Lớn lên trong gia đình nghèo, Phước đã sớm thấm cảnh thiếu trước hụt sau, bữa no bữa đói. Cha mẹ chia tay khi Phước mới học lớp 9. Kể từ đó, người cha cũng đi biệt, chỉ còn Phước và hai em gái cùng người mẹ bệnh tật nương tựa vào nhau.
Người mẹ [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url]: “Ngay từ bé nó đã thiếu thốn tình cảm của cha nhưng chưa bao giờ nó than phiền khó khăn hay đòi hỏi vật chất. Nó luôn tỏ vẻ rắn rỏi và ra dáng người anh cả thay cha làm trụ cột trong gia đình”.
Thấy gia cảnh khó khăn, Phước nhường cơ hội học hành cho hai em, ở nhà đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Thương con, người mẹ đã khuyên nhủ con tiếp tục đi học, có thể tranh thủ theo các chú đi chài vào ban đêm để kiếm thêm.
Bà kể, có lần Phước bỏ học đi bắt cá bị bà đánh. “Hay tin con trốn học, tôi bực lắm, nghĩ nhà đã nghèo con không thương công mẹ cho ăn học mà còn ham chơi nên đánh nó. Đến khi ngồi nấu ăn, nghe nó lén lút đưa tiền cho hai em tôi mới té ngửa. Thì ra, hai em thiếu tiền mua đồ dùng học tập nên bị cô giáo phạt. Không muốn em xin tiền mẹ, Phước đi bắt cá đem ra chợ bán lấy tiền cho em. Nghe con nói mà tôi đứt từng khúc ruột. Càng nghĩ càng thương con”, người mẹ thổn thức.
Cảnh nghèo bủa vây khi mẹ bệnh tật, em út học hành tốn kém nên sau khi thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Phước đã đi làm. Sau đó, Phước may mắn được một đội bóng ở Đà Nẵng nhận ký hợp đồng...
Hai cô em gái của Phước có mặt tại phiên tòa kể lại, ngày Phước đi đá bóng, tiền lương hợp đồng cũng chẳng là bao nhưng vì muốn mẹ vui và yên tâm nên hằng tháng làm được bao nhiêu Phước gửi hết về cho mẹ. “Có lần lên thăm anh, nhìn mấy anh cùng phòng đi nhậu nhưng anh chỉ lúi húi ở nhà, hỏi ra thì anh nói không dám đi vì sẽ tiêu tiền của mẹ”, một người em bảo.
Hết hợp đồng, do sức khỏe yếu nên Phước không được ký tiếp. Lặn lội đi tìm việc mới nhưng sợ mẹ lo lắng, Phước giấu biệt. “Nó thôi đá bóng, tiền lương không có nhưng vì sợ tôi lo nên hằng tháng vẫn gửi tiền về đều đặn. Chỉ duy nhất một lần nó nói dồn tiền mua xe máy nên không gửi về được. Nào ngờ, đó là lúc nó khó khăn tận cùng”, mẹ của Phước kể tiếp.
Trong cơn túng bấn, một ngày nọ, khi đi ngang một tiệm vàng, Phước đã nảy ý định cướp giật. Nghĩ vậy nhưng Phước không dám làm, vào hỏi giá vàng rồi bỏ đi. Tuy nhiên, sau đó Phước quay lại hỏi mua vàng rồi giật sợi dây trên tay người bán bỏ chạy.
Tại tòa, Phước hối hận: “Tôi không biết tại sao mình làm vậy, tôi mất việc nhưng không thể vì vậy mà có hành động sai quấy khiến mẹ và các em lo. Tôi… tôi sai rồi”. Nói rồi Phước cúi đầu nhìn mẹ.
“Ngày nghe tin con bị bắt, tôi không tin nổi vào tai mình. Nó vốn chăm ngoan, hiền lành. Mỗi độ về thăm nó còn nhắc tôi phải nghiêm khắc với hai em để các em không hư hỏng. Ai ngờ… nên cơ sự này”. Nói rồi người mẹ cúi xuống chỉnh lại gói cá khô mang theo định để đưa con làm đồ ăn khi vào trại.
Tranh thủ lúc tòa nghị án, hỏi Phước về những trăn trở của mình, bị cáo buồn bã: “Em muốn tiếp tục đi làm để kiếm tiền sau này vào đại học. Em từng hứa chỉ chậm lại tương lai chứ không thể bỏ tương lai. Nhưng giờ thì… em khó có cơ hội rồi”. Mẹ Phước khóc: “Lần vào thăm trước, nó nói muốn tiếp tục học nhưng giờ nó có tiền án thì không biết có ai cho đi học, ai nhận nó vào làm nữa không đây…”.
Sau khi xem xét, TAND Đà Nẵng nhận định hành vi của Phước là nhất thời, bị cáo có nhân thân tốt, có cống hiến cho ngành thể thao… nên giảm án cho Phước từ 12 tháng tù xuống còn 6 tháng 9 ngày tù (bằng với thời hạn tạm giam).
