Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Đau Thần Kinh Tọa

tambinh

New member
User ID
113298
Tham gia
14 Tháng ba 2016
Bài viết
132
Điểm tương tác
0
Tuổi
37
Đồng
5
Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa thì thường có triệu chứng tê dọc đường đi của dây thần kinh tọa: có thể đau từ thắt lưng lan xuống mông, dọc theo đùi xuống đến cẳng, bàn chân. Vì vậy, người bệnh khi có các triệu chứng trên cần đến khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời tránh tình trạng bệnh nặng gây những biến chứng nặng nề.

Các lưu ý khi bị bệnh đau thần kinh tọa

Khi bệnh mới có dấu hiệu đau cần phải đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa, không nên để bệnh tiến triển nặng mới đi chữa khi đó sẽ rất khó khăn trong điều trị và việc điều trị sẽ rất tốn kém, mà hiệu quả không cao.

Cùng với việc đi khám, người bệnh lưu ý có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên tham công tiếc việc sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bệnh nhân có thể nằm sấp người hoặc nằm ngửa co chân sẽ đỡ đau hơn. Khi có nguy cơ lún và di lệch cột sống các bác sĩ sẽ cố định đai nẹp, yếm, áo chỉnh hình thắt lưng, và chỉ định nằm nghỉ tuyệt đối. Chỉ sau khi bệnh đã dần ổn định, người bệnh mới từ từ tập vận động lại.

Các phương pháp can thiệp chữa đau thần kinh tọa

Trong trường hợp 2-3 tháng sử dụng các biện pháp bên trên mà bệnh không không thuyên giảm thì các bác sĩ sẽ tiến hành một số bước can thiệp để điều trị đau thần kinh tọa:

Phong bế chọn lọc thần kinh

Là phương pháp sử dụng máy tăng sáng truyền hình (C-arm) để định vị chính xác vị trí của rễ thần kinh cần can thiệp, sau đó tiêm thuốc vào trực tiếp ngay khu vực đó nhằm làm giảm viêm, giảm đau. Kỹ thuật này vừa có tác dụng điều trị vừa có tác dụng chẩn đoán đúng tầng đốt sống bị tổn thương. Đặc biệt nó có hiệu quả cho những bệnh nhân chống chỉ định với phẫu thuật, vì chỉ cần gây tê tại chỗ, can thiệp tối thiểu.

Phẫu thuật

Tùy vào nguyên nhân gây đau thần kinh tọa mà có phương pháp phẫu thuật thích hợp. Nếu cột sống bị chèn ép mà không mất vững thì chỉ cần giải ép bằng các phương pháp như: mổ mở tối thiểu, mổ vi phẫu qua ống banh hay phẫu thuật nội soi. Trong trường hợp cột sống bị chèn ép kèm trượt hay mất vững thì ngoài việc giải ép sẽ cần đặt thêm dụng cụ cố định lại cột sống mất vững.

tebuonchantay.net
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom