➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Trẻ biếng ăn làm thế nào là câu hỏi chung của các bậc làm cha mẹ, trẻ chậm tăng cân trong độ tuổi 1 – 2 khiến nhiều mẹ băn khoăn. Đây là giai đoạn bé chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm, ăn bột, cơ thể bé phải thay đổi rất nhiều để thích nghi với chế độ ăn mới.
- 1
Theo chuẩn tăng trưởng mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, bé trai 2 tuổi có cân nặng 12,2kg, bé gái 2 tuổi có cân nặng 11,5kg là bình thường. Nếu vượt quá 20% cân nặng ở trên thì bé bị thừa cân, nếu thấp hơn 20% cân nặng ở trên, bé bị suy dinh dưỡng.
Biếng ăn bẩm sinh là một trong những nguyên nhân khiến trẻ tăng cân chậm
Để trẻ có thể tăng cân tốt thì năng lượng cung cấp (đồ ăn thức uống hằng ngày cho trẻ) phải vượt năng lượng tiêu hao. Muốn tăng năng lượng cung cấp có nhiều cách như: Tăng thêm bữa, nếu trẻ ăn quá ít bữa: 2 - 3 bữa/ngày. Ở trẻ nhỏ, ngoài bữa ăn chính bé còn phải được ăn thêm 2 - 3 bữa phụ.
Nhưng trước bữa ăn chính một tiếng thì không nên cho trẻ ăn uống gì hết. Tăng thêm thức ăn vào từng bữa ăn cho trẻ. Có thể trẻ chỉ ăn hết nửa bát cơm, nhưng có thể cho trẻ ăn thêm một quả trứng luộc hoặc củ khoai lang nhỏ, chùm nhãn, vài cái bánh, nửa cái bánh bao hay quả chuối...
Tăng dầu mỡ trong bữa ăn chính để tăng năng lượng cung cấp cho trẻ. Hoặc có thể cho trẻ dùng thực phẩm cao năng lượng như sữa, bột đậu cao năng lượng. Ngoài ra, cũng có thể không tăng cung cấp nhưng giảm tiêu hao thì trẻ cũng tăng cân. Trẻ tiêu hao nhiều nhất là khi vận động, bị các bệnh như tiêu chảy, cảm cúm, viêm họng, giun sán nhiều. Vì vậy, ngoài cung cấp đủ năng lượng phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tẩy giun định kỳ (trẻ trên 2 tuổi tẩy giun 2 lần/năm).
_______________________________
Ở trẻ em có nhiều cháu biếng ăn (ăn ít, không muốn ăn) mặc dù cha mẹ rất quan tâm, lo lắng về vấn đề ăn uống của trẻ và thức ăn luôn có sẵn, đủ đầy. Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn. Thứ nhất là thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi của trẻ. Muốn trẻ ăn ngon miệng cần chế biến thức ăn sao cho phù hợp với trẻ và luôn thay đổi chủng loại thực phẩm cũng như cách chế biến. Biện pháp này không những vừa giúp trẻ ăn ngon, không chán ăn mà còn cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Một số bà mẹ cho rằng chỉ có một số loại thức ăn như các loại sữa đắt tiền, thịt bò, thịt lợn nạc, chim bồ câu, thịt gà… mới bổ và tốt cho trẻ và chế biến chỉ theo một kiểu nên trẻ ăn mãi sẽ chán.
Thực tế trẻ cần ăn đa dạng các loại thức ăn và tốt nhất là nên dùng các loại thực phẩm tươi để chế biến như: Dùng thịt, cá tươi thì tốt hơn so với ruốc, dùng thức ăn tươi thì tốt hơn các thực phẩm chế biến sẵn hoặc phơi khô. Lúc trẻ được 10-12 tháng, nếu trẻ không muốn ăn bột có thể chuyển sang ăn cháo. Và sau 12 tháng có thể chuyển sang ăn cơm nát. Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý: Dù ăn bột, ăn cháo hay ăn cơm, khẩu phần ăn của trẻ vẫn phải đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng - nghĩa là phải có đủ chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
Không nên ép trẻ ăn theo một chế độ cứng nhắc (ăn khoán). Những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã bị nhồi, ép ăn sẽ đâm ra chán và sợ ăn, có khi thành phản xạ, cứ thấy thức ăn là không muốn ăn và sinh chứng ngậm, mút thức ăn, làm cho bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Vì thế nên dỗ dành để trẻ cảm thấy thoải mái khi ăn, nếu trẻ ăn không hết suất thì không cố ép.
Có nhiều gia đình rất nuông chiều con, thường cho trẻ ăn bánh kẹo hoặc uống nước ngọt trước bữa ăn; Và đây cũng là một nguyên nhân làm cho trẻ chán ăn. Nước ngọt và bánh kẹo sẽ gây cảm giác “no giả tạo” khiến trẻ không muốn ăn nhưng thực chất là trẻ vẫn “đói”, vẫn bị thiếu dinh dưỡng vì các chất dinh dưỡng như đạm, béo, vitamin và muối khoáng chỉ có trong các thức ăn khác. Đó là chưa kể đến một số loại bánh, kẹo, nước ngọt có dùng các loại phẩm màu không được phép sử dụng chế biến thực phẩm, rất hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Trẻ biếng ăn cũng có thể do bị nhiễm ký sinh vật đường ruột như giun, sán… Cần giữ vệ sinh trong ăn uống và nơi ở cho trẻ. Nếu có điều kiện, nên làm xét nghiệm phân cho trẻ để tìm ký sinh trùng và điều trị kịp thời.
Khi đã loại trừ hết các nguyên nhân trên, trẻ có thể chán ăn do thiếu các men tiêu hóa nên thức ăn không được tiêu hóa hết. Trong trường hợp này, phân trẻ không mịn, thường có những hạt lổn nhổn gọi là phân sống. Bình thường trong cơ thể người có rất nhiều loại men để tiêu hóa các loại thức ăn (chất đạm, chất đường, chất béo…).
Các men tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, làm cho trẻ chóng đói, muốn ăn và ăn ngon miệng. Gặp phải những trường hợp này, có thể cho trẻ uống thêm men tiêu hóa và nên cho uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ dùng men tiêu hóa trong một thời gian nhất định, nếu uống kéo dài sẽ không tốt vì sẽ gây ức chế các tuyến tiêu hóa trong cơ chế sản xuất men.
TS. HOÀNG KIM THANH (Viện Dinh dưỡng - Sức khoẻ Đời sống)
Việt Báo (Theo_TuoiTre)
____________________________________________
phunuvn tổng hợp