➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Viêm Đại tràng co thắt là bệnh liên quan đến tiêu hóa nên chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân cần được đặc biệt chú ý. Một thực đơn ăn uống hợp lý lành mạnh không những giúp người bệnh giảm bớt cơn đau mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Hiện nay, có rất nhiểu loại thực phẩm để bệnh nhân lựa chọn tuy nhiên bạn cần biết những loại nào phù hợp với mình để lựa chọn đúng giúp bảo vệ sức khỏe.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng viêm đại tràng lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động chức năng như tăng co thắt, rối loạn đi tiêu, giảm hấp thu các dưỡng chất. Ngoài ra, còn một số trường hợp không do viêm nhiễm mà bị rối loạn thần kinh chức năng cũng gây ra những triệu chứng tương tự.
Bệnh nhân viêm Đại trạng nói chung và viêm Đại tràng co thắt nói riêng nên ăn đủ các nhóm thực phẩm để đảm bảo dưỡng chất, năng lượng theo cân nặng và mức độ hoạt động của cơ thể; nên ăn uống điều độ vừa mức, không kiêng khem quá để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
Theo đó, chế độ ăn khuyến cáo: chất đạm (protein): 1g/kg/1ngày. Năng lượng: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tuỳ theo từng bệnh nhân. Chất béo: ăn hạn chế, không quá 15 g/ngày. Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
Các thực phẩm nên chọn như thịt nạc bỏ da, sữa đậu nành, sữa không có lactose, yaourt; các thực phẩm giàu omega 3 như các loại cá cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi (những chất béo này ngoài việc tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể còn có tác dụng chống viêm); các loại tinh bột như cơm, bánh mỳ, ngũ cốc. Các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải, nên chọn rau lá non luộc mềm hay củ, đậu nấu mềm, các loại quả chín.
Điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý
- Các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý người bệnh cần tránh thực phẩm cứng như rau sống, xương sụn để tránh tổn thương vết loét.
- Không nên uống rượu, bia, cà phê vì gây kích thích đại tràng.
- Trứng, thịt mỡ, món chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa cải chua, mắm, nước ngọt có gas… cũng nên hạn chế để không gây đầy bụng, rối loạn đi tiêu.
- Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
- Với người bị viêm Đại tràng, một bữa ăn quá nhiều năng lượng, nhất là nhiều chất béo sẽ không tốt. Do đó, người bệnh nên chia nhiều bữa nhỏ để đảm bảo năng lượng.
- Trong trường hợp người bệnh bị táo bón, cần giảm chất béo, tăng chất xơ đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose…
- Nếu bị tiêu chảy, người bệnh tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ.
Người bị viêm đại tràng co thắt chú ý ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa hoặc ăn các món ăn lạ. Ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân phải có tinh thần lạc quan, yêu đời, an tâm điều trị. Có chế độ thể dục hợp lý để tăng cường sức khỏe, tránh lo âu, phiền muộn nếu không bệnh có thể nặng thêm.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng viêm đại tràng lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động chức năng như tăng co thắt, rối loạn đi tiêu, giảm hấp thu các dưỡng chất. Ngoài ra, còn một số trường hợp không do viêm nhiễm mà bị rối loạn thần kinh chức năng cũng gây ra những triệu chứng tương tự.
Bệnh nhân viêm Đại trạng nói chung và viêm Đại tràng co thắt nói riêng nên ăn đủ các nhóm thực phẩm để đảm bảo dưỡng chất, năng lượng theo cân nặng và mức độ hoạt động của cơ thể; nên ăn uống điều độ vừa mức, không kiêng khem quá để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
Theo đó, chế độ ăn khuyến cáo: chất đạm (protein): 1g/kg/1ngày. Năng lượng: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tuỳ theo từng bệnh nhân. Chất béo: ăn hạn chế, không quá 15 g/ngày. Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
Các thực phẩm nên chọn như thịt nạc bỏ da, sữa đậu nành, sữa không có lactose, yaourt; các thực phẩm giàu omega 3 như các loại cá cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi (những chất béo này ngoài việc tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể còn có tác dụng chống viêm); các loại tinh bột như cơm, bánh mỳ, ngũ cốc. Các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải, nên chọn rau lá non luộc mềm hay củ, đậu nấu mềm, các loại quả chín.
Điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý
- Các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý người bệnh cần tránh thực phẩm cứng như rau sống, xương sụn để tránh tổn thương vết loét.
- Không nên uống rượu, bia, cà phê vì gây kích thích đại tràng.
- Trứng, thịt mỡ, món chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa cải chua, mắm, nước ngọt có gas… cũng nên hạn chế để không gây đầy bụng, rối loạn đi tiêu.
- Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
- Với người bị viêm Đại tràng, một bữa ăn quá nhiều năng lượng, nhất là nhiều chất béo sẽ không tốt. Do đó, người bệnh nên chia nhiều bữa nhỏ để đảm bảo năng lượng.
- Trong trường hợp người bệnh bị táo bón, cần giảm chất béo, tăng chất xơ đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose…
- Nếu bị tiêu chảy, người bệnh tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ.
Người bị viêm đại tràng co thắt chú ý ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa hoặc ăn các món ăn lạ. Ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân phải có tinh thần lạc quan, yêu đời, an tâm điều trị. Có chế độ thể dục hợp lý để tăng cường sức khỏe, tránh lo âu, phiền muộn nếu không bệnh có thể nặng thêm.
daitrang.net