Theo chân Phước đi làm thủ tục trả tự do, người mẹ mừng rơn: “Con được về là mừng rồi”. Bà lấy vạt áo lau mồ hôi trên mặt rồi khẽ hôn lên áo con. Nhìn gói cá khô mẹ mang theo làm quà, Phước khóc rồi nói: “Vì con mà mẹ buồn, vì con mà mẹ phải khổ”…
Theo Pháp luật TP HCM
Người mẹ [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url]: “Ngay từ bé nó đã thiếu thốn tình cảm của cha nhưng chưa bao giờ nó than phiền khó khăn hay đòi hỏi vật chất. Nó luôn tỏ vẻ rắn rỏi và ra dáng người anh cả thay cha làm trụ cột trong gia đình”.
Thấy gia cảnh khó khăn, Phước nhường cơ hội học hành cho hai em, ở nhà đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Thương con, người mẹ đã khuyên nhủ con tiếp tục đi học, có thể tranh thủ theo các chú đi chài vào ban đêm để kiếm thêm.
Bà kể, có lần Phước bỏ học đi bắt cá bị bà đánh. “Hay tin con trốn học, tôi bực lắm, nghĩ nhà đã nghèo con không thương công mẹ cho ăn học mà còn ham chơi nên đánh nó. Đến khi ngồi nấu ăn, nghe nó lén lút đưa tiền cho hai em tôi mới té ngửa. Thì ra, hai em thiếu tiền mua đồ dùng học tập nên bị cô giáo phạt. Không muốn em xin tiền mẹ, Phước đi bắt cá đem ra chợ bán lấy tiền cho em. Nghe con nói mà tôi đứt từng khúc ruột. Càng nghĩ càng thương con”, người mẹ thổn thức.
Cảnh nghèo bủa vây khi mẹ bệnh tật, em út học hành tốn kém nên sau khi thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Phước đã đi làm. Sau đó, Phước may mắn được một đội bóng ở Đà Nẵng nhận ký hợp đồng...
Hai cô em gái của Phước có mặt tại phiên tòa kể lại, ngày Phước đi đá bóng, tiền lương hợp đồng cũng chẳng là bao nhưng vì muốn mẹ vui và yên tâm nên hằng tháng làm được bao nhiêu Phước gửi hết về cho mẹ. “Có lần lên thăm anh, nhìn mấy anh cùng phòng đi nhậu nhưng anh chỉ lúi húi ở nhà, hỏi ra thì anh nói không dám đi vì sẽ tiêu tiền của mẹ”, một người em bảo.
Hết hợp đồng, do sức khỏe yếu nên Phước không được ký tiếp. Lặn lội đi tìm việc mới nhưng sợ mẹ lo lắng, Phước giấu biệt. “Nó thôi đá bóng, tiền lương không có nhưng vì sợ tôi lo nên hằng tháng vẫn gửi tiền về đều đặn. Chỉ duy nhất một lần nó nói dồn tiền mua xe máy nên không gửi về được. Nào ngờ, đó là lúc nó khó khăn tận cùng”, mẹ của Phước kể tiếp.
Tại tòa, Phước hối hận: “Tôi không biết tại sao mình làm vậy, tôi mất việc nhưng không thể vì vậy mà có hành động sai quấy khiến mẹ và các em lo. Tôi… tôi sai rồi”. Nói rồi Phước cúi đầu nhìn mẹ.
“Ngày nghe tin con bị bắt, tôi không tin nổi vào tai mình. Nó vốn chăm ngoan, hiền lành. Mỗi độ về thăm nó còn nhắc tôi phải nghiêm khắc với hai em để các em không hư hỏng. Ai ngờ… nên cơ sự này”. Nói rồi người mẹ cúi xuống chỉnh lại gói cá khô mang theo định để đưa con làm đồ ăn khi vào trại.
Tranh thủ lúc tòa nghị án, hỏi Phước về những trăn trở của mình, bị cáo buồn bã: “Em muốn tiếp tục đi làm để kiếm tiền sau này vào đại học. Em từng hứa chỉ chậm lại tương lai chứ không thể bỏ tương lai. Nhưng giờ thì… em khó có cơ hội rồi”. Mẹ Phước khóc: “Lần vào thăm trước, nó nói muốn tiếp tục học nhưng giờ nó có tiền án thì không biết có ai cho đi học, ai nhận nó vào làm nữa không đây…”.
Sau khi xem xét, TAND Đà Nẵng nhận định hành vi của Phước là nhất thời, bị cáo có nhân thân tốt, có cống hiến cho ngành thể thao… nên giảm án cho Phước từ 12 tháng tù xuống còn 6 tháng 9 ngày tù (bằng với thời hạn tạm giam).
Theo chân Phước đi làm thủ tục trả tự do, người mẹ mừng rơn: “Con được về là mừng rồi”. Bà lấy vạt áo lau mồ hôi trên mặt rồi khẽ hôn lên áo con. Nhìn gói cá khô mẹ mang theo làm quà, Phước khóc rồi nói: “Vì con mà mẹ buồn, vì con mà mẹ phải khổ”…
Theo Pháp luật TP HCM