
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom