Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh thường gặp ở những người ngồi lâu, ít vận động như người làm nghề lái xe, nhân viên văn phòng. Triệu chứng của bệnh này điển hình nhất là đau vai gáy, đau cổ…Vì vậy, bài tập dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ là rất cần thiết.
Với bài tập chúng tôi xin giới thiệu sau đây người bệnh có thể tự xoa bóp thông dụng và đơn giản để vận dụng khi cần thiết.
1.Động tác 1:
Ngồi thẳng người trên ghế, hai chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân, lưng thẳng, hai vai giữ nguyên cúi gập cằm tối đa vào ngực, hít vào khi thở ra ngửa cổ ra tối đa, đưa đầu trở về tư thế bình thường vẫn giữ nguyên vai nghiêng đầu sang trái, rồi sang phải (kết hợp hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.
2. Động tác 2:
Vẫn ngồi ở tư thế trên, giữ nguyên vai, gập đầu vuông góc với thân và quay tròn cổ theo kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ (kết hợp hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.
3. Động tác 3:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai tay xuôi theo thân, lấy phần cao nhất của mông và phần nhô cao nhất của đầu (phía sau) làm điểm tựa nâng vai và thân lên như hình cái thuyền (hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.
4. Động tác 4:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng chống hai chân, hai bàn tay bắt chéo nhau đưa ra sau gáy. Dùng sức của cổ và hai tay đưa đầu về phía đầu gối của hai chân (hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 nhịp.
5. Động tác 5:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai chân co, bắt chéo chân (gót chân nọ để trên gối chân kia) hai bàn tay đan chéo vào nhau đưa ra sau gáy đưa khuỷu tay bên này về phía gối bên đối diện (bắt chéo). Hít vào thở ra đều đặn, làm từ 10 đến 20 nhịp.
6. Động tác 6:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai tay xuôi theo thân. Dùng sức của cổ và lưng đưa thân về phía trước, áp mặt càng sát hai đầu gối càng tốt. Hít vào thở ra đều. Làm 10 nhịp.
Bên cạnh đó người bị thoái hóa đốt sống cổ cần kết hợp một số động tác xoa bóp, vận động cổ như:
Nghiêng cổ sang trái rồi sang phải mỗi bên 10 lần sao cho tai áp sát vai càng nhiều càng tốt, chú ý phải giữ cột sống lưng và thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng.
Cúi cổ về phía trước, cố gắng để cằm tỳ vào ngực càng nhiều càng tốt, ngửa cổ về phía sau sao cho gáy tựa vào vai, luân phiên hai động tác mỗi phía từ 10 – 15 lần.
Quay cổ: cúi đầu phía trước rồi quay cổ về phía vai trái, phía sau, phía vai phải rồi trở lại như trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, luân phiên mỗi chiều 5 lần, yêu cầu động tác phải chậm rãi, liên tục và đều đặn.
Nhấc vai: tự nhấc vai trái rồi đến vai phải, luân phiên mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng một lúc 10 lần
Để đạt kết quả tốt người bệnh cần kiên trì luyện tập thường xuyên. Trong khi tập cần tạo được cảm giác thoải mái dễ chịu. Nếu quá sức hoặc thấy đau thì nên ngừng lại. Chúc bạn thành công!
Với bài tập chúng tôi xin giới thiệu sau đây người bệnh có thể tự xoa bóp thông dụng và đơn giản để vận dụng khi cần thiết.
1.Động tác 1:
Ngồi thẳng người trên ghế, hai chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân, lưng thẳng, hai vai giữ nguyên cúi gập cằm tối đa vào ngực, hít vào khi thở ra ngửa cổ ra tối đa, đưa đầu trở về tư thế bình thường vẫn giữ nguyên vai nghiêng đầu sang trái, rồi sang phải (kết hợp hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.
2. Động tác 2:
Vẫn ngồi ở tư thế trên, giữ nguyên vai, gập đầu vuông góc với thân và quay tròn cổ theo kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ (kết hợp hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.
3. Động tác 3:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai tay xuôi theo thân, lấy phần cao nhất của mông và phần nhô cao nhất của đầu (phía sau) làm điểm tựa nâng vai và thân lên như hình cái thuyền (hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.
4. Động tác 4:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng chống hai chân, hai bàn tay bắt chéo nhau đưa ra sau gáy. Dùng sức của cổ và hai tay đưa đầu về phía đầu gối của hai chân (hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 nhịp.
5. Động tác 5:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai chân co, bắt chéo chân (gót chân nọ để trên gối chân kia) hai bàn tay đan chéo vào nhau đưa ra sau gáy đưa khuỷu tay bên này về phía gối bên đối diện (bắt chéo). Hít vào thở ra đều đặn, làm từ 10 đến 20 nhịp.
6. Động tác 6:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai tay xuôi theo thân. Dùng sức của cổ và lưng đưa thân về phía trước, áp mặt càng sát hai đầu gối càng tốt. Hít vào thở ra đều. Làm 10 nhịp.
Bên cạnh đó người bị thoái hóa đốt sống cổ cần kết hợp một số động tác xoa bóp, vận động cổ như:
Nghiêng cổ sang trái rồi sang phải mỗi bên 10 lần sao cho tai áp sát vai càng nhiều càng tốt, chú ý phải giữ cột sống lưng và thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng.
Cúi cổ về phía trước, cố gắng để cằm tỳ vào ngực càng nhiều càng tốt, ngửa cổ về phía sau sao cho gáy tựa vào vai, luân phiên hai động tác mỗi phía từ 10 – 15 lần.
Quay cổ: cúi đầu phía trước rồi quay cổ về phía vai trái, phía sau, phía vai phải rồi trở lại như trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, luân phiên mỗi chiều 5 lần, yêu cầu động tác phải chậm rãi, liên tục và đều đặn.
Nhấc vai: tự nhấc vai trái rồi đến vai phải, luân phiên mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng một lúc 10 lần
Để đạt kết quả tốt người bệnh cần kiên trì luyện tập thường xuyên. Trong khi tập cần tạo được cảm giác thoải mái dễ chịu. Nếu quá sức hoặc thấy đau thì nên ngừng lại. Chúc bạn thành công!
chuabenhkhop.vn